Khâm Thiên là một trong những phố có nhiều biệt danh. Nó từng được gọi là phố Cầm Ca, làm ta liên tưởng xa xôi đến người đàn bà được gọi là cô Cầm tài hoa trong bài “Long Thành cầm giả ca” buồn nẫu mề của thi hào Du Nguyễn. Khâm Thiên còn được gọi là phố Nhiệt Đới hay Xích Đạo vì nằm thẳng một chiều Đông - Tây, nắng từ sáng sớm đến tối nhọ mặt người, từng chang chang không một chút lá xanh, cho đến năm 1954 mới mọc rặng bàng mướt mắt mùa hè, đỏ rực mùa đông. Một thời gian, Khâm Thiên là phố làm cưa, làm dũa, sau đó được gọi là phố Thợ May, trên phố có mấy trăm số nhà thì đã có 198 hiệu may, có may đo, có bán quần áo, có bán hàng dệt kim, cùng trên 50 nhà bán quần áo, gọi vui là hàng thùng hoặc đồ sida.
Sau ấn tượng sâu đậm nhất của “xóm Cô Đầu,” thì cái tên phố B52 đã khắc sâu vào lòng người Hà Nội về một Khâm Thiên đau thương và dũng cảm.
Tên gọi phố Khâm Thiên để nhắc đến thời kỳ Lý, Trần, Lê thế kỷ XI - XVIII nơi đây có đài Khâm Thiên Giám còn gọi là Tư Thiên Giám - có nhiệm vụ theo dõi thời tiết, thiên văn và nghiên cứu lịch pháp.
Thời Pháp thuộc, toàn bộ phố Khâm Thiên thuộc về địa phận tỉnh Hà Đông, huyện Hoàng Long. Ngoài phố là những dãy nhà cô đầu, những tiệm nhảy Rếch, Đề ét xa, Ta ca ra, Pa gốt, Mỹ đô…, những sòng bạc Ba Sinh, Hai Cua …, những bàn đèn á phiện…
Thời nay, Khâm Thiên, sau những cú khâm liệm vĩ đại của lịch sử thì chả còn sót lại gì ngoài nhõn một cái tên. Cái phố xá xứ ta nó thế, ít giữ được hồn vía lắm, dăm vài còn bị người ta xơi tái mà cải lão thành những cái tên rất đỗi khắm lặm và dao găm. Phố cô Đầu xưa giờ bát ngát những cô hồn. Oanh liệt như cái tên phố B52 giờ cũng chỉ còn mỗi cái tượng đài nhị kì đôi lần hương khói trong tiếng húng hắng của diễn văn nhà nước và non nỉ khóc hờ trong mỗi tư gia. Thứ duy nhất ít đổi thay là phố vẫn gầy như dáng mẹ, e ấp nấp đầu Lê Duẩn ( hàng Lọng xưa) và đít cắm thẳng mặt ô chợ Dừa.
Bỉ nhân là dân ngụ cư nên chả mấy am tường về kinh kỳ phố xá, thậm chí còn khinh khi bởi cái lối thất lạc truyền kỳ. Mỗi bận có việc trên phố là cả một giời nức nở vô biên bởi cứ như sa chân vào động Bàn Tơ với thăm thẳm những ngõ nhỏ phố nhỏ nhưng nhà tôi không không ở đó. Nhưng với phố Khâm Thiên thì bỉ nhân là ma xó, không phải vì ham lọ mọ gì đâu, mà bởi thủa ham mơ mòng từng bén duyên với một cô nàng phải gió. Lý ra thì cũng đã ra gì rồi đấy, cơ mà khi phát hiện ra cả họ nhà nàng buôn bạch phiến giúp các đồng chí nghiện lập thân thì bỉ nhân quẫy một mạch không thèm ngoi lên để ngáp mặc cho nàng tha thiết than van. Cơ mà nhớ lắm hôm “ thông nòng” ở ngõ Thông Phong, ăn “ cháo lưỡi” ngõ Văn Chương buổi cương dương chạng vạng và váng vất thổ ra huyết dụ ngõ Thổ Quan khi nàng hoang báo có thai. Những ngõ nhỏ mà bỉ nhân vừa nhắc, là những làng cổ xưa kia, đến nay còn những 26 con như vậy trên phố. Thêm con người yêu cũ của bỉ nhân nữa là 27, vừa xinh.
Nàng thần tình và tàng hình ở chốn http://hapihapi.vn/. Mẹ kiếp, hóa ra Khâm Thiên còn có cái Hapi seafood trứ danh này. Hãy mau mau đến mà chiêm bái và nhớ khai ra là bạn anh Phẹt để được ưu đãi theo chế độ liệt dương nha.
Đậu má...!!!
***
Hôm nọ, theo chân đám Người nhà quê bén mảng đến thăm nàng. Chao ôi, chút tình xưa nghĩa cũ váng vất hất lên tầm mắt trong cái khẩu trang choán hết hai phần ba tiết diện bề mặt đã quá hư hao. Nàng bảo, ấy là cách em làm đẹp bác học và thông minh nhất. Hehe, mẹ kiếp...!!!
Tiệc bọn Người nhà quê mở ra ở đó, nhẽ chúng ao ước cái lối phù hoa xưa cũ theo cách của tân kỳ chăng? Chẳng biết, cơ mà cũng mớ bảy mớ ba, yếm trề cạp trễ, ra cái chiều phong vị lắm. Gớm chết chết, bụng thì đói meo nhưng món khai vị chúng thết lại tinh những đào liễu văn chầu cùng những ất ơ ca nương thớ lợ. Dăm vài anh tài theo đó mà bật bông những sênh phách nguyệt cầm, lâm râm trong tiếng nhị hồ lỗ chỗ. Khi món ăn được dọn lên thì quần chúng đã la đà va vào nhau mà phê pha chí tử, nên nỗi bóc con tôm hấp mồm cũng í a, bẻ cái càng cua đít cũng í à và mỗi khi nhâng chén thì cuống họng cứ hộc lên những tom chát tong tong, thong dong như xẩm sờ vậy.
Sẵn cái khí độ của cữ diệu lòng mé đường tàu mờ sáng, bỉ nhân cũng đu theo như trẻ chơi thú nhún có bầy. Hết dìu những quý cô nhẩy những cữ đầm ai oán thời lại lăng xăng tạo dáng chạp pô cùng với lũ mơ mòng và thi thoảng lại hàn lâm giở thói dâm vặt với những xoan đào trễ nải. Mãi đến khi mệt bã ra thì mới định vị ở một góc rất xa mà trau dồi cơm diệu.
- Ngon không anh? Tiếng nàng sau lớp khẩu trang. Mẹ kiếp, câu hỏi có vẻ như hơi thiếu chỉ số IQ bởi nếu nói không ngon thì không nỡ, mà trả lời là ngon thì lại quá dư thừa. Phải nói là rất ngon, nàng ạ. Danh dự của một thằng có chỉ số IQ lỗ đớp cực cao như bỉ nhân thề nếm phân, nếu phét.
Nàng ý tứ nhả tấm vâu-chờ 500k lên mặt bàn hệt cái lối của con nhà có giáo dục nết na thả trung tiện rồi liếc yêu. Đôi mắt năm nào, chả hiểu ra cơn cớ bởi làm sao mà lại có nét hao hao pha gấu trúc.
Bỉ nhân bị đám Người nhà quê phục diệu còn hơn cả phục nhân sâm cho đại cố. Tính đánh bài chuồn mà chân cứ vắt mẹ lên đằng lưỡi. Mà nôn ra thì lại sợ phí đi đống thực phẩm trứ danh vửa mới trau dồi. Lấy hết sức bình sinh, bỉ nhân bám tường vận khinh công lặn một hơi vào toa-lét, cẩn mật hạ nắp bồn cầu tọa đít lên trên mà ngả giấc say nồng.
Không mống nào còn sót lại, chỉ mỗi bỉ nhân với nàng sau cú trục vớt bằng cơm của lão bảo vệ hết ca. Cái khẩu trang vẫn ngự trị trên mặt nàng đầy cam chịu. Mẹ kiếp, thôi thì còn mỗi hai ta, nàng có thể mở ra cho bỉ nhân rửa pha tí chút? Vẫn biết đàn bà tuổi nàng, làm đẹp bằng khẩu trang là vô cùng sáng suốt nhưng xin nàng hãy u tối đôi khi để bỉ nhân chiêm bái của hình hài một thủa. Chứ ai lại đeo từ ban mai cho đến tái mặt người.
Nàng nhất quyết không. Bỉ nhân cũng trở về nhà, chổng mông cày nốt mảnh ruộng hai phần ba đà thiếu nước. Xong bật điện mở phôn khôn sớt câu lệnh, nguyên văn "đàn bà & khẩu trang". Trong 0,1 giây cho ra 3 vạn 9 nghìn kết quả là CHỒNG ĐÁNH.
Thánh họ...!!!