Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

DI CHÚC CỦA SÚC VẬT.

$
0
0


Đây, thói gian manh và tráo trở của người An-nam nhà các anh đây. Thời này là thời nào rồi mà còn bố láo bố xiên thế hả?. An-nam nhà các anh đéo bao giờ thành người chứ đừng nói là lớn nổi bởi những thói bần tiện khuyết tật như này. Bài của anh Lê Vĩnh Huy tôi dẫn về từ đây https://levinhhuy.wordpress.com/. Và như thông lệ, tít tôi lại rút trong quẩn ra, khà khà. Mời các anh thẩm thấu. 

***

Hơn chục năm trở lại đây, có một đoạn văn được loan truyền, đồn rằng đây là “Di chúc của Trần Nhân Tông”, như sau:

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta, họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

Trong khí thế chống Tàu hừng hực, có được đoạn văn tiền nhân dặn dò bằng lời lẽ đanh thép, khí thế kiêu hùng, thật là ấm lòng kẻ sĩ lắm thay.

Vậy là đoạn văn được chia sẻ nhanh chóng trên các trang mạng cả trong lẫn ngoài nước, hiệu quả của nó tuy không có sức mạnh hiệu triệu bằng lời nói đầu Hiến pháp (sửa đổi) của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng lay động lòng người không kém.

Cõi mạng vốn mù quáng và mê muội, luôn tin vào những gì mình thích được nghe, nên chẳng ai đặt ra nghi vấn: Trần Nhân Tông để lại di chúc khi nào? Nguồn của đoạn văn là theo sử sách nào? Bất cần biết, cứ có văn hùng văn hay của vua chúa cha ông tiên tổ con bà nó để lại là sái cổ nghe theo, share ào ạt; và thậm chí cái “di chúc” này còn được đúc tạc thành bia nơi đền miếu để phụng thờ.

Truy tầm mải miết chẳng ra link gốc của “di chúc”, tôi chán rồi phải bỏ. Dè đâu, nhân khi tìm sơ đồ phả hệ tôn thất nhà Trần, tôi được đọc quyển tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải, thì mới biết đây chính là “nguồn” của “di chúc”.


Huyền Trân công chúa là một phần trong bộ trường thiên dã sử Bão táp triều Trần. Bộ này gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa, Vương triều sụp đổ – được xuất bản lần đầu trọn bộ năm 2003.

Hãy đọc đoạn này, ở chương 14 tiểu thuyết Huyền Trân công chúa:

(…) Vua Nhân tôn thở dài:

– Vậy chớ quan gia và các khanh có ngờ rằng đấy lại chính là chủ ý của triều đình nhà Nguyên không?

Mọi người ngơ ngác. Vì không có ai ngờ một nhà nước lớn như thế, lại xui dân gây sự bất hòa với lân quốc bằng những điều nhỏ mọn, mà ngay đám tiểu nhân cũng không bao giờ làm. Vua Nhân tôn nói với giọng ngùi ngùi:

– Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Vả lại, phải xem đây là mưu của người Trung quốc. Chỉ người Trung quốc mới nghĩ ra các thứ mẹo vặt ấy. Ngoại trừ những điều nhân nghĩa ra, thì các nhà cai trị Trung Hoa không việc gì là họ không làm. Từ những việc kinh thiên động địa đến việc táng tận lương tâm, miễn sao họ có lợi. Cũng nên nhớ, đây còn là quốc sách truyền thống của người Hoa Hạ (Người Trung quốc xưa thường cho dân tộc mình là nòi giống đẹp đẽ nhất hoàn vũ, nên gọi là Hoa Hạ); từ ngày họ mới lập nước tới nay. Các người có nhớ hồi đánh giặc Thát, ta chỉ ngại cái đám mưu sĩ người Tống, đầu hàng nhà Nguyên, lẩn vào trong đó. Cho tới khi trừ được bọn Lý Hằng, Lý Quán rồi ta mới yên tâm đánh bọn Thoát Hoan, Tích Lệ Cơ Ngọc. Bọn người Thát, trước sau gì cũng không nuốt nổi Trung Hoa. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung quốc. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu… (hết trích).

Vậy là đã rõ: ai đó đã nhân đoạn văn của Hoàng Quốc Hải có câu “để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc” mà lộng giả thành chân, đánh tháo thành ra là di chúc thật, để làm lời hịch tuyên truyền bảo vệ biển đảo và biên thùy. Cả trong thời đại Internet mà người ta vẫn ngụy tạo lịch sử được, thiệt tình!

Xin có lời nhắn nhủ các nhà “ái quốc” hải nội hải ngoại, từ nay về sau, có dẫn “Di chúc Trần Nhân Tông” thì nhớ đề rõ nguồn giùm cái, là trích từ chương 14 tiểu thuyết Huyền Trân công chúa của nhà văn Hoàng Quốc Hải, để tránh tiếng đạo văn, kẻo bị kiện tụng về sau, he he!

Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles