Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

TRÒ BỊP XỨ LỪA - NUÔI NHÍM

$
0
0


Đã gọi là xứ lừa thì dĩ nhiên có thiên hình vạn trạng các trò bịp. Bịp gắn liền với lừa nên mới gọi là lừa bịp.

Khác với các trò bịp khác, kiểu kinh doanh đa cấp theo hình tháp ảo dùng chính nạn nhân này đi lừa nạn nhân khác. Vì thế họ vừa là nạn nhân nhưng lại cũng là đồng phạm.
Và như đã nói ở entry Lòng tham đa cấp http://locliec.blogspot.com/2016/03/long-tham-cap.html , thủ đoạn lừa đảo đa cấp hình tháp ảo chả có gì đáng gọi là “tinh vi”, vì nó đơn giản chỉ là việc đánh vào lòng tham của các nạn nhân là những kẻ đến sau.

Nhưng có một trong các trò bịp đa cấp lại được báo chí, truyền hình khen ngợi và cổ vũ nhiều người học tập mô hình, đó là trò Nuôi và bán nhím giống. 

Mình từng có ông bạn phổ thông, học đại học Thủy lợi, nhưng lại rất mê và cũng giỏi trong việc trồng cây gì nuôi con gì. Lại có một ông bạn phổ thông khác, học Bách khoa, có vài hecta đất bỏ không ở Đức Huệ – Long An.

Cách đây mấy năm (khoảng 2010-11), hai ông gặp nhau, ông Thủy lợi nhận làm thày dùi cho ông Bách Khoa trong việc trồng cây gì nuôi con gì.

Mấy anh em, trong đó có mình, được ông Thủy lợi dẫn lên Bình Dương, để “thực mục sở thị” trang trại nuôi nhím của một ông vốn là Tiến sĩ ngành chăn nuôi, ông này từng là hiệu phó của trường Nông-Lâm Thủ Đức, nay đã hưu.

Trồng cây gì nuôi con gì? Bài toán đến đây tưởng đã rõ, ông Nông lâm và ông Thủy lợi chứng minh bằng thực tế: nuôi nhím là có lợi nhất.

Này nhé, giá một cặp nhím giống 2-4 tháng tuổi bây giờ là 30 triệu đồng mà còn không đẻ kịp mà bán. Mua được, nuôi thêm từ 8 đến 10 tháng, thì cặp nhím đã có thể giao phối, và 3 tháng sau cho ra lứa nhím con đầu tiên. Mỗi năm nhím cái có thể đẻ 2 lần, cá biệt có con siêu mắn còn đẻ được 3 lứa, mỗi lần từ 1-3 nhím con. Với chủ trại giỏi giang việc giao phối (J), thì 1 đực thì có thể phục vụ cho 8 cái.

Về thức ăn, nuôi nhím còn dễ hơn nuôi lợn, nhím ăn tất các loại cơm rau lá củ đầu thừa đuôi thẹo mà nhà bếp thải ra, lại không cần nấu chín như với bọn lợn mà cứ thế bỏ thẳng vào chuồng.

Chuồng trại thì quá đơn giản, mỗi con nhím trưởng thành chỉ cần khoảng 1,6 m2, chuồng lợp mái lá hoặc mái tôn, vách xây lửng hoặc lưới B40, nhím OK tuốt, miễn chủ chịu khó quét dọn, hàng ngày rửa nền chuồng cho sạch sẽ, tránh cho em nó khỏi mắc bệnh ngoài da và bệnh đường ruột.

Nhím con nuôi chừng 2 tháng thì đã có thể lựa chọn giới tính để bán nhím giống, giá lại quay vòng 30 chai/cặp, nhiều người muốn mua nhím giống phải đặt cọc trước vài tháng.
Còn không bán giống, để nuôi thêm 10 -12 tháng nữa thì nhím con đạt trọng lượng khoảng 10-14 kg, giá nhím thịt bán cho nhà hàng là 400.000đ/kg.

Tóm lại, nhím đẻ ra nhím và tiền đẻ ra tiền. Tính bỏ rẻ, 30 chai lại sòn sòn sòn đô sòn đẻ ra nhiều 30 chai khác, chỉ trong vòng một năm. Cứ gọi là làm giàu siêu tốc.

Khách ngắm cơ ngơi, xem chuồng trại, xem nhím, khen nức khen nở, khen thở không ra. Nhưng chủ hỏi đến việc vậy hôm nay có đặt tiền cọc mua nhím giống không thì khách tạm... đánh trống lảng, rằng thì... lằng ngoằng....

Mình vốn bợm nhậu, tức cái chưa bao giờ được ăn thịt nhím, lại cũng chưa thấy (hay chưa biết) ở Sài Gòn có nhà hàng nào bán thịt nhím, bèn chen một câu, thế đã có nhà hàng nào mua nhím thịt chưa thầy? Và thoảng chút nghi ngại, không lẽ ra nhà hàng gọi đĩa thịt nhím, thằng đầu bếp phải đi xin phép ông Kiểm lâm mần thịt con nhím mười mấy ký lô?

Đến lượt ông chủ đánh trống lảng, lại cũng rằng thì... rất là lằng ngoằng....

Ra xe đi về, mình bảo, thôi rồi Lượm ơi, ông bán giống lại bán giống cho thằng bán giống, rồi thành ra cả làng bán giống đi bán giống cho người ta bán giống, chứ có đầu ra (cho thịt nhím) đếch đâu? Cả một dây chuyền mua bán, nhưng thực chất là toàn người bán, không có người mua, vì người mua cũng chỉ mua để mà bán, thì khác gì trò rắn cắn đuôi mình của đám bán hàng đa cấp.

Bèn nói khoác, rằng đầu phố mình có anh bán Phở, và cuối phố là anh kia bán Hủ tiếu. Cả hai anh đều than thở không hiểu tại sao mãi chả có người mua (là đầu ra). Hỏi chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Du Dương thì, sau một quá trình nghiên cứu rất dai dẳng và dần dà, anh ấy dõng dạc kết luận rằng: Tại ế. ĐM, quá chuẩn!

Cho nên, muốn không ế thì mỗi sáng anh Phở phải chăm chỉ sang ăn Hủ tiếu và ngược lại, anh Hủ tiếu cũng phải miệt mài ăn Phở hàng ngày, thế là cả hai đều có đầu ra. A ha, Win-Win là thế chứ mẹ gì?! Và lương thiện hơn hẳn trò bán nhím giống.



Phong trào cả làng bán giống... Cũng giống trò đa cấp, những kẻ đến sau sẽ là nạn nhân

Bây giờ, nhân vụ Liên kết Việt xảy ra lại thấy, cái thủ đoạn của các ông “nhím giống” này, mới đáng gọi là tinh vi hơn hẳn bọn đa cấp kia, Vì nó được phát động và cổ vũ bởi toàn những người có học, như ông Nông lâm tiến sĩ, ông Thủy lợi thạc sĩ bạn mình, và ít nhiều cả ông Lân Hùng Dũng giáo sư (Chương trình Khuyến nông trên VTV1) cùng đám báo chí. Nhưng cũng phải nói, đến giờ, khi phong trào nuôi nhím đã trở thành thảm họa, thì các ông ấy (và cả báo chí) vẫn chưa hề ngờ rằng, có một lúc nào đó họ đã vô tình biến người nông dân... thành những con lừa.

***

P/s: bài của anh Lý. Tôi dẫn về từ đây http://locliec.blogspot.com/


Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles