Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

GÁI PHỐ HÀNG - VỸ THANH

$
0
0


Đàn bà xứ ta sinh ra đã khổ rồi. Cái khổ gần như là định mệnh đeo đẵng theo những vết mòn của thời gian và lịch sử. Người nghèo khó khổ đã đành, người đức hạnh đoan trang cũng khổ và người giỏi giang lại...càng khổ. Cứ nhìn những giá trị của đàn bà ở những xứ sở văn minh thì xót xa cho đàn bà xứ ta lắm lắm. Hay nhìn cái cách người ta chăm sóc và yêu thương vật nuôi thú cưng thì lại càng tủi thân tợn. Nhưng thôi, đó là những chuyện bông phèng.

Tôi không dám nói chị đức hạnh đoan trang nhưng giỏi giang thời thỏa đáng. Phố chợ Đồng Xuân nhẽ là trường đại học lớn và uy tín nhất quốc gia đã đào luyện nên phẩm chất và con người chị. Vẫn những nết phố hàng truyền thống được dạy dỗ từ đời cha ông, xen vào đó là những ồn ào bán mua chợ búa, tất cả tạo ra con người chị. Mềm mỏng mà quyết liệt, đơn giản mà sâu xa, khôn ngoan mà như khờ dại, đôi khi đồng bóng nhưng lòng nhân ái rộng rãi chứa chan. Và trên hết là tuyệt đối yêu thương và tôn quý gia đình.

Tôi lấy làm lạ lắm khi ngoài xã hội - như chị nói - là chẳng biết sợ ai, ấy vậy mà ở nhà, tình yêu của chị quát to một tiếng thời run lên như cầy sấy. Nếu có dỗi hờn thời cũng kín đáo vào nhà vệ sinh khỏa nước mà dẫm chân phành phạch cho hạ nguồn cơn bởi chị sợ ồn ào và lũ trẻ mất đi nết hồn nhiên trong trẻo. Hay như việc chỉ đạo ba - bốn trăm con người nơi nhà máy, thét ra lửa đấy nhưng hễ con sai khom lưng làm ngựa thời cũng quỳ gối lẫm chẫm bò quanh.

Nghe chị kể mất cha năm lên bốn, mất mẹ thủa lên tám mà tôi ái ngại vô cùng. Nhẽ bởi cái sự mất mát quá sớm và đớn đau đó làm cho chị lúc nào cũng khao khát yêu thương. Cái chị khác người ta là thay vì thụ động ngồi một chỗ làm mặt buồn sầu cầu xin thì chị luôn là người chìa tay ra trước. Yêu người âu cũng là cái cách để chị yêu mình vậy.



Và điều làm tôi ngạc nhiên và cực kỳ phấn khích là chị thuộc rất nhiều thơ. Không phải là những bài trong giáo khoa thư nhắng nhít mà tuyền những thứ thơ của những gã thi sĩ lắm nỗi niềm. Mỗi bận mềm môi là chị hay đọc, nghe thân phận và ầng ậc những trong vắt kim lồ nơi đáy mắt. Chỉ bảo mỗi khi bất lực ở cái sự tỏ lòng là chị mượn thơ để giãi bày, với chồng con, người thân, bạn bè và cả những bóng hình trên ban thờ ảo mờ sau làn khói hương đen thơm trầm mặc. Hóa ra chị cũng từng có một thời nữ sinh lãng đãng, yêu thơ và những sương khói mơ hồ. Tôi thì chả được cái nết ấy bởi năm cuối cấp 3 có tự làm một bài thơ tặng cô bạn gái trong mộng mị hằng đêm. Nàng chẳng thèm đọc mà vo tròn vứt thẳng mặt tôi kèm theo lời điếu văn cực kỳ ai oán "bố cái thằng hâm". Từ đó tôi căm thù thơ như nhân dân căm thù giặc, ghét thơ như ghét đế quốc sài lang.

Chị coi tôi như thằng em dại, có gì ngon là để dành cho ăn. Tôi cũng coi chị như chị lớn trong nhà, cố ngoan ngoãn và không làm những điều phiền nhiễu. Biết tôi thích món giả cầy nấu chân giò lợn nên chị hay làm rồi gọi lên nhà ăn. Chị nấu khéo lắm, nước trong và đậm những vị giềng sả mắm tôm cùng những rực rỡ sắc vàng của miếng chân giò mộng mị. Ăn vào cứ tan đi trong cổ họng để rồi lại chép miệng xuýt xoa vung đũa múa thìa hùng hục xúc. Cái phép nấu ăn của người phố hàng tôi cho là tinh tế lắm, từ nhà ra ngõ cho đến những phố hè đông đúc lại qua. Chả thế mà muốn ăn ngon thời phải lên trên phố, tuy có chật chội và mất chút vệ sinh nhưng thiên hạ người ta đâu có nề hà, chửa kể các món ăn đôi chỗ còn được nhúng thêm nhiều loại gia vị mà mỗi Hà Thành mới có, đó là những "đéo địt cặc dái lồn trôn". Ý tôi đang nói đến cái đặc sản " phở mắng cháo chửi  bún quát" gia truyền và cũng là danh bất hư truyền, hiuhiu...

Thôi tôi vội đi tí việc, hẹn tối tiếp nhé. 

Mời đọc lại phần mào ở đây cho liền mạch http://www.photphet.info/2015/04/gai-pho-hang.html





Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles