Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

UÝNH TIẾT CANH AKA TẮM MÁU

$
0
0


Tôi có cô bạn Trung Quốc, tên thị là Phấn, chuyên nghề buôn quặng sắt từ An-nam về quê hương. Năm thị ở An-nam nhiều hơn ở Trung quốc, ấy nhưng tiếng Việt rất chi là bập bõm, tiếng Anh biết mỗi câu " anh đông lâu"*, một lối phát âm ngọng nghịu kiểu Tàu phù.

Bất đồng ngôn ngữ là thế nhưng tôi với thị khá thân. Mỗi bận từ Trung quốc sang thị đều thảy cho ít lon bia Thanh Đảo, vài hộp diệu cá ngựa Hải Nam hay mấy bao thuốc lá Hồng Kỳ. Đổi lại lúc rảnh việc tôi hay rủ thị đi uống bia. Thị thích mỗi bia hơi mới thịt chó. Một đặc tính bần nông tương đồng hiếm có với tạng người An-nam ta.

Hai tuần nay thị không về Hà Nội mà cắm chốt trên mỏ quặng sắt tít tắp mạn Hòa Bình. Trước thị buôn nhưng tự đận nhà nước cấm xuất thô nên vác cả máy móc thiết bị vào làm tinh luyện dưới hình thức góp vốn cổ phần. Thị cùng với 20 đồng hương miệt mài đào bới kiếm ăn như những con con dòi con bọ.

Mấy hôm nay thị điện thoại liên tục, ngày mấy chục cuộc, hỏi nhõn một việc là Hà Nội có biểu tình không, người Trung quốc có bị đánh không? Tôi hiểu ngay ra là thị đã hóng được tin gì đó ở mạn Hà Tĩnh, Bình Dương. Tôi bảo vẫn yên ổn. Sự việc xảy ra là rất đáng tiếc và đã được vãn hồi. Thị mừng rúm đít.

Vốn dĩ chỉ là một con buôn đơn thuần nên mỗi khi diệu thịt tôi ít nói với thị về chính trị. Gái mú cũng không mấy hứng thú bởi thị đã quá già. Đàn ông nông nỗi diệu thịt chỉ chém hai món đó là hùng hồn thôi, là chính trị và gái. Tất nhiên gái phải đẹp và chính trị  phải thật dã man, thêm thắt tí vỉa hè vào mới tanh tao chất chát. Nhưng thi thoảng tôi cũng đá với thị tý Trường Sa - Hoàng Sa cho ra vẻ yêu nước. Thị bảo tao đéo quan tâm nhưng Trường Sa - Hoàng Sa là của Trung quốc. Tôi bảo lý ở đâu ra thế? Thị lại hề hề, "anh đông lâu.".

Chiều qua thị về Hà Nội, hẹn tôi đi uống bia hơi. Thị nói tìm quán nào văng vắng. Tôi bảo hè rồi nên quán nào cũng đông, muốn vắng chỉ có cách mua về nhà. Mà cái anh bia hơi, uống ở nhà đắng như trà bồm pha cờ - lo - xít. Tôi tìm quán quen đông đúc, ngồi góc vắng đợi thị, không quên gắp theo cu em rành rẽ tiếng Hoa để ngồi chém cho chí chát.

Thị đến cùng với một đồng hương nữa. Chửa an vị thị đã ghé tai bảo mai tao về. Tôi bảo đây với Hòa Bình mấy tí. Thị nghệt mặt, về Trung quốc. Và không đợi thị nói hết ý thì tôi cũng đã hiểu ra. Đồng hương thị thì thào với thằng cu em, bọn tao sợ và có khuyến cáo nên về. Bữa bia gặp mặt bỗng hóa thành buổi chia tay. Bọn tôi uống ác lắm, trạng thái thì thào bỗng chốc thành choang choang. Người Trung quốc và An-nam ta nốc vào đều như thế cả. Lại một sự tương đồng bần nông đáng quý xiết bao.

Quán bia ngày mỗi đông và ồn ã. Góc vắng bọn tôi ngồi phút chốc chật chội mùi mồ hôi và những gương mặt hao hao gà chọi. Chúng đang xả cái nóng bức cuối ngày vào vại bia sùi bọt, mép chúng cũng đang bã ra bọt màu mắm tôm khi choang choác nổ về biển đảo mấy lị biểu tình. Câu tử tế tôi nghe được là, "địt mẹ bọn Trung quốc, cho chết mẹ chúng nó đi. Tham như chó."

Tiếng tăm tôi không biết nên chỉ đạo thằng cu em chém cật lực với thị và đồng hương về chủ quyền và biển đảo. Đại khái như cách bọn tuyên huấn đang làm, nhưng lịch sự hơn tí là có tị xin lỗi về những hành vi mất dạy gây ra nỗi lo sợ và hoang mang. Đéo biết thằng cu em chém những gì mà mặt mũi thị với đồng hương đỏ rực lên như tiết canh đánh vội. Tôi thì thi thoảng vẫn nghe thị nói cái câu " anh đông lâu" hehe. Tôi hiểu ngay ra là chả có cặc gì khác cả. Điểm này người Trung quốc không giống với người An-nam ta, là họ nhất quán trong những vấn đề của quốc gia và đoàn kết trong mãi thương và kiếm ăn nơi đất khách.

Sự ồn ã bỗng nhiên câm bặt khi những khuôn mặt đầy bức bối và tức tối ném những ánh mắt hình viên đạn sang bàn bọn tôi, kèm với câu chửi đổng, "địt mẹ bọn Trung quốc". Thị nín hẳn. Đồng hương thị dúm ró co người vào góc tường như cố làm nhỏ mọn đi cái hình hài Hòa Thân ú ụ. Không ổn rồi. Tôi nghĩ vậy. Và thị cũng rất tinh ý bấu nhẹ tay tôi, thì thầm, đưa tao về nhé. Tôi dặn thằng cu em ngồi lại, cố nở một nụ cười cầu tài với những bàn xung quanh rồi dẫn thị và đồng hương lách nhẹ như gió qua khe ra ngoài.

Tôi gọi cho thị cái taxi, dặn dò cẩn thận anh tài xế. Và không quên nói lời xin lỗi cũng như hẹn gặp lại vào những ngày gần. Thị vo tay lên miệng, ném ra quả hôn gió " hảo lơ, ngộ chẩu à"*.

Tôi trở vào trong. Mồm thằng cu em không hiểu ai đánh tiết canh lên mà đầy lạc rang và máu. 
.
.
.

Ba ngày sau mới mở mồm được. Nó nói tôi, lúc anh ra ngoài em bị một thằng bàn bên đáp hẳn vại bia vào mõm. Một thằng khác khuyến mại hắt hết đĩa lạc rang vầu mặt. Chúng bảo em là người Trung quốc. Em là người An-nam nhưng mồm đau quá không nói được nên ngồi chịu trận.

Hehe, chết mẹ mày đi.

Và khi chưa đánh được người Trung quốc nào thì người An-nam đã "đánh tiết canh" nhau như thế đấy.

Chú thích: "* anh đông lâu" - lối phát âm Tàu phù của "I don't known" trong tiếng Ăng - lê.
                  "* hảo hơ, ngộ chẩu à" - tiếng Tàu phù, đại khái là: "được rồi, tao đi à".






Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles