Buồn tình ta lật dái ra phơi
Táo dai hiu hắt trong chăn ấm
Chán đời ta tuốt mẹ lươn chơi.
***
Thú thật bi giờ hỏi anh sợ nhất gì? Địt mẹ, thưa ngay, nhất tết. Cái sợ của anh nó manh nha, âm ỉ từ khi xa nhà đi đại học. Cứ mỗi bận tết đến, vác cái thân gầy về với mẹ là anh thấy buổi nguổi buồi nguồi. Không phải vì anh không thích tết đến, mà cứ mỗi đận thế, mặt mẹ anh lại sưng lên, mắt ngân ngấn lệ. Bởi sau đó ít ngày, không chỉ riêng anh mà còn cả bầy em lại vác đi một số mớ. Tất nhiên là mớ ăn được. Cái bỏ bị, cái đút túi quần. Thường là ít khi đủ đầy theo mong muốn. Thiếu thốn phần nhiều nên anh em cứ dòm ngó nhau, rồi tị nạnh. Cũng may, mẹ anh vốn công bình. Nói như ông Cụ, không sợ ít, chỉ sợ chia đéo đều.
Đến khi anh đi làm rồi lấy vợ. Các em anh cũng thế. Sự tết nhất càng nhiêu khê, cùng cực. Hết nội ngoại đông tây lại đến bắc nam bạn bè khách khứa. Thời no đủ, chả phải lo lắng cho ai nhiều mà cũng phờ râu cáo râu trê. Anh tử vi vốn nhàn thân nhưng tâm nặng nên càng buồi nguồi, lồng lộn tợn. Đã thế, lại có cái vai con cả, thường thì chả ra phẩm chất đéo gì nhưng hễ cứ nhà có việc trọng như giỗ chập tết nhất, là oai còn hơn cóc. Nhọc thân lắm!
Nhớ cái năm nào đấy, anh ở lại Hà thành ăn tết với bên ngoại một năm. Phần thì dỗi mẹ vì sung sướng rồi mà vẫn thấy nhọc nhằn lo toan và lải nhải những chuyện xưa. Phần cũng muốn chiều vợ và lấy lòng bên ngoại một tí. Thêm tẹo nữa xem cái tết Hà thành nó có khác thôn quê. Anh có tỉ lí do, cơ sự để mà quyết tâm ở lại. Phấn khởi, vui vẻ phết.
Ấy thế mà đêm giao thừa ngồi bú chén rượu nhạt thì anh nhớ nhà, nhớ sự thân thuộc đến cùng cực. Và anh khóc. Lúc đầu chỉ ít giọt vắn dài, thêm ít tiếng i i. Sau là cứ nấc lên từng chập. Nước mắt, nước mũi chát mặn, nhờ nhờ nơi chung rượu. Vợ anh chả hiểu cơ sự mẹ gì, cứ hỏi sao lại khóc, cườm tay lượn lờ vuốt nước mắt lau chau. Chỉ tí nữa anh phụt òa thành tiếng. Phải dằn thêm năm bảy chén rượu thì mới im. Nhưng sau nó lại phun ra sằng sặc, nhạt nhòa hết cả vùng miệng, khu vực iết hầu và quân khu Bộ Hạ. Anh bảo, anh say. Mà say thì anh hay khóc. Không nhẽ lại bảo nhớ nhà? Anh chả điên thế. Vợ nó cười cho. Nhục mặt.
Bao bận anh tính nhấc máy gọi về, nhưng anh sợ. Sợ anh khóc ngất ra đấy thì chả còn ra cái thể thống gì và lấy ai ra mà dỗ. Anh cứ ngồi thu lu, trầm ngâm, sụt sịt... Vợ anh nhăn nhó rồi cũng lượn lên nhà, quẳng lại cho anh lời nhắn, rằng sao hồi quen biết nhau rượu bao bận mà chả thấy khóc bao giờ. Giời ạ, có ba tháng lẻ hai ngày là cưới, hôn nhau còn chưa cảm được vị viêm lợi, cao răng. Biết chó!
Mẹ anh gọi ra. Anh sợ không dám cầm máy. Thì vẫn cái sợ phọt khóc tức tưởi lúc đêm hôm. Chuông đổ bao nhiêu bận, anh vẫn im. Còn bật cả ti vi to lên cho át tiếng. Rượu còn bao nhiêu, anh bú sạch. Anh nhớ là nằm luôn tại chiếu nhưng sáng dậy lại thấy ở trên giường, người đầy mùi dầu cao và mồm thì đắng chát. Mệt mỏi, anh nằm mẹ đến chiều. Tỉnh dậy, người tê tê, đầu u u, nóng bỏng. Anh ốm mất rồi. Anh chẳng còn biết giời đất, giăng sao.
Năm đó, anh liệt giường mấy ngày tết. Và cùng từ đó anh chẳng thèm ở lại với tết Hà thành thêm một xuân nào nữa. Và cũng từ đó, anh chính thức...sợ tết.
Đấy, như cái tết vửa xong chả hạn. Anh về đúng ngày mẹ dặn. Xứ Thanh mưa phùn gió bấc đến tận ngày anh đi. Đéo mẹ, ngày cứ năm sáu cữ rượu. Rồi ngủ. Đều đặn thế mất nguyên tuần giời. Người ngợm như thân đi mượn, lúc nào cũng lâng lâng, nhẹ bẫng. Khổ, nhà đông anh em, lắm họ hàng, anh không uống thì ai uống cho. Không khéo, người ta còn không chơi với thì còn khổ. Cả năm, chỉ mong mỗi ngày về để uống với nhau chén rượu, kể những chuyện xửa xưa. Sự chối từ nó nặng lòng lắm.
Được cái may, rượu nó không uống mất anh và anh cũng tuyệt đối không để mất nó. Chứ mà anh mửa ra đó, thì còn ra cái thể thống chó gì. Phải không? Mẹ anh thấy thế nên cũng iên tâm, nhiều cuộc còn động viên cho uống. Anh em bạn hữu ai cũng vui. Vài cây rượu làng còn phong anh là thánh tửu. Thánh thần chó gì. Nào ai hiểu lòng anh???
Ban nãy, hồi chiều anh đi. Mẹ anh lại gói gém cho bao nhiêu là thứ. Khổ lắm, nói bao lần rồi, thời này chứ đâu phải ngày xửa xưa mà chồng chất. Như thiên hạ kia kìa, giờ còn mấy ai ăn tết, họ chơi là nhiều. Anh thì vẫn thích cả ăn lẫn chơi. Cái cặp đôi ăn chơi mà tẽ đôi ra thì dị hợm lắm. Thôi thì để cho mẹ anh vui, anh cũng nhặt nhạnh đi đôi thứ, gọi là.
Trở ra cất nhấc đồ đạc anh thấy tòi ra lọ ruốc bông. Thôi chết anh rồi. Mẹ anh nhét vào lúc nào mà anh chẳng biết. Thực ra thì anh thích ruốc bông. Ngày bé mẹ anh hay giã cho ăn. Nói thật, mặn và chả bưa giắt kẽ răng. Nhiều bận còn trộn thêm muối vừng, muối lạc ăn cho kinh tế. Đấy, ai đời U 70 rồi còn đi giã giuốc bông rồi dấm dúi nhét cho ông con U 40 ăn dặm. Anh vốc miếng ăn thử, vẫn nguyên si vị xưa. Cho thằng chọi con một dúm, nó le lưỡi nhổ phì phì, đòi ăn phô mai con bò cười với xúc xích mini. Tiên sư mày. Giuốc bông là của trẻ con. Thế mà ông bố lại còn được xơi. Ối giời!
Qua quýt bát cơm rồi nguẩy đít sang nhà ngoại. Hai thân già ngồi chầu hẫu, cỗ bàn ê chề nguội lạnh. Bẩu sao không ăn đi, chờ chó gì? Hai thân già đồng thanh, chúng tôi giờ tuyền ăn vọng. Các bạn biết ăn vọng? Là sự ngóng trông đấy thôi. Khổ!
Lạnh, mệt nên về ngủ sớm. Chưa đặt lưng thì tiếng bíp bíp lại kêu ( âm hiệu tin nhắn anh cài đặt riêng dành cho gái). Lén chui toa lét phập phù mở. Tin nhắn đây này " Năm con rồng cầu chúc cho anh sự thành công, sức khỏe và luôn nhớ đến em". Anh nhắn vội " Rồng lộn rồi, anh xin". Hehe...
***
Tết nào tôi cũng về quê. Cứ tầm hăm bảy hăm tám là chộn rộn muốn về. Có đêm đi uống diệu say, 3h sáng còn xách xe đòi về mặc cho con vợ tôi kêu gào thảm thiết. Đi được nửa đường thì tỉnh diệu nên quay lại. Tôi còn đó vợ già và em dại. Chứ cái thân tôi đáng kể đéo gì.
Năm nào cũng một xe đầy ứ hự những thượng vàng cho đến hạ cám. Tại bởi cái tính ham nhặt nhạnh của con vợ tôi. Thời nay đâu phải thời xưa mà lo thiếu thốn. Nhưng liền bà họ không nghĩ thế, hoặc cũng do cái bản tính thích lo toan.
Tôi thường đi ban đêm lúc vửa xong cơm tối. Ngựa bốn vó, người ngậm tăm phăm phăm lý trình dài rộng. Nhiều anh chọn đi khi gà gáy. Như thế mệt nhọc mà lại buồn vì lên xe thân nhân còn mải ngủ. Nhiều anh khác thì cứ ban ngày ban mặt mà đi. Cũng tốt thôi nhưng hành trình đông đúc lắm.
Háo hức là thế nhưng về đến quê lại buồn. Không khí tết nằm ở chợ phiên đầu ngõ chứ trong từng nhà lại im ỉm hơn cả ngày thường, tịnh không thấy cái gì cho ra vẻ. Tôi đáo mấy nhà hàng xóm anh em hỏi theo lối phố thị chuyện sắm sanh tết nhất. Tất đều chỉ ra vườn. Tết nằm ngoài đó cả. Từ ngũ quả cho đến rau cỏ thịt thà. Người ta chung nhau từ buồng chuối quả na cho đến lợn gà cá mú theo lối đánh đụng hoặc đổi chác ngang phân. Nhà có con cháu đi ra thì mới có tí gọi là xa xỉ, tỉ như hộp bánh ngoại, chai diệu Tây hay lọ hoa ly nồng nàn rực rỡ. Không thì muôn nhà như một, u uẩn trầm mặc đón xuân sang.
Mẹ tôi dặn, có mừng tuổi ai thì chỉ một hai chục thôi. Đưa không cũng được chứ chẳng cần bỏ phong bao lì xì mà làm gì. Tôi ăn nhời nhưng lại âm thầm làm theo lối khác. Là bỏ phong bao đẹp đẽ tờ năm chục đỏ choét, găm đầy hai túi áo vest. Nhẩm ra cũng hết đâu hơn kém ba triệu bạc. Thì cũng toàn anh em con cháu nhà mình thụ hưởng cả chứ có mất mát đi đâu. Mới lại tôi đàng nào cũng mang tiếng là ở xa về, lại danh giá há há.
Ấy thế mà nói các bạn không tin, người ta mừng tuổi lại cho đám con cháu nhà tôi những tờ hai nghìn mấy cả năm nghìn nhàu nhĩ. Thứ tiền lẻ mệnh giá bé mới tinh là hiếm lắm nên chúng cũ hơn cả cuốc ca. Hiếm hoi mới có người mừng được tờ mười nghìn cứng nếp. Lũ trẻ nhăn nhó cầm rồi buông lơi trên sàn nhà đầy những món đồ chơi hảo hạng. Có đứa nhớn hơn biết ý đi thì thầm với bố mẹ là tiền lẻ tiêu qué gì. Cha tiên nhân lũ chọi, chúng đâu biết người ta vẫn đi chợ sáng với năm trăm đồng cho một mớ rau và hai nghìn cho con trích ươn lồi mắt.
Cứ chiều 30 là làm cơm tất niên đoàn tụ. Với tôi tết đến đây là hết. Sang đến mồng một thì buồn hơn cả ngày thường. Bố tôi đi mời từng nhà. Thường thì như nhiều năm trước chỉ hạng bằng vai phải lứa nhưng theo thời gian mà hao hụt đi nhiều. Đâm ra mời cả bọn con cháu. Bất biết trẻ hay già nhưng cứ thành thân lập thất là ông mời bằng hết. Tôi ngẫm cũng phải, cơm đoàn viên phải khí khái mấy lị đông vui. Để còn có người hô hào uống diệu hay lăn quay xó nhà mà bài bạc. Chứ mấy cái thân già cặm cụi ăn và nói những chuyện não nề xưa cũ thì chếnh lắm.
Hai năm nay tết khuyết đi cậu út nên cũng buồn. Khi còn, việc nhà cậu thâu vén hết. Đó hầu như là nghĩa vụ của cậu và cũng là cách cậu làm vui lòng mọi người cho cái nhẽ phiền tủi cậu làm nên. Bố tôi buồn tợn nhất. Và ông làm rầu lòng thêm khi cứ say lại vác đàn bầu ra gảy. Hay đến độ làng xã cứ nghĩ nhà có thêm đám ma nên cứ thậm thà thậm thụt đầu ngõ mà nghiêng ngó. Chán đi lại đánh măng - đô - lin cho lũ cháu dại hát hò nhảy múa. Ông thạo hai món cầm kỳ của khỉ này tự bao giờ thì tôi không rõ nhưng nghe đâu lại đang gợi ý cho thằng con rể sắm thêm cây nhị hồ. Nghe mẹ tôi bảo những ngày thường còn mở cái đĩa Trọng Tấn - Anh Thơ rồi hát theo veo véo. Bạn tôi bảo ông hào hoa mà tôi chả kế thừa được gì. Tôi thì tôi nghĩ bạn tôi nhầm. Ông chả truyền và tôi chả kế thừa xuất sắc cái bịnh Gút trứ danh đó sao. Khà khà...
Tào lao ngày đầu năm khi người tạm thời hết hơi. Không phải iếu sức mà là hơi diệu. Cả tháng nay người tôi cứ nhũn ra vì diệu và những tiệc tùng suốt sáng thâu đêm. Thì cứ đổ tại cho tết thôi chứ cái bản tánh ham vui đánh chết cũng chả chừa. Tôi chừa lại đây chút niềm riêng cho các bạn. Bọn con bò!
Thú thật bi giờ hỏi anh sợ nhất gì? Địt mẹ, thưa ngay, nhất tết. Cái sợ của anh nó manh nha, âm ỉ từ khi xa nhà đi đại học. Cứ mỗi bận tết đến, vác cái thân gầy về với mẹ là anh thấy buổi nguổi buồi nguồi. Không phải vì anh không thích tết đến, mà cứ mỗi đận thế, mặt mẹ anh lại sưng lên, mắt ngân ngấn lệ. Bởi sau đó ít ngày, không chỉ riêng anh mà còn cả bầy em lại vác đi một số mớ. Tất nhiên là mớ ăn được. Cái bỏ bị, cái đút túi quần. Thường là ít khi đủ đầy theo mong muốn. Thiếu thốn phần nhiều nên anh em cứ dòm ngó nhau, rồi tị nạnh. Cũng may, mẹ anh vốn công bình. Nói như ông Cụ, không sợ ít, chỉ sợ chia đéo đều.
Đến khi anh đi làm rồi lấy vợ. Các em anh cũng thế. Sự tết nhất càng nhiêu khê, cùng cực. Hết nội ngoại đông tây lại đến bắc nam bạn bè khách khứa. Thời no đủ, chả phải lo lắng cho ai nhiều mà cũng phờ râu cáo râu trê. Anh tử vi vốn nhàn thân nhưng tâm nặng nên càng buồi nguồi, lồng lộn tợn. Đã thế, lại có cái vai con cả, thường thì chả ra phẩm chất đéo gì nhưng hễ cứ nhà có việc trọng như giỗ chập tết nhất, là oai còn hơn cóc. Nhọc thân lắm!
Nhớ cái năm nào đấy, anh ở lại Hà thành ăn tết với bên ngoại một năm. Phần thì dỗi mẹ vì sung sướng rồi mà vẫn thấy nhọc nhằn lo toan và lải nhải những chuyện xưa. Phần cũng muốn chiều vợ và lấy lòng bên ngoại một tí. Thêm tẹo nữa xem cái tết Hà thành nó có khác thôn quê. Anh có tỉ lí do, cơ sự để mà quyết tâm ở lại. Phấn khởi, vui vẻ phết.
Ấy thế mà đêm giao thừa ngồi bú chén rượu nhạt thì anh nhớ nhà, nhớ sự thân thuộc đến cùng cực. Và anh khóc. Lúc đầu chỉ ít giọt vắn dài, thêm ít tiếng i i. Sau là cứ nấc lên từng chập. Nước mắt, nước mũi chát mặn, nhờ nhờ nơi chung rượu. Vợ anh chả hiểu cơ sự mẹ gì, cứ hỏi sao lại khóc, cườm tay lượn lờ vuốt nước mắt lau chau. Chỉ tí nữa anh phụt òa thành tiếng. Phải dằn thêm năm bảy chén rượu thì mới im. Nhưng sau nó lại phun ra sằng sặc, nhạt nhòa hết cả vùng miệng, khu vực iết hầu và quân khu Bộ Hạ. Anh bảo, anh say. Mà say thì anh hay khóc. Không nhẽ lại bảo nhớ nhà? Anh chả điên thế. Vợ nó cười cho. Nhục mặt.
Bao bận anh tính nhấc máy gọi về, nhưng anh sợ. Sợ anh khóc ngất ra đấy thì chả còn ra cái thể thống gì và lấy ai ra mà dỗ. Anh cứ ngồi thu lu, trầm ngâm, sụt sịt... Vợ anh nhăn nhó rồi cũng lượn lên nhà, quẳng lại cho anh lời nhắn, rằng sao hồi quen biết nhau rượu bao bận mà chả thấy khóc bao giờ. Giời ạ, có ba tháng lẻ hai ngày là cưới, hôn nhau còn chưa cảm được vị viêm lợi, cao răng. Biết chó!
Mẹ anh gọi ra. Anh sợ không dám cầm máy. Thì vẫn cái sợ phọt khóc tức tưởi lúc đêm hôm. Chuông đổ bao nhiêu bận, anh vẫn im. Còn bật cả ti vi to lên cho át tiếng. Rượu còn bao nhiêu, anh bú sạch. Anh nhớ là nằm luôn tại chiếu nhưng sáng dậy lại thấy ở trên giường, người đầy mùi dầu cao và mồm thì đắng chát. Mệt mỏi, anh nằm mẹ đến chiều. Tỉnh dậy, người tê tê, đầu u u, nóng bỏng. Anh ốm mất rồi. Anh chẳng còn biết giời đất, giăng sao.
Năm đó, anh liệt giường mấy ngày tết. Và cùng từ đó anh chẳng thèm ở lại với tết Hà thành thêm một xuân nào nữa. Và cũng từ đó, anh chính thức...sợ tết.
Đấy, như cái tết vửa xong chả hạn. Anh về đúng ngày mẹ dặn. Xứ Thanh mưa phùn gió bấc đến tận ngày anh đi. Đéo mẹ, ngày cứ năm sáu cữ rượu. Rồi ngủ. Đều đặn thế mất nguyên tuần giời. Người ngợm như thân đi mượn, lúc nào cũng lâng lâng, nhẹ bẫng. Khổ, nhà đông anh em, lắm họ hàng, anh không uống thì ai uống cho. Không khéo, người ta còn không chơi với thì còn khổ. Cả năm, chỉ mong mỗi ngày về để uống với nhau chén rượu, kể những chuyện xửa xưa. Sự chối từ nó nặng lòng lắm.
Được cái may, rượu nó không uống mất anh và anh cũng tuyệt đối không để mất nó. Chứ mà anh mửa ra đó, thì còn ra cái thể thống chó gì. Phải không? Mẹ anh thấy thế nên cũng iên tâm, nhiều cuộc còn động viên cho uống. Anh em bạn hữu ai cũng vui. Vài cây rượu làng còn phong anh là thánh tửu. Thánh thần chó gì. Nào ai hiểu lòng anh???
Ban nãy, hồi chiều anh đi. Mẹ anh lại gói gém cho bao nhiêu là thứ. Khổ lắm, nói bao lần rồi, thời này chứ đâu phải ngày xửa xưa mà chồng chất. Như thiên hạ kia kìa, giờ còn mấy ai ăn tết, họ chơi là nhiều. Anh thì vẫn thích cả ăn lẫn chơi. Cái cặp đôi ăn chơi mà tẽ đôi ra thì dị hợm lắm. Thôi thì để cho mẹ anh vui, anh cũng nhặt nhạnh đi đôi thứ, gọi là.
Trở ra cất nhấc đồ đạc anh thấy tòi ra lọ ruốc bông. Thôi chết anh rồi. Mẹ anh nhét vào lúc nào mà anh chẳng biết. Thực ra thì anh thích ruốc bông. Ngày bé mẹ anh hay giã cho ăn. Nói thật, mặn và chả bưa giắt kẽ răng. Nhiều bận còn trộn thêm muối vừng, muối lạc ăn cho kinh tế. Đấy, ai đời U 70 rồi còn đi giã giuốc bông rồi dấm dúi nhét cho ông con U 40 ăn dặm. Anh vốc miếng ăn thử, vẫn nguyên si vị xưa. Cho thằng chọi con một dúm, nó le lưỡi nhổ phì phì, đòi ăn phô mai con bò cười với xúc xích mini. Tiên sư mày. Giuốc bông là của trẻ con. Thế mà ông bố lại còn được xơi. Ối giời!
Qua quýt bát cơm rồi nguẩy đít sang nhà ngoại. Hai thân già ngồi chầu hẫu, cỗ bàn ê chề nguội lạnh. Bẩu sao không ăn đi, chờ chó gì? Hai thân già đồng thanh, chúng tôi giờ tuyền ăn vọng. Các bạn biết ăn vọng? Là sự ngóng trông đấy thôi. Khổ!
Lạnh, mệt nên về ngủ sớm. Chưa đặt lưng thì tiếng bíp bíp lại kêu ( âm hiệu tin nhắn anh cài đặt riêng dành cho gái). Lén chui toa lét phập phù mở. Tin nhắn đây này " Năm con rồng cầu chúc cho anh sự thành công, sức khỏe và luôn nhớ đến em". Anh nhắn vội " Rồng lộn rồi, anh xin". Hehe...
***
Tết nào tôi cũng về quê. Cứ tầm hăm bảy hăm tám là chộn rộn muốn về. Có đêm đi uống diệu say, 3h sáng còn xách xe đòi về mặc cho con vợ tôi kêu gào thảm thiết. Đi được nửa đường thì tỉnh diệu nên quay lại. Tôi còn đó vợ già và em dại. Chứ cái thân tôi đáng kể đéo gì.
Năm nào cũng một xe đầy ứ hự những thượng vàng cho đến hạ cám. Tại bởi cái tính ham nhặt nhạnh của con vợ tôi. Thời nay đâu phải thời xưa mà lo thiếu thốn. Nhưng liền bà họ không nghĩ thế, hoặc cũng do cái bản tính thích lo toan.
Tôi thường đi ban đêm lúc vửa xong cơm tối. Ngựa bốn vó, người ngậm tăm phăm phăm lý trình dài rộng. Nhiều anh chọn đi khi gà gáy. Như thế mệt nhọc mà lại buồn vì lên xe thân nhân còn mải ngủ. Nhiều anh khác thì cứ ban ngày ban mặt mà đi. Cũng tốt thôi nhưng hành trình đông đúc lắm.
Háo hức là thế nhưng về đến quê lại buồn. Không khí tết nằm ở chợ phiên đầu ngõ chứ trong từng nhà lại im ỉm hơn cả ngày thường, tịnh không thấy cái gì cho ra vẻ. Tôi đáo mấy nhà hàng xóm anh em hỏi theo lối phố thị chuyện sắm sanh tết nhất. Tất đều chỉ ra vườn. Tết nằm ngoài đó cả. Từ ngũ quả cho đến rau cỏ thịt thà. Người ta chung nhau từ buồng chuối quả na cho đến lợn gà cá mú theo lối đánh đụng hoặc đổi chác ngang phân. Nhà có con cháu đi ra thì mới có tí gọi là xa xỉ, tỉ như hộp bánh ngoại, chai diệu Tây hay lọ hoa ly nồng nàn rực rỡ. Không thì muôn nhà như một, u uẩn trầm mặc đón xuân sang.
Mẹ tôi dặn, có mừng tuổi ai thì chỉ một hai chục thôi. Đưa không cũng được chứ chẳng cần bỏ phong bao lì xì mà làm gì. Tôi ăn nhời nhưng lại âm thầm làm theo lối khác. Là bỏ phong bao đẹp đẽ tờ năm chục đỏ choét, găm đầy hai túi áo vest. Nhẩm ra cũng hết đâu hơn kém ba triệu bạc. Thì cũng toàn anh em con cháu nhà mình thụ hưởng cả chứ có mất mát đi đâu. Mới lại tôi đàng nào cũng mang tiếng là ở xa về, lại danh giá há há.
Ấy thế mà nói các bạn không tin, người ta mừng tuổi lại cho đám con cháu nhà tôi những tờ hai nghìn mấy cả năm nghìn nhàu nhĩ. Thứ tiền lẻ mệnh giá bé mới tinh là hiếm lắm nên chúng cũ hơn cả cuốc ca. Hiếm hoi mới có người mừng được tờ mười nghìn cứng nếp. Lũ trẻ nhăn nhó cầm rồi buông lơi trên sàn nhà đầy những món đồ chơi hảo hạng. Có đứa nhớn hơn biết ý đi thì thầm với bố mẹ là tiền lẻ tiêu qué gì. Cha tiên nhân lũ chọi, chúng đâu biết người ta vẫn đi chợ sáng với năm trăm đồng cho một mớ rau và hai nghìn cho con trích ươn lồi mắt.
Cứ chiều 30 là làm cơm tất niên đoàn tụ. Với tôi tết đến đây là hết. Sang đến mồng một thì buồn hơn cả ngày thường. Bố tôi đi mời từng nhà. Thường thì như nhiều năm trước chỉ hạng bằng vai phải lứa nhưng theo thời gian mà hao hụt đi nhiều. Đâm ra mời cả bọn con cháu. Bất biết trẻ hay già nhưng cứ thành thân lập thất là ông mời bằng hết. Tôi ngẫm cũng phải, cơm đoàn viên phải khí khái mấy lị đông vui. Để còn có người hô hào uống diệu hay lăn quay xó nhà mà bài bạc. Chứ mấy cái thân già cặm cụi ăn và nói những chuyện não nề xưa cũ thì chếnh lắm.
Hai năm nay tết khuyết đi cậu út nên cũng buồn. Khi còn, việc nhà cậu thâu vén hết. Đó hầu như là nghĩa vụ của cậu và cũng là cách cậu làm vui lòng mọi người cho cái nhẽ phiền tủi cậu làm nên. Bố tôi buồn tợn nhất. Và ông làm rầu lòng thêm khi cứ say lại vác đàn bầu ra gảy. Hay đến độ làng xã cứ nghĩ nhà có thêm đám ma nên cứ thậm thà thậm thụt đầu ngõ mà nghiêng ngó. Chán đi lại đánh măng - đô - lin cho lũ cháu dại hát hò nhảy múa. Ông thạo hai món cầm kỳ của khỉ này tự bao giờ thì tôi không rõ nhưng nghe đâu lại đang gợi ý cho thằng con rể sắm thêm cây nhị hồ. Nghe mẹ tôi bảo những ngày thường còn mở cái đĩa Trọng Tấn - Anh Thơ rồi hát theo veo véo. Bạn tôi bảo ông hào hoa mà tôi chả kế thừa được gì. Tôi thì tôi nghĩ bạn tôi nhầm. Ông chả truyền và tôi chả kế thừa xuất sắc cái bịnh Gút trứ danh đó sao. Khà khà...
Tào lao ngày đầu năm khi người tạm thời hết hơi. Không phải iếu sức mà là hơi diệu. Cả tháng nay người tôi cứ nhũn ra vì diệu và những tiệc tùng suốt sáng thâu đêm. Thì cứ đổ tại cho tết thôi chứ cái bản tánh ham vui đánh chết cũng chả chừa. Tôi chừa lại đây chút niềm riêng cho các bạn. Bọn con bò!
P/S: hàng tồn kho mất chìa khóa:))