Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

LỘN CÁI MỒ.

$
0
0
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, cây, thực vật, ngoài trời và thiên nhiên

Làng tôi từ dạo khấm khá thì xem ra phát về đường mồ mả. Nhưng riêng cái họ Lê tôi lại chả mấy ăn thua nếu như không nói là còi cọc và thi thoảng còn long lên sòng sọc.

Ấy thế mà chả hiểu sao mẹ tôi cũng hót được 50m2 đất khá đắc địa rìa mé sông rồi hô hào công lao sức lực của anh em con cháu dồn vào. Mồ mả từ đó xem ra khấm khá.

Bố tôi làm tường bao đẹp đẽ, vẽ đầy những rồng rắn lên mây.

Ô thế mà thành tấm thành món, nom nguy nga lộng lẫy và sâu lắng ra trò. Bằng chứng là từ ông tam đại cho đến hài nhi quy về đấy hết, tổng kiểm toán nhà nước được hai mốt bia, văn tự ghi cả Nôm lẫn Hán, quốc ngữ dăm vài.

Thời buổi đất chật người đông, mông nhiều ghế ít thành ra họ nào cành chi xum xuê thì xí được phần hơn, còn những hạng lìu tìu thì ất ơ cả lượt. Bên cạnh những gò đống nguy nga là những phôi pha mộ cỏ, nom vửa hoành tráng vửa thê lương. Người ta bàn giải pháp dồn điền đổi thửa cho ra lối ra hàng, nhưng nếu là ruộng đất cấy cày thì là một nhẽ, đằng này chuyện mồ mả âm phần nên cứ động đến là chửi bới nhau. Mà chửi rất ác, tuyền đào những ông những bà đang ngậm cười dưới kia lên mà chửi. Và khi ngôn ngữ bất lực thì hành động lên tiếng, họ lao vào phịch nhau chí tử, kinh động đến cả quan nhớn quan bé. Tôi hoảng quá. Rồi lại nghĩ đến cái sự mồ mả của Tây phương mà ngao ngán tợn. Họ giản dị mà vẫn tôn nghiêm, tự nhiên mà lại đầy nhân bản.

Có “sổ đỏ” cho âm phần nên mỗi bận tết đến xuân về hay thanh minh giỗ chạp họ tôi hân hoan lắm. Cỗ bàn cũng rộng rãi thêm vài mâm, tình thâm cũng keo sơn ra tý chút, nhiều hạng con cháu mất mặt tận đẩu đâu cũng lần mò về hương khói. Sự ấy hẳn hay ho ra trò, có phỏng?

Ấy nhưng từ độ ông trưởng họ toan bốc một ngôi mộ cỏ trên gò về đặt ở chính giữa và quả quyết đấy là ông bành tổ họ Lê thì sự thể xem ra nguy hại lắm. Tôi ít tuổi, lại phận con cháu nên không hiểu chuyện người lớn ra sao nhưng nghe bố tôi bảo thì là không phải. Theo ông thì đó là mộ hoang, chả liên quan gì đến bất cứ họ hàng nào trong làng tôi cả. Thế nên bao đời nay vẫn cứ nằm phất phơ thế, tịnh chả ai cúng bái gì. Nhưng ngặt nỗi lại có tấm bia đá khá to, khắc tinh những Hán tự nhưng mờ mịt lắm, đôi chữ còn bị mẻ.

Ông trưởng họ cũng đà mấy phen mời thày về xem chữ và dịch hộ, dững từ cao lão râu dài cho đến mấy anh Hán Nôm tân thời khệnh khạng nhưng đều tịt cả. Không hẳn là do bọn họ non kém trình độ mà do chữ nghĩa văn bia đã mờ còn mẻ, đâm ra tậm tịt thôi. Ấy nhưng ông vẫn quả quyết thế. Và lý sự rằng, ấy là cái thói tương truyền mấy đời thổi đến tai ông. Bố tôi phản đối mãi chả được nên cũng rắp tăm tìm đến ông bạn thân chuyên nghề khảo cổ nhờ phán hộ.

Gớm chết chết, bữa ấy đoàn đông lắm, cứ như là đi khai quật một di chỉ tầm quốc gia đã phát lộ chứ không phải khảo cứu cái văn bia. Ông trưởng họ không mấy vui vì cái nhẽ bố tôi làm nhưng lại hăng hái đốc xuất con cháu lo việc rượu thịt để đãi đằng. Người làng tôi bâu đen bâu đỏ. Lại có kẻ thối mồm phao ra cái tin rằng bố tôi thuê người ta về để đào mả tìm vàng. Sự thể càng nhiêu khê tợn.

Đoàn khảo cổ cuốc bổ phun xịt rồi bồi một lớp hóa chất hay gì đó lên văn bia. Ái chà chà, đang mờ tịt bỗng giở nên sáng láng. Ông bạn bố tôi tay xoa mồm đọc rồi ngửa cổ cười hô hố. Ông bảo, cần phán ngay hiện trường hay về nhà tường trình cho cả họ?. Ai cũng sốt ruột nên vêu vao nhao nhao ỏm tỏi.

Ông bạn bố tôi hẳn là một tay chuyên. Sau khi đọc xong mớ Hán tự thì tắp lự mách qué sang Nôm rồi phê ngang sang quốc ngữ. Giời ạ, đó chỉ là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt về một con chó và chẳng rõ ai làm. Ý tứ thì như bao đời nay, là tụng ca về đức trung thành của loài chó má.

Hôm đó họ tôi cỗ to. Và chẳng hiểu do ngẫu nhiên hay chủ ý mà món chính lại là…món chó!


Không có văn bản thay thế tự động nào.

Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles