Bình cứu hỏa: Anh Phẹt ơi cứu em. Thằng BCA nó bắt nhốt em vào trong mấy cái xe ô tô từ 4 chỗ trở lên rồi.
Phọt _Phẹt: Càng oai chứ sao. Còn hơn mốc meo ở những cái chung cư chờ sập hoặc mấy cái bếp ăn mà đến Táo Quân cũng phải lạy như tế sao. Kêu cái đéo gì nào?
Bình cứu hỏa: Em sợ lắm. Nghe người ta nói thế giới có ai làm thế bao giờ đâu nhưng riêng cái nước Nam ta lại dở trò dại dột. Ngay như các hãng sản xuất ô tô người ta cũng không khuyến cáo hay quy định cho việc này.
Phọt _Phẹt: Láo nào. Đừng có đùa với những bộ óc thiên tài của xứ ta. Bọn ngu kia nước non mẹ gì ngoài cái việc đang...giãy chết. Mày thuộc loại nào trong những thứ sau đây? " Căn cứ theo danh mục thiết bị PCCC, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg."
Bình cứu hỏa: Em là một trong số chúng thôi. Người ta còn quy định cho bọn em ngồi như thế này mới hãi này. "Trong Thông tư quy định rõ, các phương tiện PCCC trang bị trên xe được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.
Với những ôtô mà nhà sản xuất không bố trí nơi để treo, đặt bình cứu hỏa thì chủ phương tiện nên để ở hốc cánh cửa trước, hoặc cửa sau, gầm ghế. Hoặc tốt nhất nên mua loại bình có đai ngang hông bên trong xe để dễ thấy, dễ lấy và dễ dàng cho việc sử dụng."
Phọt_Phẹt: Thế là ấm đít rồi. Sợ gì nữa nào?
Bình cứu hỏa: Em sợ em phát nổ. Vửa thiệt thân lại hại người. Cứu chả được ai lại rủ nhau chết chùm thì nhục lắm.
Phọt_Phẹt: Yên tâm đi, thằng BCA khẳng định rồi. Đây nhá: "chưa gặp trường hợp cụ thể nên không thể có đánh giá chính xác được. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định khi sử dụng bình chữa cháy mà các chủ phương tiện cần nắm rõ. Đơn cử, bình phát nổ có thể là do để ở vị trí bất lợi, sát cửa kính trước, xe đỗ dưới trời nắng to, khiến nhiệt độ tăng cao, gây nổ. Hoặc cũng có thể do chất lượng của bình, không đủ tiêu chuẩn, không có đăng kiểm, tem mác.
Để tránh được những sự cố đáng tiếc, chủ phương tiện nên để bình theo hướng dẫn, mua bình ở những cơ sở uy tín, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đặc biệt nên để xe tránh ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiệt độ quá cao."
Bình cứu hỏa: Anh xem, nước ta là nước nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Chửa kể cây cối lại còn bị đốn trụi thì biết nấp vào đâu mà phòng bị như người ta nói. Ra luật pháp là để bảo vệ công dân chứ sao lại đẩy công dân vào cái việc tự đi bảo vệ mình.
Phọt_Phẹt: Gớm chửa. Làm cái thằng bình cứu hỏa thôi mà ăn nói cứ như bọn lãnh tụ bú zù ý. Thế giờ muốn gì?
Bình cứu hỏa: Em nói rồi đấy. Xin anh cứu em.
Phọt_Phẹt: Không ai cứu được mày đâu. Chỉ tự mày mới cứu nổi mày.
Bình cứu hỏa: Bằng cách nào ạ?
Phọt_Phẹt: Ngu lắm. Thay vì cứu người thì mày phải giết người. Nghĩa là mày phải phát nổ. Và lúc đó thằng BCA sẽ tống mày ra thôi.
Bình cứu hỏa: Ôi, em xin được đội ơn anh. Anh thật là thần thánh.
Phọt_Phẹt: Bé mồm thôi. Đồ tồi.
***
P/s: Những đoạn trong ngoặc kép là nguyên văn trả lời phỏng vấn và được trích dẫn ở đây http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/cuc-canh-sat-pccc-oto-chua-lap-binh-cuu-hoa-khong-duoc-dang-kiem-3338335.html