Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

LẢM NHẢM VỀ VĂN HÓA & GÁI MIỀN TÂY.

$
0
0


Bài của thánh Ku Búa, tôi khuân về từ http://www.triethocduongpho.com/. Giời nóng không mặc quần nên tít...để nguyên, hehe. Vì đéo có gì để rút:))

***

Hiện tượng, nếu có thể gọi là hiện tượng, lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc đã trở thành một trào lưu trong một thập niên gần đây ở Việt Nam. Ước tính cho tới nay đã có hơn 120,000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và 40,000 lấy chồng Hàn Quốc. Người Việt Nam nhờ phong trào lấy chồng chớp nhoáng này đã gần như trở thành một dân tộc thiểu số ở Đài Loan và Hàn Quốc. Tiếng Việt đã phổ biến tới độ có thể thấy được bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt ở sân bay Đài Bắc và Incheon.

Nhưng muốn nghe hay không nghe thì có một thực tế nhạy cảm là, đại đa số những phụ nữ lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc là người Miền Tây. Điều này rất lạ. Tại sao lại là gái miền Tây? Bài viết này phân tích từ phía cạnh văn hóa vì sao đại đa số phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc lại là con gái Miền Tây. Không phải ngẫu nhiên đâu.

Bài viết này rất nhạy cảm và sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của rất nhiều người. Tôi thực hiện bài viết này không phải để chê bai hay soi moi bất cứ một vùng miền riêng biệt nào. Tôi chỉ muốn phân tích và giải thích hiện tượng từ phía cạnh văn hóa dựa theo kinh nghiệm cá nhân, những nhận xét của bạn bè và người thân, những nhận xét về văn hóa trong kho tàng văn học và những quan sát thực tế.


Khổng giáo và gái miền Tây.

Người Việt đã bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo (Nho Giáo) rất nặng. Ở các thành phố lớn thì sự cũng như tầm ảnh hưởng của Khổng Giáo đã bị hạn chế và lấn áp bởi sự hiện đại hóa của đất nước. Nhưng ở những vùng nông thôn, sự ảnh hưởng của Khổng Giáo vẫn còn rất nặng. Những giá trị của Khổng Giáo vẫn còn được truyền đạt trực tiếp và gián tiếp qua từng thế hệ. Trong bài viết này tôi sẽ không nói đến các vùng miền khác mà chỉ nói về Miền Tây.

Tôi sẽ không nói chuyên Khổng Giáo, chỉ những giá trị chính, đó là Tam Tòng Tứ Đức.

Tam tòng:
Tại gia tòng phụ: con gái ở nhà phải vâng lời cha mẹ.
Xuất giá tòng phu: con gái khi qua nhà chồng là dâu phải nghe lời chồng. Đã lấy chồng là trở thành người của nhà chồng.
Phu tử tòng tử: khi chồng chết phải đi theo.

Tứ Đức:
Công: con gái phải biết nữ công gia chánh, việc nội trợ, việc nhà. Việc đi làm kiếm tiền là việc trọng đại để con trai làm.
Dung: con gái phải biết chăm sóc hình thức bản thân, làm đẹp bản thân.
Ngôn: con gái phải ăn nói nhỏ ngọt, dịu dàng, luôn làm mềm lòng người khác.
Hạnh: con gái phải hiếu thảo, chung thủy, kính trên nhường dưới, sống phải biết vị thế của mình trong xã hội, không ăn nói lớn tiếng, luôn giữ ôn hòa.



Gái Miền Tây nổi tiếng là đảm đang, nét na đoan trang thùy mị là vậy. Họ sẵn sang hy sinh đời mình cho cha mẹ và gia đình, một đức tính hiếm thấy ở các miền khác. Nhưng cũng vì đức tính đó nên họ đã bị kìm nén sự phát triển của bản thân.

Ngay từ nhỏ, cha mẹ Miền Tây đã trực tiếp hoặc gián tiếp dạy cho con gái họ Tam Tòng Tứ Đức. Con gái trong văn hóa gia đình người Miền Tây thì phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ. Khi lớn lên nhiệm vụ chính của họ không phải là xây dựng sự nghiệp mà là lấy chồng và sinh con đẻ cái. Con gái sinh ra là ở nhà cha mẹ, phụ mẹ việc nội trợ để con cha và anh em trai làm việc lớn.

Khi lấy chồng thì phải qua nhà chồng sống để phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ chồng, vì khi đã lấy chồng là con nhà chồng. Khi có thu nhập và ổn định cuộc sống thì phải báo hiếu với cha mẹ. Hàng tháng phải phụ cha mẹ chút tiền coi như tiền hiếu thảo, nếu không thì sẽ bị nói là bất hiếu. Cha mẹ nào có con cái gửi tiền về cho mình thì coi đó là một vinh dự và rất tự hào đi khoe với mọi người. Niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ Miền Tây nếu con gái là khi con gái mình lấy được một người chồng giàu có để cả gia đình mình được ở nhờ.

Văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây.

So về địa lý cũng như tài nguyên môi trường, người Miền Tây có thể nói là sống sướng và dư giả nhất trong các vùng miền ở Việt Nam. Miền Bắc và Trung thì khô cằn, còn Miền Tây thì hoàn toàn ngược lại. Trời ban tặng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) một vùng đất mát mẻ, trái cây dư thừa, ruộng lúa cò bay thẳng cánh.

Người Miền Tây thay vì phải làm việc cực nhọc như các vùng khác để kiếm miếng ăn, họ chỉ cần làm việc rất ít cũng có miếng ăn. Người miền Bắc và Trung thức khuya dậy sớm để làm việc nhưng không đủ ăn. Nhưng nguời Miền Tây thì thoải mái vui chơi, chỉ cần đi ra con sông là bắt được còn cá, gạo thì 1 năm chỉ cần thu hoạch 1 mùa là đủ ăn cho vài năm.

Ngày qua ngày, năm qua năm, rồi thế hệ này qua thế hệ khác, tư duy không cần làm nhiều cũng đủ ăn, làm ít cũng dư giả, không cần làm gì cũng không chết đói. Vì lương thực, tài nguyên tự nhiên và ruộng lúa quá dư thừa. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây. Nếu bạn có dịp đi Miền Tây thì bạn sẽ thấy con người Miền Tây rất dễ thương, lúc nào cũng vui cười. Họ sống không có âu lo, họ đi bộ chậm chạp như thời gian không là vấn đề. Đó là lối sống của người Miền Tây.

Quan niệm về con gái của người Miền Tây.

Như đã nói, theo Khổng Giáo và văn hóa người Miền Tây, con gái chỉ lo việc nội trợ để cho đàn ông con trai ra ngoài làm việc lớn. Nghĩa là con gái ở nhà lo nấu cơm, đi chợ, giặt đồ, quét nhà, vì mấy chuyện đó là chuyện cho con gái. Còn việc ra ngoài xã hội đi làm kiếm tiền là nhiệm vụ của con trai. Văn hóa người Miền Tây không khuyến khích con gái phát triển hay tiến thân trong xã hội.

Con gái không cần học cao, học nhiều hay học giỏi. Vì con gái trước sau gì cũng lấy chồng rồi sinh con. Học cao học nhiều làm gì cho mắc công? Con gái nên lo làm đẹp, ăn mặc đẹp để sau này kiếm một người chồng tốt và giàu có để giúp ích cho gia đình.

Những quan niệm về tình yêu và hôn nhân của con gái Miền Tây.


Được nuôi dưỡng trong hệ tư tưởng Khổng Giáo và nền văn hóa sông nước nên con gái Miền Tây khi trưởng thành đã có những quan điểm và giá trị sống đặc trưng.
Con trai, người yêu phải có trách nhiệm với mình. Muốn yêu mình thì phải trả tiền.
Khi đi ăn hoặc đi chơi, con gái Miền Tây sẽ để cho con trai trả tiền thay họ, và họ cảm thấy rất tự hào.

Khi mối quan hệ tiến xa hơn thì trả tiền hỗ trợ hàng tháng. Con trai phải mua đồ ăn, dụng cụ, và phải sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ con gái về mọi mặt.
Người yêu của mình không chỉ đơn thuần là một người mình yêu, mà là một người mình và gia đình mình có thể dựa vào.

Khi mối quan hệ càng tiến xa hơn, tới giai đoạn dẫn về nhà ra mắt, thì người con trai phải lễ phép và lịch sự với gia đình cha mẹ của cô gái.

Khi tới nhà chơi phải mang quà thì cha mẹ mới tiếp đón nồng hậu. Vì trong mắt của cha mẹ Miền Tây, con gái mình sinh ra, bây giờ ai muốn cưới nó phải trả lễ nghĩa cho mình, vì đó là công lao của mình nuôi nó lớn khôn.

Cha mẹ Miền Tây sẽ soi moi con trai nhất là về của cải vật chất. Dù không nói trực tiếp nhưng họ yêu cầu người con trai phải hỗ trợ họ nếu muốn cưới con gái họ.

Trong cái nhìn của con gái Miền Tây họ coi đây là một điều hiễn nhiên, vì từ nhỏ tới lớn họ đã được dạy như vậy. Nhưng trong một xã hội hiện đại và trong thời bình đẳng giới tính, hành động đó được coi là… ăn bám.

Con gái Miền Tây xét tuyển người yêu mình dựa theo cơ sở vật chất của người đó và mức độ chịu chi. Không phải tất cả, nhưng có thể nói là đại đa số.

Người yêu trong con mắt gái Miền Tây phải là một người có đủ cơ sở vật chất để lo cho cô ấy và gia đình cô ấy. Anh ta không đơn thuần chỉ là một cá nhân, mà là chỗ dựa vật chất.

Một người con trai khi muốn cưới một cô gái Miền Tây phải có trên dưới 50-100 triệu để cho việc lễ cưới, tiền cưới, tiền phụng dưỡng gia đình vợ. Ai mà không có thì sẽ mất giá trị trong mắt cha mẹ vợ.

Người mẫu Ngọc Trinh đã có 1 câu nói kinh điển “tôi bỏ anh kia vì ta chỉ lo cho tôi mà không lo cho gia đình tôi.” Đó không đơn thuần là cách suy nghĩ cá nhân mà nét văn hóa của các cô gái Miền Tây.



Gái Miền Tây và hiện tượng lấy chồng ngoại.

Không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng Đài Loan Hàn Quốc là gái Miền Tây đâu. Sau đây là những tố chất văn hóa khiến họ trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà môi giới hôn nhân.

Như đã nói, gái Miền Tây bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo – Tam Tòng, Tứ Đức – nên họ cam chịu chứ không phấn đấu. Vì từ nhỏ họ đã được dạy “tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu”. Khi đã lấy chồng, sống ở nhà chồng là người của bên nhà chồng. Phải ngoan và vâng lời chồng và phục vụ gia đình chồng. Nếu không sẽ bị cho là con dâu hư, nếu gia đình chồng trả về cho nhà gái thì cô gái sẽ bị coi như một sự sỉ nhục, làm mất danh dự gia đình.

Gái Miền Tây không được dạy phải đi làm tự lực để phát triển, mà chỉ làm đẹp để lớn lên lấy chồng cho cha mẹ nhờ. Nên việc gia đình thúc đẩy họ lấy chồng ngoại để được nhà chồng cung cấp tiền cưới và tiền phụng dưỡng là điều gần như tự nhiên trong văn hóa người Miền Tây. Con gái lấy chồng, nhà chồng trả tiền cho nhà gái. Trong mắt cha mẹ Miền Tây, đó là cách con gái mình báo hiếu với mình. Còn trong mắt con gái Miền Tây, đó là cách nhanh nhất để mình báo hiếu cha mẹ để trả ơn cha mẹ đã nuôi mình lớn lên.

Hầu hết các cô gái đó lớn lên trong gia đình nghèo ở các vùng nôn thôn, nên không được tiếp cận với sự hiện đại hóa của xã hội. Trong tư duy của họ, họ chỉ biết lấy chồng để lo cho gia đình. Đây là một nhận xét rất khó chấp nhận và đụng chạm tới rất nhiều người nhưng suy cho cùng, rất khó để chối bỏ.

Cha mẹ Miền Tây rất tự hào khi con mình lấy chồng giàu và gửi tiền về cho mình. Sống vào tiền trợ cấp của con gái mình không phải là gánh nặng hay điều xấu xa mà là một niềm tự hào.
Những nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây:

Sau đây là 11 lời nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây của những người tác giả đã nói chuyện và thảo luận. Những lời nhận xét này chỉ mang tính chất cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.

”Mình đã đi về Miền Tây chơi hơn chục lần, lần nào cũng vậy, không thấy gì thay đổi. Người Miền Tây hình như không có tư duy phát triển. Sáng họ thức dậy ăn sáng, ngồi chơi tới trưa rồi ngủ trưa. Chiều mát mát hẹn bạn bè đi nhậu.”

”Ông chú mình đã 40 tuổi rồi, đã có vợ và con, nhưng đã ly dị để cưới 1 em Miền Tây 20 tuổi về làm vợ. Mình thật sự không hiểu nổi. Cô ấy biết là chú mình đã có gia đình sao vẫn tiếp tục mối quan hệ. Khi mình đi dự lễ cưới nhà gái, thì đó là một căn nhà tranh. Nhưng lần thứ 2 mình về đó chơi thì nó trở thành một căn nhà gạch khang trang. Nhà gái có 2 chiếc xe tay ga chạy. Trong khi đó chú mình phải bán đất mà không nói cho người nhà bán để làm gì. Khi cưới xong rồi thì cô gái ấy ở nhà sinh con đẻ cái, không làm gì cả. Mình không muốn đánh đồng tất cả, đây chỉ là nhận xét cá nhân.”

”Con bạn thời sinh viên sống cùng phòng ký túc xá với mình là người Miền Tây. Nó coi người yêu nó như….(hơi nhạy cảm) như cái bóp. Đi chơi thì bạn trai nó luôn trả tiền dù nó cũng đi làm có lương. Hôm bữa nó hết dầu gọi đầu, thế là nói gọi nói bóng gió với người yêu “em hết dầu gọi rồi”. Chiều hôm đó anh người yêu nó mang qua vài chay dầu gọi. Thật hết biết. Không chỉ là dầu gọi, mà còn mấy thứ đơn giản như mì gói, thẻ điện thoại có chút xíu nó cũng kêu người yêu nó mua.”

”Ở cơ quan mình bọn mình hay ra quán cà phê uống nước nói chuyện. Lần nào cũng vậy, mấy đứa con gái Miền Tây không bao giờ trả, nhường vinh dự đó cho mấy anh con trai. Ai cũng nhận lương như nhau mà tại sao họ không nhận thức được trách nhiệm cá nhân của mình chứ?”

”Có một lần mình hỏi em Miền Tây, dân thể thao đạt thành tích cao, được tuyển thẳng vô đại học nhưng không chịu đi học. Tôi hỏi tại sao thì cô ấy nói ’em không thích học anh ơi, học làm, trước sau em cũng lấy chồng.’ Cô ta không đại diện cho đại đa số con gái Miền Tây nhưng tôi đã biết quá nhiều cô gái Miền Tây như vậy. Hình như trong tư duy của họ, lấy chồng là mục đích chính cho tương lai sau này.”

”Tôi phải nói điều này, nếu bị mọi người chửi thì tôi chịu. Dân Miền Tây làm biếng kinh khủng. Đã vậy còn lại bợm nhậu. Nói về nhậu thì dân Miền Tây không có đối thủ. Thứ dân gì mà mới sáng sớm đã đi ra chợ mua mồi về nhậu.”

“Tụi con gái Miền Tây khi xét người yêu là xét cái túi tiền. Mình muốn tán phải có điện thoại mới, xe tay ga, chứ bình dân là mấy em đó cho ra rìa ngay.” – Lời của một bạn nam ở một thành phố ở Miền Tây.

”Tui không biết bà thì sao chứ không dị ứng với gái Miền Tây. Tụi nó thấy ai có tiền là cặp. Tui là con gái mà tui còn phải dị ứng.”

”Gái Miền Tây công nhận là đẹp thiệt, mà tụi nó làm biếng kinh khủng. Suốt ngày chỉ biết làm đẹp. Cua mấy em Miền Tây tốn tiền lắm. Không phải chỉ tốn tiền cho 1 mình nó mà phải tốn tiền cho gia đình nó nữa.”

”Tới nhà ăn tiệc hay đi chơi, nhất là khi về chơi nhà người yêu thì phải có quà cáp. Người ta đánh giá mình từ cái xe, vàng bạc đeo trên người cho tới công ăn việc làm. Họ thẳng thắn và soi mói quá mình chịu không được.”

Năm rồi con nhỏ kia hỏi mình: ‘chị ơi chị, chị tới nhà con Diễm chơi chị thấy sao? Nhà có có giàu không chị? Nhìn nó giống con nhà giàu. Nhà nó nhà gạch hay gì, có đầy đủ hông?” Mình im lặng một hơi rồi hỏi ‘mà em hỏi chi?’ rồi nó trả lời ‘thì em hỏi cho biết thôi, tại em thấy nó giống con nhà giàu.’

Lời kết.

Ở đâu cũng có người này người kia. Việc đánh đồng tất cả là một việc sai lầm. Trong trường hợp này, không phải người Miền Tây nào cũng lười biếng và chỉ muốn sống hưởng thụ. Bài viết này là một bài nhận xét về văn hóa. Vì văn hóa không có đúng sai, tác giả chưa bao giờ nói mình đúng. Nhưng nếu chúng ta tự nhìn nhận thì văn hóa Việt Nam, trong trường hợp này, văn hóa Miền Tây thật sự có rất nhiều điều tiêu cực và rất nhiều vấn đề.

Đâu phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng ngoại là người Miền Tây. Cũng không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái làm việc trong ngành ‘nhạy cảm’ là gái Miền Tây. Vai trò văn hóa đóng một phần rất lớn và nếu chúng ta muốn phát triển thì phải thật sự can đảm nhìn vào những giá trị chúng ta lấy làm nền tảng. Và khi chúng ta thật sự nhìn nhận thì sẽ thấy văn hóa và giá trị của chúng ta có quá nhiều điều bất cập.



Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles