Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all 444 articles
Browse latest View live

DÂM LUẬN SƠ LƯỢC

$
0
0


Con người có bao nhiêu giác quan thì có bấy nhiêu nết dâm nằm trên đó. Với ngũ giác quan đã được phân định rạch ròi thì ta sẽ có: khẩu dâm ( miệng lưỡi ) - thính dâm ( tai ) - thị dâm ( mắt ) - khứu dâm ( mũi ) - xúc dâm ( chân tay ). Ấy là tôi nhét cái vị dâm ( lưỡi ) vào cái khẩu dâm cho vị chi ra ngũ để lấy chỗ cho lục aka giác quan thứ sáu xếp sau. Cái này người có người không và thuộc vào loại hiếm có khó tìm. Nếu ai đó có giác quan thứ sáu thì tôi xin phép được đặt tên cái nết dâm nằm trên đó là...hoang dâm. Bởi nó hoang đàng, ma mãnh và âm lịch bỏ mẹ, hehe.

Khẩu dâm ( miệng lưỡi ) hay được các giáo khoa thư về tình dục học nhắc đến với cái tên Tây khá mỹ miều là oral - sex áp dụng cho đàn ông và blow - job áp dụng cho đàn bà. Tôi không hiểu kỹ nghĩa nguyên bản là gì nhưng tinh dịch ra tiếng ta thì đa nghĩa lắm. Với những nữ sinh học trường nhạc thì có nghĩa là " thổi kèn ", với những anh chàng làm nghề chăn nuôi thì có nghĩa là " vét máng ", còn với số đông quần chúng thì nó có nghĩa là nâng cánh chim - dìm cánh bím. Đại khái thế!

Khẩu dâm đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì hạnh phúc lứa đôi, bất kể là nhi đồng thối tai hay bô lão khai bẹn. Tuy nhiên ở cái xứ sở An-nam hình rươi thần thánh này thì việc đó hẵng còn thụt thò lắm. Không hẳn bởi vấn đề vệ sinh dịch tễ mà là cái cơ chế đạo đức rối rắm tối tăm. Người ta coi hành vi này là không đúng với thuần phong mỹ tục, thậm chí là trái với đạo lý làm người, vài nơi còn bị coi là đi ngược với tinh thần hiến pháp và cả những tấm gương ưu tú lãnh tụ sáng ngời. Lý luận chung là như thế nhưng riêng với các anh em quan chức nước nhà thì khẩu dâm chỉ đơn thuần là...nói cho sướng miệng, hehe.

Ngược hẳn với khẩu dâm, thính dâm ( tai ) ít được nhắc đến trong tình dục học. Không phải là do thính dâm kém tắm hơn khẩu dâm mà bởi tại các giáo sư soạn giáo khoa thư thường là...bị điếc. Mà bọn điếc thì nghễnh ngãng lắm nên sự nhỡ nhàng đó nên coi là tai nạn và là cơ hội cho tôi thông não giáo hóa chúng sinh. Nếu khi làm tình chẳng liếm được nhát nào quanh vành tai thì hãy thổi đầy những lời yêu thương vào lỗ nhị, ôi quên, lỗ nhĩ. Sướng chẳng kém gì cái khẩu dâm kia đâu, thậm chí còn hơn với những anh mồm loe răng vẩu lưỡi gầu sòng. Hiuhiu.

Giờ ta bàn về thị dâm. Chao ơi tôi sung sướng đến tương tư khi gặp các cô nàng mông to vú nở và cũng cam đoan rằng các vàng son luôn nặng nỗi hoài lang bởi sự tuấn tú và uy vũ lúc lâm sàng ( là lên giường nhé, chứ không phải...sắp chết ). Trong hành vi tính dục nhiều người chỉ nhìn thôi đã sướng. Tôi vẫn nhớ cú phóng tinh đầu đời là khi chứng kiến cặp song cẩu đi tơ nơi mé hiên nhà. Nhiều anh tốt phúc còn được xem trọn bộ phim sex thủa hồng hoang, thậm chí là được giời thương khi cận cảnh chiếu giường của những cặp vợ chồng hay tình nhân thơ thẩn. 

Giáo khoa thư về thị dâm cũng không có nhiều nhưng với một trung niên bù bựa ba chín còn non nhưng bốn mươi thì hơi già như tôi thì nếu được nhìn lại cặp song cẩu đi tơ ở bất kỳ đâu đó mà lại phóng tinh thì chắc chắn là Ba Đình...thất thủ. Chẳng tại bởi cái uy vũ không còn mà là do...mắt kém. Tôi cải tạo và nâng cấp thị lực cũng như thị dâm bằng cách nhìn ảnh bác hàng ngày trên đồng bô-li-me 500k xanh biếc mong manh. Ơi hỡi cao xanh hehehe.

Khứu dâm ư? Tôi có trao đổi với anh Bín bần nông, gáo sư đại học Óc - Phọt trứ danh xứ Ăng - lê mù sương thì được biết đó là hành vi chỉ ngửi thôi đã sướng. Anh tuy bị tịt mũi kinh niên nên cái khứu dâm hơi hạn chế nhưng bù lại khẩu dâm anh lại cực  huy hoàng. Câu cửa miệng của anh luôn là: " mình vét màng bằng cả...tấm lòng". Tôi không bị tịt mũi như anh nên khi gặp những dáng kiều thơm tho thì đi theo người ta như ma dẫn lối. Những hạng đàn bà mà có dị hương thì phần đa đều làm mẫu nghi thiên hạ cả, còn những bọn xú hương khi vào nhà ai có chó thì đều bị đớp cho tơi bời. Lịch sử Trung Hoa ghi nhận nàng Dương Quý Phi dắm thơm như mùi trắc bách diệp nên nỗi mấy đời vua Đường triều mê mẩn triền miên và khứu dâm của các đấng quân vương phát tiết cực kì rực rỡ. Chả thế mà thi ca nổi lên xiêm y thõng thượt thiên hạ thái bình. Âu cũng là cái phúc đức cho trăm họ vậy.

Xúc dâm ( tay chân ) được giáo khoa thư về tình dục nhắc đến với cái tên Tây khá là long trọng, hand - job, tinh dịch ra tiếng ta thì cũng đa - di - năng hàm ý sâu xa. Nào là " xóc lọ ", " quay tay ", nào là " tuốt lươn ", " vê cột "...Nhẽ ai cũng biết rồi nên tôi chẳng nói mà chi. Xin trích lại một đoạn trong văn phẩm bố láo tôi biên vào nhiều mùa trước.

" Còn văn sĩ Hoàng Trọng Cường là chỗ thân thiết với nhà tôi. Nghe đâu còn nhận ông già là anh kết nghĩa. Hắn cũng đớp được một chức rất oách, Tổng biên tập tạp chí xứ Thanh. Oai ngang cóc! Chức này, nguyên xưa kia là của đại lão nhà văn Từ Nguyên Tĩnh. Cái tên ông này đến lạ, đọc ngược ra thì nó thành mẹ... Tình Nguyên Tử, khư khư.



Lại một trận nhậu tơi bời khói lửa. Văn Công Hùng phê hứng chí đọc thơ. Lê Quang Sinh trầm ngâm khoác vai hai em nức nở. Hoàng Trọng Cường thì tranh thủ sửa sắc đẹp bằng cách nặn mụn lồi. Từ Nguyên Tĩnh rung đùi ngơ ngáo, mắt lèm nhèm hỏi tôi, hai con thằng Sinh đang ôm ở đéo đâu ra mà đẹp thế nhở? Ôi ông, răng rụng hết rồi thì xơi thế đếch. Cụ nghiêng ngó, anh nhầm đấy chứ, tay tôi ngón giữa to thế này cơ mà, há há. Bỏ mẹ thật!".


Còn cái giác quan thứ sáu ( hoang dâm ) kia thì sao? Xin thành thật mà nói là khoa học thế giới chưa động đến. Ấy nhưng ở ta có một nữ văn sĩ thiên tài đã nêu ra đầy đủ và tường tận trong một đoản thuyết có tên là  " Bóng đè ". Nàng có danh xưng là Đỗ Hoàng Diệu, đồng hương và cũng là đồng môn chung trường Luật với tôi. Ai chưa đọc mời Gúc đọc ngay đi để cho tôi kết luận thiên này ở cái ý: Không gì sung sướng bằng sự hoang dâm với ma. Khà khà. Nhất là những con ma có nguồn gốc tổ tông từ phương Bắc.

Xin được dừng bài sơ luận ở đây. Mời các bạn tán thêm cho tòe loe chích chòe nức nở.




SỐC &ĐỘC # 99

$
0
0


Mảnh đất lắm người nhiều ma. Khà khà...



Đi tìm cái tôi đã mất - Tùy bút chính trị của cố nhà văn Nguyễn Khải, hehe.



Chị đây đích thị Tạ Phong
Tần nền dân chủ két mòng lele.



Có câu chó ngáp phải ruồi
Cháu đây đang ngáp là buồi sắp đai ( aka đái )



Sự nghiệp bắt chó vẻ vang
Giống hệt cảm tử ba càng diệt tăng.



Khen cho con tạo khéo nảy nòi
Củ quả có cả bướm lẫn đoi
Ví đây đổi phận thành cam táo
Thì mận lê kia nhẽ phê lòi.



Chải lông cũng rất kỳ công
Bên hông có một cái lồng... phòi ra.



Trung thu giăng sáng như gương
Làm đèn nhớ bác mà thương nhi đồng.



Bọn xăm rõ khéo lộn gằm
Cụ găm mắt toét tối tăm con tiều.



Chênh nhau đến mấy trăm nghìn
Làm cho các giáo vãi lìn...vào sư.



Sự nghiệp dỗ trẻ thời nay
Oai hùng hơn cả những ngày kháng chiên ( aka chiến )



Cảnh trong phim " Nhiệm vụ bất khả thi " - Bản Việt hóa.



Mấy đời bánh đúc có xương
Nghìn năm bành tổ hưởng dương thế này.



Đảng ta chuyên trị đi buôn
Động vật quý hiếm mới buồn làm sao.



Khớ khớ khớ...



Làm quan có dạng - làm dáng...có hình. Hehe.

***

Nguồn: nhặt trên NET.

DI CHÚC CỦA SÚC VẬT.

$
0
0


Đây, thói gian manh và tráo trở của người An-nam nhà các anh đây. Thời này là thời nào rồi mà còn bố láo bố xiên thế hả?. An-nam nhà các anh đéo bao giờ thành người chứ đừng nói là lớn nổi bởi những thói bần tiện khuyết tật như này. Bài của anh Lê Vĩnh Huy tôi dẫn về từ đây https://levinhhuy.wordpress.com/. Và như thông lệ, tít tôi lại rút trong quẩn ra, khà khà. Mời các anh thẩm thấu. 

***

Hơn chục năm trở lại đây, có một đoạn văn được loan truyền, đồn rằng đây là “Di chúc của Trần Nhân Tông”, như sau:

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta, họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

Trong khí thế chống Tàu hừng hực, có được đoạn văn tiền nhân dặn dò bằng lời lẽ đanh thép, khí thế kiêu hùng, thật là ấm lòng kẻ sĩ lắm thay.

Vậy là đoạn văn được chia sẻ nhanh chóng trên các trang mạng cả trong lẫn ngoài nước, hiệu quả của nó tuy không có sức mạnh hiệu triệu bằng lời nói đầu Hiến pháp (sửa đổi) của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng lay động lòng người không kém.

Cõi mạng vốn mù quáng và mê muội, luôn tin vào những gì mình thích được nghe, nên chẳng ai đặt ra nghi vấn: Trần Nhân Tông để lại di chúc khi nào? Nguồn của đoạn văn là theo sử sách nào? Bất cần biết, cứ có văn hùng văn hay của vua chúa cha ông tiên tổ con bà nó để lại là sái cổ nghe theo, share ào ạt; và thậm chí cái “di chúc” này còn được đúc tạc thành bia nơi đền miếu để phụng thờ.

Truy tầm mải miết chẳng ra link gốc của “di chúc”, tôi chán rồi phải bỏ. Dè đâu, nhân khi tìm sơ đồ phả hệ tôn thất nhà Trần, tôi được đọc quyển tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải, thì mới biết đây chính là “nguồn” của “di chúc”.


Huyền Trân công chúa là một phần trong bộ trường thiên dã sử Bão táp triều Trần. Bộ này gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa, Vương triều sụp đổ – được xuất bản lần đầu trọn bộ năm 2003.

Hãy đọc đoạn này, ở chương 14 tiểu thuyết Huyền Trân công chúa:

(…) Vua Nhân tôn thở dài:

– Vậy chớ quan gia và các khanh có ngờ rằng đấy lại chính là chủ ý của triều đình nhà Nguyên không?

Mọi người ngơ ngác. Vì không có ai ngờ một nhà nước lớn như thế, lại xui dân gây sự bất hòa với lân quốc bằng những điều nhỏ mọn, mà ngay đám tiểu nhân cũng không bao giờ làm. Vua Nhân tôn nói với giọng ngùi ngùi:

– Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Vả lại, phải xem đây là mưu của người Trung quốc. Chỉ người Trung quốc mới nghĩ ra các thứ mẹo vặt ấy. Ngoại trừ những điều nhân nghĩa ra, thì các nhà cai trị Trung Hoa không việc gì là họ không làm. Từ những việc kinh thiên động địa đến việc táng tận lương tâm, miễn sao họ có lợi. Cũng nên nhớ, đây còn là quốc sách truyền thống của người Hoa Hạ (Người Trung quốc xưa thường cho dân tộc mình là nòi giống đẹp đẽ nhất hoàn vũ, nên gọi là Hoa Hạ); từ ngày họ mới lập nước tới nay. Các người có nhớ hồi đánh giặc Thát, ta chỉ ngại cái đám mưu sĩ người Tống, đầu hàng nhà Nguyên, lẩn vào trong đó. Cho tới khi trừ được bọn Lý Hằng, Lý Quán rồi ta mới yên tâm đánh bọn Thoát Hoan, Tích Lệ Cơ Ngọc. Bọn người Thát, trước sau gì cũng không nuốt nổi Trung Hoa. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung quốc. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu… (hết trích).

Vậy là đã rõ: ai đó đã nhân đoạn văn của Hoàng Quốc Hải có câu “để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc” mà lộng giả thành chân, đánh tháo thành ra là di chúc thật, để làm lời hịch tuyên truyền bảo vệ biển đảo và biên thùy. Cả trong thời đại Internet mà người ta vẫn ngụy tạo lịch sử được, thiệt tình!

Xin có lời nhắn nhủ các nhà “ái quốc” hải nội hải ngoại, từ nay về sau, có dẫn “Di chúc Trần Nhân Tông” thì nhớ đề rõ nguồn giùm cái, là trích từ chương 14 tiểu thuyết Huyền Trân công chúa của nhà văn Hoàng Quốc Hải, để tránh tiếng đạo văn, kẻo bị kiện tụng về sau, he he!

NÉM ĐÁ NƯỚC SƠN

$
0
0


Nhân đọc bài “Có phải Trung Quốc cho vay nên phải mua tàu của Trung Quốc?” trên blog Người đồng bằng , bài do ông Trần Văn Thọ - một chuyên gia kinh tế đang giảng dạy tại đại học Waseda, Tokyo, Nhật - viết.

Đề cập tới sự kiện “Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông”, ông Thọ cho rằng “Trong dự án 13 đoàn tàu nói trên được biết Trung Quốc cho vay vốn và đặt điều kiện phải dùng tiền đó mua tàu của họ. Bộ trưởng Đinh La Thăng bảo rằng nước nào cho vay cũng đặt điều kiện như vậy, chẳng hạn Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng như vậy. Điều này hoàn toàn sai”. 


Và “Trước khi chứng minh nhận định đó là không đúng, ta có thể đặt thêm một câu hỏi nữa: Nếu các nước khác cũng có cùng điều kiện đó, tại sao lại chọn Trung Quốc? Công nghệ của Trung Quốc cao hơn?”.

Tiếp theo, ông Thọ chỉ ra những ưu việt từ nguồn vốn ODA của Nhật và từ đó người đọc sẽ tự đặt ra câu hỏi: Nếu công nghệ của Trung Quốc không cao hơn, tại sao chúng ta không sử dụng ODA và công nghệ Nhật?.

Sự thực thì hiện nay, song song với dự án metro Hà Nội sử dụng nguồn vốn ODA Tàu, thì dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên tại Tp. HCM đang sử dụng vốn ODA của Nhật và Nhật vẫn buộc ta vẫn phải mua tàu của họ. Tôi không đủ thẩm quyền phán xét ông bộ trưởng Thăng nói đúng hay sai, nhưng thực tiễn đang là như ông Thăng nói. Nhật cũng đặt điều kiện như Trung Quốc, và dự án này cũng đội giá như dự án kia (tăng 51% hôm 7-10-2015).

Các đầu tầu toa tầu do Nhật cung cấp đã được trưng bày cách đây nhiều tháng ở Sài Gòn để nhận góp ý, nhìn cũng giống như hàng Trung Quốc đang trưng bày ở Hà Nội thôi. Cái khác là màu sơn đẹp hơn chứ không giống màu sơn đã trở thành thương hiệu của Mai Linh đang bị “dư luận” ném đá tơi tả.

Nhưng đó mới chỉ là những nhận xét đầy cảm tính bề ngoài, còn chất lượng bên trong, là công nghệ thì sao?

Ông Thọ đặt câu hỏi “liệu công nghệ (metro) củaTrung Quốc có cao hơn”? Điều thú vị nằm ở chỗ, là một chuyên gia kinh tế nhưng ông Thọ không phân tích giá thành mà lại đặt câu hỏi về công nghệ.

Câu hỏi của ông Thọ thực ra cũng chính là câu tôi tự hỏi khi viết entry cong và cớn. Khi đó tôi cũng đánh giá thấp công nghệ đường sắt Trung Quốc (trong đó có metro) và tạm bằng lòng rằng thôi thì “tiền nào của đó”, vì so thử giá thành metro của Tàu (ở Hà Nội) với metro của Nhật (ở Sài Gòn), thì giá thành tuyến metro Hà Nội thấp hơn.

Cho đến cách đây khoảng hơn tuần lễ, khi xem kênh Địa lý quốc gia (National Geographic Channel) trên TV, tôi mới được “thông não” rằng Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ đường sắt cao tốc.

Hiện nay, Trung Quốc sở hữu 17.000 km đường sắt cao tốc, chiếm hơn 50% tổng chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới.

Về tốc độ, tàu thương mại đạt tốc độ cao nhất thế giới hiện nay là tàu đệm từ của Trung Quốc chạy hàng ngày tại Thượng Hải: 431km/h.

Kỷ lục về tốc độ hoạt động tối đa nhanh nhất (MOR) hiện nay là 350 km/h tại tuyến đường sắt Bắc Kinh - Thiên Tân: đi hết 30 phút trên tuyến dài 117km.

Những số liệu trên cho thấy, công nghệ đường sắt của Trung quốc hiện nay (trong đó có metro) không phải dạng vừa đâu.

Vậy mà chỉ cách đây vài năm, đường sắt cao tốc vẫn là thế mạnh truyền thống của người Nhật. Và ngay cả bây giờ, người Nhật vẫn giữ kỷ lục về tốc độ cao nhất, khi tháng 4-2015 vừa rồi họ cho chạy thử một đầu máy đệm từ chạy trên đoạn đường 1,8km hết có 10 giây 8, đạt vận tốc 603 km/h (nhưng chỉ là thử nghiệm). Ngoài ra, lợi thế lớn nhất của công nghệ đường sắt cao tốc Nhật là đã hoạt động an toàn mà không có sự cố lớn nào trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Bất chấp điều đó, hiện trên thế giới có đến hơn 50 nước quan tâm đến công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc, và người Nhật vẫn đang mất thị trường xây dựng đường sắt cao tốc vào tay người Tàu.

Tại sao? Tại vì công nghệ tàu cao tốc của người Tàu bây giờ chẳng những không thua người Nhật và các mặt khác thì lại còn vượt trội, nhất là về giá thành. Và nói vòng vo ODA ưu đãi hay đặt điều kiện gì đó như ông Thọ thì cuối cùng cũng nên “quy ra thóc” xem sao, tức là giá thành – đắt hay rẻ.



Không biết các nước dưới đây có lắm chuyên gia kinh tế và chuyên gia “bài Tàu” như ở ta không? Nhưng thay vì chọn Nhật thì họ cứ khăng khăng chọn Trung Quốc làm đường sắt cho họ.

Vài con số thống kê:

Trong năm 2014, tổng số các dự án xây dựng đường sắt cao tốc ở nước ngoài mà các công ty Trung Quốc tham gia là 348 dự án.

Tháng 12-2014, Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận chung về dự án xây dựng 734km đường sắt cao tốc từ Nong Khai tới Bangkok.

Ngày 1-10-2015, Indonesia cho biết sẽ hoàn tất đàm phán với Trung Quốc về dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 150 km nối giữa Jakarta và Bandung.

Chỉ vài ngày trước chuyến thăm của Tập Cận Bình, Mỹ đã dành cho Công ty CRG (Trung Quốc) hợp đồng xây tuyến đường sắt cao tốc 370km nối giữa Las Vegas và Los Angeles. Công ty này cũng là nhà thầu xây tuyến đường sắt cao tốc dài 770 km nối giữa hai thành phố Moscow và Kazan của Nga.

Vậy mới biết người Mỹ họ thực dụng, đấu đá nhau ở đâu thì đấu đá, chứ trên mặt trận kinh tế, cứ có lợi cho họ là họ OK.

Ừ thì thế giới người ta chọn đường sắt cao tốc công nghệ Tàu, kệ người ta. Hiện nay Tàu còn đang ve vãn ta đoạn Hà Nội – Lào Cai, còn việc nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc xuyên Việt (mới được tái khởi động) vẫn đang nghiêng về phía người Nhật kia mà. Ta nghèo thì nghèo thật, nhưng cóc cần rẻ, đi tàu Nhật thiên hạ mới khen là sang hơn Mỹ.

Đó là vì vẫn có những e ngại về mặt “dư luận xã hội” gọi nôm na là “ném đá”, nếu ai đó chọn người Tàu làm đối tác, trong đó hiển nhiên phải kể đến sự “đóng góp”của báo chí và các giáo sư chuyên phán trong vai người định hướng dư luận.

Ngoài ra thì vẫn có một chút lo ngại vu vơ về tính an toàn về kỹ thuật và vận hành thiết bị của Tàu. Và vẫn có những lo ngại chính đáng về việc sẽ phải nhận một lượng lớn lao động Trung Quốc, làm gia tăng những khó khăn về công ăn việc làm cho người lao động trong nước.


Và trên tất cả, là những lo ngại không thể bỏ qua: an ninh quốc phòng. Người Thái, người Indo và người Mỹ họ ở xa, còn ta ở sát vách. “Yêu” nhau hay không “yêu” nhau, cứ rào dậu cho kín là hơn. Đắt cũng phải chịu.

Viết đến đây, thì lòi đuôi kẻ viết entry này cũng thuộc típ “bài Tàu”.

Vâng. Nhưng kính thưa các chuyên gia:

“Bài Tàu” theo kiểu thoát sư tử đá hay đua nhau “tương gạch” vào nước sơn của cái đầu máy toa xe metro thì tôi chê.

***

SỐC &ĐỘC # 100

$
0
0
Ảnh của Nguyen Quoc Hwng.

Dịch thô thì nghĩa đường mòn
Dịch tinh thì héo cả hon Bác Hồ.
Hố hố....



Thời trang & Cuộc sống.



Kỳ Duyên cũng thật kỳ khôi
Đẹp thì có đẹp nhưng ôi... vãi nìn.
Tuy rằng đương tuổi tin tin
Bàn chân đen tựa cái lìn phò hiu.



Ngũ long công chúa khoe đùi.
Nhất hoàng tử nhẵn như chùi, ngó lơ.,



Giặc nào là giặc vào nhà?
Cái áo đang mặc cũng là China
Hay là đào thử mả cha
Hỏi ông bành tổ quê nhà ở đâu?





Năm nay Hà Tĩnh nắng to
Chào mừng đại hội toàn bò với heo.



Chân dung một anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.



Đi đái là quyền công dân
Ở đâu là việc nhân thân mỗi người.



Bá ngọ bọn tự do
Tiên nhân thằng họ Thích.



Dân chủ đã đéo ra gì
Chính tông cũng đéo mấy khi có quà.



Không phải mông vú bướm đoi
Em đại diện bưởi Năm Roi miệt vườn.



Răng già giắt tý tình non
Gái ngon nghe nói là con trại hòm.



Ăn trứng của bọn Tây lông
Thế là vợ sướng vãi lồng gà ta.



Gào to tất được anh hùng
Xã ta vững mạnh đùng đùng phát huy.

***

Nguồn: nhặt trên NET.

SẸO ĐỘC LẬP & SẸO LỒI.

$
0
0

Trần Mạnh Hảo xưa nay vưỡn nổi danh với cái mồm cá ngão và bài " bóp vú " Phan Huyền Thư này là một...cao trào. Xin được chân chọng giới thiệu, hehe. Tít dài tôi phải rút cho ngắn lại. Và tất nhiên vưỡn ở trong quần ra, khà khà...

***

Nhà xuất bản “Lao động” cho xuất bản tập thơ của Phan Huyền Thư năm 2014, cuối năm 2015 tập thơ này đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Ngay sau đó, “Sẹo độc lập” đã bị mạng xã hội tố cáo Phan Huyền Thư đạo thơ của Du Tử Lê và Phan Ngọc Thường Đoan, cũng như mấy năm trước tác giả này đã đạo văn của nhà phê bình Đặng Tiến. Lúc đầu, ông Phạm Xuân Nguyên nhảy ra bênh Phan Huyền Thư nhưng tất cả bằng chứng và sự thật đã chống lại Phạm Xuân Nguyên và tác giả tập thơ. Cuối cùng Phan Huyền Thư đã phải xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả vì chuyện hai bài thơ giống nhau như hai giọt nước; tuy nhiên bà Thư tuy bị Hội Nhà văn Hà Nội truất ( thu hồi) giải thưởng, vẫn gân cổ lên cãi bà không mắc tội đạo thơ. Có nghĩa là “vụ án đạo thơ thế kỷ” này chưa dừng lại vì Phan Huyền Thư đang âm mưu làm phù phép nhờ vả hai ba anh nào đó bên hải ngoại tạo bằng chứng giả để tố ngược lại Phan Ngọc Thường Đoan đạo thơ mình !

Chính vì vậy, chúng tôi phải tìm đọc tập thơ “Sẹo độc lập” để xem nó có đích thực là thơ hay không, hay chỉ là những câu nói tầm thường năng xuống dòng viết theo trường phái “Tân con cóc” do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một ông công an kiêm Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam làm chủ soái. Chúng tôi xin trích nguyên văn “bài thơ” “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư để xem nó thơ hay không thơ ( vì thơ này xuống dòng liên tù tì nên chúng tôi dùng gạch chéo / để thay cho cơn mưa xuống dòng ) :


“Ngày mười / chin tháng / hai năm nhâm / tý / tôi / được độc lập / với mẹ / bằng sợi dây / rốn / cắt đứt cơ thể / vết / sẹo làm người / vết sẹo / tôi / cái rốn / độc / lập Phan Huyền / …Thơ 19/2/2004”

Cả “bài thơ” là những câu nói tầm thường, không có câu nào là thơ cả, Phan Huyền Thư viết theo lối cực kỳ dễ dãi, nhạt nhẽo, tầm phào theo tiêu chí “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều. Hèn gì sáng nay, ông chủ soái trường thơ “Tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều lên mạng bênh Phan Huyền Thư, lên án Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là sai vì bà này có nhận mình đạo thơ đâu.

Nếu cứ viết phi thơ, viết phứa, viết dễ dãi tào lao chi khươn như Phan Huyền Thư như theo bút pháp “sẹo” trên thì bất cứ ai không cứ kẻ viết bài này, mỗi ngày cũng có thể cho ra hai mươi tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội. Trần Mạnh Hảo xin phóng bút, té nước theo mưa “ Sẹo độc lập” mưa thơ rằng :

“MỦ YÊU” : em/ li dị / tôi / khiến trái / tim tôi / mưng mủ / mủ / yêu / em tội /ác / quân / giết người / có tên / là trinh nữ / quái thai / ơi / từ mủ / yêu / tôi /cô / đơn dứt khoát / thành trần / mạnh / hảo ngọt / mủ / ơi…

Xem ra “Mủ yêu” có cơ hay hơn “ Sẹo độc lập” mất !




Nhìn bìa tập thơ “Sẹo độc lập” đủ biết Phan Huyền Thư không hiểu bản chất thi ca, chưa rành tiếng Việt khi bà Thư chua dưới tên tập thơ dòng chữ : “ Một tập thơ viết để trò truyện với những người bạn”…Xưa nay thơ vốn là lời tâm tình của tác giả với độc giả, là nơi người viết tìm tri âm tri kỷ” sao còn thừa lời trên bìa sách thế này. Giống như chị bán cá ngoài chợ phải viết trên sạp cá của mình rằng đây là cá vì sợ người đi chợ nhầm là con chim hay sao ? Vả, nó là “một tập thơ” dĩ nhiên rồi, có phải hai hay ba tập đâu mà thừa lời rằng “ sẹo độc lập” là một tập thơ, không phải hai tập đâu nhá …

Lại nói tí tẹo về bài “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư : nghĩa là khi bà Thư sinh ra bà bị cắt cuống rốn tạo thành cái sẹo để độc lập với bà cụ Thanh Hoa đã sinh ra bà. Lượng thông tin của thơ này chỉ có thế. Thơ bản chất là ngôn ngữ hình ảnh, hình tượng, là ngôn từ bề sâu, hàm xúc, ngôn từ biểu tượng, hồn nhiên nhưng ngầm chứa triết học. Cái “sẹo” cắt rốn kia sao đã có thể làm đứa con “độc lập” với bà mẹ được. Về nghĩa đen đã sai ( xin lỗi, thơ Phan Huyền Thư không có nghĩa bóng)…Đứa trẻ sinh ra cho tới chết cũng không thể độc lập khi nó còn phụ thuộc vào sữa mẹ, mũi nó phụ thuộc từng giây vào dưỡng khí là bà mẹ bầu trời…Con người là một sinh vật phụ thuộc vào muôn thứ khách quan…Chỉ một vết cắt rốn mà đứa trẻ độc lập được thì độc lập ơi ta chào mi, vì mi chẳng có thật trên đời…

Phan Huyền Thư, kẻ vắt mũi chưa sạch trong thi ca, lẽ nào dám chê bai nền thi ca dân tộc với những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, với những thi hào như Ôn Như hầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…lại dám viết những lời phỉ phui, rẻ rúng chê bai nền thi ca dân tộc thế này :


“ Trăm năm quốc ngữ / hay cả ngàn năm Hán Nôm / không tìm ra câu thơ nào viết đủ / cho khổ đau và cay đắng / khi tôi hiểu ra một danh tính : thi nhân…” (trang 25)

Một Lê Đạt mà Phan Huyền Thư coi là thầy, hay nhắc đến ông trong “Sẹo độc lập” cũng có nhiều câu thơ hay, rất “khổ đau và cay đắng”, lẽ nào bà Thư chưa đọc ông này với hai câu thơ thôi : “ Cột đèn rớm điện” và : “ Mẹ già ta ngơ ngác ? Lưng còng đau gậy tre” ?




Cho hay kẻ hậu sinh quen dùng thước vũng trâu đằm đo biển cả cha ông do thiếu học vấn, thiếu tâm hồn thi ca mới dám gần chùa gọi bụt bằng mày tao như thế ?

Thơ Phan Huyền Thư trong “ Sẹo độc lập” không chỉ dễ dãi, nhạt nhẽo mà rất đại ngôn, triết lý vớ vẩn :


“để giới hạn an toàn trong giới hạn / bằng chân lý : bất động / sự bất động của nghệ thuật /là tượng đài hình chiếc cột /đợi tương lai thi hành án / tử hình” ( trang 31 bài “Giới hạn”)

Triết lý dởm này là thế nào hả giời ? Ôi, có thứ chân lý bất động à giời ? Dân gian định nghĩa “ chân lý là cái lý có chân” mà…Chân lý là cái bọn đến gần nó thì nó biến mất, nó sợ thi ca vớ vẩn hành hạ nên chạy mất dép, chỉ có thứ chân lý “ngu tín” mới bất động mà thôi ! Làm sao bà Thư lại bắt nghệ thuật phải tử hình ? Chính vì vậy, nghệ thuật nó sợ vãi mà không dám ở lại cùng thơ Phan Huyền Thư chăng ?

Trong bài “ Chuyến bay” trang 32 : gửi hộp đen báo bão Phan Hoàng ( hèn gì Phan Hoàng bênh bà Thư không đạo thơ đâu), nhiều câu triết lý kinh hãi đến mất ngáp :

“Biết trước những ánh mắt tiễn đưa / Nhọn hoắt màu hả dạ. Một rừng cọc gỗ / Bạch Đằng giang bịt sắt / hoen gỉ đâm vào sự bình thản / Cái mũ của người đội nó / không che được thái độ của họ…”

“Nhọn hoắt màu hả dạ” là sao giời ? Chả lẽ chiều nay tôi ăn canh rau mùng tơi nấu cua hả dạ quá, thì cái hả dạ này cũng nhọn hoắt hay sao ? Chị kia yêu chồng đêm qua sướng lắm, hả dạ lắm chắc cũng do cái nhọn hoắt đâm vào màu hả dạ than ôi ! Hả dạ ơi hả dạ, thi ca kiểu này làm tôi khiếp, bố bảo không dám hả dạ nữa, thơ ơi !

Đọc đến đây, kẻ viết bài này hãi quá, sao lại : “hoan gỉ đâm vào sự bình thản” ? Than ôi, ta chào sự bình thản vì ngươi đã bị sự hoen gỉ xuyên thấu tim …Ai hoen gỉ hay thi ca “ tân con cóc” làm hoen rỉ cả nền thơ ?

Bà Thư chưa tha người đọc khi nổi cơn tam bành triết lý mà đi nói xấu cái mũ thế này thì ai dám đội mũ nữa : “ Cái mũ của người đội nó / Không che nổi thái độ của họ”…Phải chăng cái mũ và người đội nó là hai việc khác nhau, cớ sao đưa thái độ vào để ghét mũ thế này ?

Thơ với chả thẩn !

Những triết lý vớ vẩn như thế này tràn ngập trong “ Sẹo độc lập” :

“ Khóc / chỉ là bài tiết của dục vọng” ( trang 139)

Thơ thẩn như thế, ai cấm lớp trẻ học theo thứ triết lý kinh dị này khi viết :
“ Cười / chỉ là nôn mửa của khoái lạc” hay : “ mếu / chỉ là trung tiện của đớn đau” ?

Viết đến đây, gần như tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma vì thứ thơ tào lao tầm phào của Phan Huyền Thư làm choáng váng ? Tôi bắt đầu nghi ngờ mình không biết cách đọc thứ thư “lỗ thủng” này :

“ Kể từ đó . Mọi người thậm chí có thể /làm tình với nhau qua lỗ thủng là tôi” ( Sẹo độc lập trang 45)

Vậy kính xin các nhà văn nhà thơ trong ban giám khảo giải thưởng văn học hội nhà văn Hà Nội lên tiếng để chỉ giáo cho tôi thẩm được thứ thơ xưng là “tôi – lỗ thủng” đang mời mọi người đến làm tình này. Amen !


Sài Gòn ngày 21-10-2015 - Trần Mạnh Hảo.


PHÁN MỌC SỪNG.

$
0
0


Mời xem đề - mô, hố hố https://www.youtube.com/watch?v=alwXwifxbOk

***

Phọt_Phẹt: Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng.

Phán mọc sừng: Đây, còn 5 đồng cầm nốt đi. Gớm nữa.

Phọt_Phẹt: Đội ơn ngài. Chẳng hay ngài có còn thuê tôi nguyền rủa tiếp?

Phán mọc sừng: Bố vợ tôi chết rồi thì còn cần anh làm gì nữa.

Phọt_Phẹt: Sao lại có cái lý ấy được ạ?

Phán mọc sừng: Tôi nhờ anh việc ấy là để cho cụ chóng chết. Giờ cụ chết rồi anh định biến tôi từ ông phán danh giá sang bộ thú có sừng hay sao?

Phọt_Phẹt: A, là ra thế ạ. Chẳng hay ngài đi đâu mà nom bảnh chọe?

Phán mọc sừng: Tôi đi bắt vợ ngoại tình. Anh đi mới tôi, tôi biếu anh 10 đồng nữa.

Phọt_Phẹt: Thời nay đâu còn cái giá ấy. Phải 100 đồng. Mà tôi giúp được gì ngài?

Phán mọc sừng: Anh không cần phải làm gì cả. Mà chỉ cầm cái này quay lại toàn cảnh tôi bắt ngoại tình thôi. Máy Ai-phôn Lục ét đấy xứ Cờ Hoa đấy, bấm cái nút này là quay. Nhớ là nét vầu nhớ để tôi còn hất lên Phất - búc.

Phọt_Phẹt: Xin ngài cứ yên tâm. Láu cá là nghề của tôi. Nhưng xin hỏi lý gì mà ngài làm thế ạ? Chuyện này chả gì hay ho, đóng cửa bảo nhau chẳng hết. Ấy thế mà ngài lại rùm beng lên. Nhẽ ông bố vợ ngài lại đội mồ sống dậy?

Phán mọc sừng: Bậy nào. Là tôi muốn cho cả thiên hạ thấy cái suy đồi của phong hóa nước nhà và tiết hạnh của các bà vợ Âu hóa mà thôi. Gớm chửa, đâu lại có cái giống lăng loàn như thế chứ.

Phọt_Phẹt: Chẳng hay bà nhà ngoại tình với người cũ ở chốn Bồng Lai, thưa ngài?

Phán mọc sừng: Không phải. Là thằng khác, chánh sở đầu vụ Lục lộ chỗ tôi làm. Nó là sếp tôi. Sếp cả vợ tôi nữa. Anh xem thế có điên không? Cơm thày - vợ bạn - gái cơ quan nó phải trừ ra chứ. Đằng này...!!!

Phọt_Phẹt: Quan xứ ta đều mồm rộng, chim dài cả, chửa kể răng còn vàng như một bìa đậu rán, cứng rắn gang thép hẵng còn thua. Liệu ngài có liều mạng quá chăng?

Phán mọc sừng: Tôi làm việc này đâu phải cho bản ngã cá nhân. Tôi thức tỉnh các ông chồng và vạch mặt các bà vợ ra đấy chứ. Nếu có mệnh hệ gì làm cho thân bại danh liệt tôi cũng cam lòng. Chết vì sự tấn bộ văn minh, tôi chấp nhận tất cả.

Phọt_Phẹt: Ngài thật là cao thượng. Xin được vô phép hỏi, đầu ngài đã bị cắm bao nhiêu sừng cả thảy?

Phán mọc sừng: Cái này anh phải hỏi vợ tôi thì mới tường minh chính xác. Nhưng nếu đếm vội nhẽ cũng phải ba vạn chín nghìn rồi, bằng đúng số tóc mọc trên đầu tôi đây.

Phọt_Phẹt: Giời đất ơi, nhẽ đây là một kỷ lục của hoàn cầu. Tôi rất lấy làm hân hạnh nếu ngài chỉ cho tôi cách để cắm lên đầu mình một cái. Ơn ngài lắm lắm.

Phán mọc sừng: Dễ thôi mà. Anh nên chăm chỉ uống sữa có nhiều can - xi. Thế là toại nguyện.

Phọt_Phẹt: Bẩm, ngài luôn luôn chứ ạ?

Phán mọc sừng: Tôi thời khác. Tôi mọc sừng nhưng chăm chỉ uống Vỉagra, một loại thuốc của Tây dương thượng đẳng.

Phọt_Phẹt: Sao ngài không chỉ tôi thuốc đó mà lại dẫn cho thứ sữa nhiều can - xi? Tôi thề rằng sẽ không đem biệt dược này mà rao như bọn bán cao đơn hoàn tán.

Phán mọc sừng: Bình thường anh đi đái có bị ướt giày không mà đòi uống? Giời ạ, sao khổ cái thân tôi.

Phọt_ Phẹt: Thì ra ngài yếu sinh lý nên mới ra nông nỗi. Nghe tôi, cứ để vợ đi với thằng khác là hơn. Chứ bên ngài, mỗi cái việc cầm chim cho đái thì khác gì sống trong hỏa ngục. Vợ ngài cũng như bao nhiêu liền bà khác, họ có quyền miu cầu hạnh phúc cá nhân và bản năng chứ.

Phán mọc sừng: Nhưng tôi uất. Đi với ai không đi lại đi với thằng kia.

Phọt_Phẹt: Thằng kia cũng như bao thằng khác thôi. Có gì mà ngài phải day dứt?

Phán mọc sừng: Anh chả hiểu gì cả. Nhưng thằng kia lại là người tình của tôi. Giời ạ...

Phọt_ Phẹt: Aaaaaaaaaaa. Aaaaaaaaaaa. Aaaaaaaaaa...



THƯA CÁC ÔNG NGHỊ GẬT.

$
0
0


Tố Hữu không chỉ là thánh thơ, mà ông còn là...thánh phán. Không tin đọc bài THƯA CÁC ÔNG NGHỊ GẬT ngài biên mùa 1945 thời sẽ tỏ.

***

Thưa các ông nghị gật! 

Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nghị ngày xưa là nghị bạc nghị đồng
Nghị "bíp tết", nghị "sâm banh", "phó mát"
Nghị ô-tô, nghị cô đầu chầu hát
Nghị "uẩy xừ" không biết cái chi chi
Nghị chuyên môn ra nghị viện ngủ khì
Khô hết Nước, tan hết nhà "uỳ" tất.

Thưa các ông nghị gật! 

Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nước có rồi, không lẽ cũng như không?
Nền độc lập đã xây bằng xương máu
Quyết không thể để trở thành sân khấu
Cho lũ hề trơ tráo múa nghênh ngang
Bán mua dân như một lũ buôn hàng
Coi Tổ quốc không bằng vàng một chỉ!
Vào Quốc hội đã mang danh ông nghị
Nghị ngày nay phải khác nghị ngày xưa
Khác từ chân đến óc, từ tóc đến da
Đáng mặt nghị, cho ra hồn ông nghị! 

Thưa các ông, các bà, các anh, các chị
Thưa đồng bào yêu quý chúng ta ơi!
Ai muốn ra thay mặt thay lời
Cho dân nước thì xin lo một tí
Cạo cho sạch óc hư danh vị kỉ
Đập cho tan thói bệ rạc lì tì
Phải sẵn sàng như chiến sĩ ra đi
Lòng mở rộng đón muôn lòng yêu nước
Hồn phải sáng bừng lên như ngọn đuốc
Chiếu trăm nơi, đến ngõ hẻm làng xa
Mắt dòm sâu dến những cảnh bê tha
Tai lắng hết những thở ra mệt nhọc
Phải tháo vát, phải mày mò, lăn lóc
Phải sẵn sàng, từng phút từng giây
Bên nhân dân lên tiếng "có tôi đây!"
Như người mẹ, như người anh, người chị
Và phải biết đem tâm can tài trí
Như ông thầy mổ xẻ xét căn nguyên
Để tìm ra những phương thuốc thần tiên
Cho dân tộc được muôn năm hạnh phúc!

Dám xin có mấy lời bàn quê cục
Thưa đồng bào và xin chúc mấy câu:
Nhiệt liệt hoan nghênh Tổng tuyển cử lần đầu!
Tất cả chúng ta cùng nhau đi bỏ phiếu!
Hãy cử đúng những người đại biểu!

16-12-1945

Bài này làm trong dịp vận động Tổng tuyển cử, đấu tranh chống một số phần tử đầu cơ chính trị, lừa bịp nhân dân.

Nguồn: Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003

SỐC &ĐỘC # 101

$
0
0


An toàn đến tận gia đình
Quốc gia hạnh phúc cửa mình mở toang.


Làm trai cho đáng nên trai
Rửa bát cũng phải xì - tai hơn người.


Tân - cổ có tí giao duyên
Liền anh đích thị chính chuyên lộn cò.



Việt Nam dáng đứng tự hào
Dáng nằm cũng nét bảnh bao khác người.



Hóng lờ việc của vỹ nhân
Hóng ăn việc của nhân dân anh hùng.



Báo chí thời...bí cháo:))



Chế độ nào chả thu tô
Thuế thêm một tí chi mô mà phiền.



Phận nghèo sờ nắm búp bê
Kiếp dâm dê cũng chả chê bán phần.



Nước toàn tiêu tiền đực
Nợ cái đẻ sòn sòn
Thế là một buổi héo hon
Chẵn lẻ giống hệt hai hòn táo dai.



Liên hoan có một quả chuồi
Anh về nhớ mãi cái buồi của em.



Cuốc khánh như canh bạc
Các bác đến là tài
Kiểu gì mà chả thái lai
Một canh bạc vụn lai rai lộn gằm.



Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Bướm vào lồng biết thủa nào ra?
Nhẽ đâu duyên phận đôi ta
Cũng to bằng cái bàn là Liên Xô.



Nguồn: nhặt trên NET.

ĐUỔI CHUỘT

$
0
0


Chả là nhà tôi có ông chuột to lắm, không hiểu chui vào bằng cách nào. Lý ra tôi kệ mẹ ông và thu vén cho một góc sinh tồn nơi xó bếp. Việc ông nhặt hạt rơi hạt vãi rồi đẻ cái sinh con là niềm hân hạnh và đạo đức của tôi. Nhưng đcm ông rất mất dạy, chỉ thích chui lên tầng hai hủ hóa với tôi bằng những hành vi vô cùng côn đồ khả ố là gặm chân và ỉa bậy ra chăn. Điều này làm tôi vô cùng khó chịu bởi đó là việc của con " ngan già " và thằng nhãi ranh còn tanh cuống rốn.

Tôi mua bẫy về đặt nhưng ổng không vào dù bên trong là miếng thịt bò nướng thơm nhức nhối. Bẫy dính ông cũng không thèm thò chân. Tôi đi chợ Bưởi mua một con mèo nhưng được ba hôm ổng dọa cho mà lăn ra chết tốt. Mua anh Bạch Cún về thì đêm đêm sủa nhặng lên vì sợ rồi rúc cầu thang nằm im như thóc giống. Mẹ kiếp!


Tôi đem muộn phiền này tâm sự với một tình yêu. Nàng gửi cho mớ hình hài tự sướng qua Phất - búc kèm theo lời nhắn " hãy in em ra và rải khắp nhà". Tôi rắp tâm định làm theo hướng dẫn nhưng lại sợ đuổi được con chuột thì con " ngan già " cũng... ra đi. Hoy, chả dại.

Một chiều buồn bã diệu vã với ông bạn, thức nhắm chính là " nói xấu vợ ". Các bợm nhậu nếu thiếu mồi thì đem vợ ra nói xấu thời uống sẽ rất ngon. Kinh nghiệm ba đời nhà tôi truyền lại đấy, không đùa được. 

Bạn tôi bảo:

Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì.

Tôi nghe sướng quá, tý nữa thì rú lên như bác Hồ gặp được luận cương. Phải rồi, vợ già mà khỏa thân thì đến chồng còn sợ nữa là chuột. Óc tôi lóe lên những chân lý kinh hoàng.

Tôi nịnh vợ tôi hãy khỏa thân ngồi góc cầu thang. Để làm gì các bạn biết không? Đuổi chuột. Hay nói đúng hơn là ông chuột trông thấy sẽ sợ mà chạy đi. Con "ngan già" rỉa rói tôi như quạ ăn xác thối nhưng vì sự nghiệp diệt chuột vĩ đại nên cũng cam lòng. Nàng phệt một đống chân cầu thang trong nỗi miền hoang mang và e ấp. Nhưng giời ạ, nào có ăn thua. Còn tôi, một ông chồng khỏe mạnh, tí nữa thì ngã lăn ra vì suy hô hấp cấp.

Buồn tình tôi mở blog ra chơi, bất chợt đọc lại bài đã biên hồi giữa năm. Tôi quất lại đây như một sự giãi bày đầy ai oán.

***

Phọt _Phẹt: Đỵt mẹ mấy con chuột trốn đâu rồi?

Chuột: Dạ, bọn em ở trong bình ạ.

Phọt _Phẹt: Thằng bình đâu? Mày mới 84 tuổi, chưa quá trăm năm để được gọi là đồ cổ sao đã đổ đốn cho lũ chuột làm tổ trong đấy là thế nào?

Bình: Dạ, bá cáo anh vì ở trong này chúng được an toàn ạ. Chủ nhà trưng em làm cảnh nên chỉ lau bóng bên ngoài mà chả mấy khi ngó vào bên trong.

Phọt _ Phẹt: Thôi được rồi, để tao bảo bác cả lôi chúng ra giết sạch. Hôi hám quá.

Bình: Bác cả anh biết đấy nhưng sợ hay sao ấy mà chả dám làm gì. Thi thoảng có con ngớ ngẩn chui ra giao cấu vặt thì mới vác dép hò nhau đuổi.

Phọt _Phẹt: Có đập chết được con nào không?

Bình: Toàn làm bị thương thôi ạ. Tổ mất công đi... nhặt dép.

Phọt_Phẹt: Để tao bảo bác cả. Bác cả ơi, bác cả?

Bác Cả: Gì đấy? Không thấy tao đang nghiên cứu chân kinh " Phê & Tự phê"à mà rống lên như lợn chọc tiết thế, hả hả?

Phọt_Phẹt: Bác bác, chuột trong bình nhiều lắm. Cháu với bác tìm cách diệt sạch chúng đi cho đỡ hôi nhà.

Bác Cả: Tao biết rồi. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: Thế bác đã nghĩ ra cách gì chưa?

Bác Cả: Không thấy đang nghiên cứu chân kinh " Phê & Tự phê"để diệt chuột đây à?

Phọt _Phẹt: Giời ạ. Bọn này chỉ có phóng hỏa thiêu sống hoặc nấu nước sôi dội chín may ra mới chết chứ kinh kệ giải quyết vấn đề gì?

Bác Cả: Anh hung hăng, duy ý chí lắm. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: Thế thì không diệt được chuột đâu. Để đạt được mục đích, cái gì cũng đều có giá phải trả cả. Bác vừa muốn diệt chuột, vừa muốn không làm vỡ bình thì e đó là điều viễn sự và viễn tưởng. Ai lại có cái chuyện chẳng mất gì mà lại được lắm thứ thế?

Bác Cả: Anh không phải dạy khôn tôi. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: Giời ạ, bác già rồi, lắm lúc lú lẫn bỏ mẹ.

Bác Cả: A, tiên sư cái thằng này. Bố láo thây. Nói cho hay, việc nhà ông chứ không phải việc nhà mày, nhá. Biến đi, đến giờ tao đi họp chi bộ để phổ biến nghị quyết rồi. Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.

Phọt_Phẹt: ( gõ coong phát vào thằng bình, nghe lũ chuột chít chít hoan ca bài "đảng đã cho ta một mùa xuân". Xong rùi cút thẳng. Thề dí buồi đến nhà bác cả chơi nữa. Và bỏ nghề thợ hót để chuyển sang nghề buôn bình và bán thuốc chuột. Buôn bình tất nhiên để cho thiên hạ sử dụng hoặc biện bày, còn thuốc chuột không phải để diệt chuột mà là kê đơn cho những người có hội chứng lú. Uống vào đảm bảo khỏi ngay vì thăng một phát thẳng lên...nóc tủ )


***

Đúng rồi, tôi phải mua bình về cho ông chuột ông ấy nấp. Có nơi an cư thì ổng sẽ lạc nghiệp và không phá phách. Tôi sang tít Bát Tràng đặt một mớ với nhiều hình hài hoa văn đẹp đẽ. Thôi thì nhất cữ lưỡng tiện, vửa đuổi được chuột mà lại đẹp nhà. Tôi rải khắp, từ tầng một cho đến tầng ba.

Nhưng giời ạ, ban ngày ổng nấp kín ở trong còn ban đêm lại tung hoành dữ dội hơn trước. Địt mẹ, tôi phát điên lên mất.

Tôi sang nhà bác cả than phiền và mong bác bày cách cho. Dẫu sao thì người già cũng có nhiều kinh nghiệm. Những tưởng bác ghét tôi mà xua đuổi ai ngờ lại được đón tiếp nồng hậu và giảng cho ra rả về chuột bọ kiến sâu. Tôi đau đầu lắm nhưng cũng cố mà lắng nghe, tất cả vì sự nghiệp diệt chuột vĩ đại. Chán chê đi thì cho tôi bức hình của bác lồng trong khung kính, dặn hãy đem về treo nghiêm ngắn trong nhà là hết chuột. Tôi y lời.

Tài lắm các thánh ạ, ông chuột trong nhà đã lăn ra chết tốt. Và tôi ngẫm ra rằng, chỉ có chuột mới đuổi được...chuột, hehe.


Hình mang tính minh họa.

HOÀI ĐÔNG & SỐ LÀM CHỒNG

$
0
0


HOÀI ĐÔNG


Mùa đông đã về trên thung lũng
Tình yêu héo cuối mùa thu
Hứng lạnh lẽo cô nàng cười tươi rói
Môi sen hồng và mắt biếc đón sầu đông.

Sầu đông vương vãi trắng đồng
Nụ hôn trở gió áo bông đội đầu
Sắc trắng lẫn với sắc nâu
Sầu đông rụng nhánh cơ cầu giòn tan.

Mùa đông đã về với nhân gian
Em cũng sắp về bên kia bờ hạnh phúc
Rời xa những neo thuyền bến đục
Em khua chèo rẽ sóng sang sông.

Đông về với gái có chồng
Em ơi em hỡi giầu không buông giàn
Đoạn đành một cõi ly tan
Anh nhai vôi với vô vàn cau khô.

Mùa đông đã về bên nấm mồ
Hương khói hóa vàng tình mộng
Trời cao và đất rộng
Anh nghiêng nằm cùng bia đá ngàn năm.

Mùa đông thủa ấy xa xăm
Em – Anh dệt mộng tơ tằm bể dâu.

***

SỐ LÀM CHỒNG

Tiễn em một quãng dặm trường
Tôi về pha sắc môi hường uống suông
Buồn thương: rụng - trái sầu: buông
Mặc cho số kiếp cởi truồng múa may.

Kể từ độ ấy đến nay
Tôi đà ấp má gối tay một mình
Em thời mãi thú phiêu linh
Đêm đêm ngồi dệt mảnh tình hào hoa.

Thế rồi duyên ấy nhạt nhòa
Phận đào liều em khóc òa phất phơ
Giời ơi thân ấy đương tơ
Mà trong chốc nhát bơ phờ xót xa.

Thương em thương cả phôi pha
Giận em giận cả tình ta lạc bầy
Thừa đây một chút bầy hầy
Hay ta nhặt lấy vui vầy cùng nhau?

Mỗi người riêng một niềm đau
Chỉ chung cái nhẽ trước sau bẽ bàng
Thôi tôi đứng đợi bên đàng
Em qua thời nhớ ngó ngàng đoái trông.

Bởi em là kiếp má hồng
Và tôi đúng số làm chồng, thế thôi!

PHẨM CHẤT VỊT TỘC.

$
0
0


Lãng là một thằng...cực phò. Anh yêu nước đến hoang hoải, thương nòi đến dã man. Các bài luận của anh về thời cuộc luôn đau đáu nỗi niềm hoang mang đó. Tôi dẫn lại bài này như một minh chứng hùng hồn hổ báo cáo chồn. Mời các anh chị " bồ hóng ", hehe.

***

Có một vài ý kiến của một số bạn về phẩm chất của người Việt Nam, nói đúng hơn là tố chất người Việt. Có vẻ ý kiến của những bạn này, là quy lỗi sự tồi tệ của xã hội ngày nay cho tố chất của người Việt. Và vì thế đưa ra kết luận mà chế độ hiện nay sẽ cấp huân chương: Dân tồi nên chế độ suy đồi thế là đúng rồi, kêu ca gì, cứ lo lầm lũi đi cày và đóng thuế tiếp đi smile emoticon. Dù rằng có nhiều bài phân tích đã được mổ xẻ ở trang facebook này, nhưng xem ra tranh luận với các bạn Dư luận viên hoặc những người có quan điểm quá bi quan chắc chẳng đi đến đâu. Chúng ta hãy nói chuyện với nhau bằng con số:

Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đông nhất là cộng đồng tại Mỹ, khoảng trên dưới 2 tr người. 

Người Việt bắt đầu lưu lạc trên thế giới chủ yếu ở hai thời điểm: 1954 có một đợt di cư (số lượng nhỏ) sang Pháp và một số nước khác. Đợt di cư nhiều nhất là sau năm 1975, phần lớn đích đến là Mỹ. Thời gian người Việt cắm rễ ở nước ngoài do đó cũng mới khoảng trên dưới 50 năm, đủ sinh ra 2 - 3 thế hệ ở nước sở tại.

So với quá trình di cư của người Hoa và nhiều dân tộc khác, người Việt trên thế giới là một cộng đồng khá non trẻ, thời gian xây đắp cuộc sống và tích lũy của họ ở quê hương mới chưa nhiều.

Vậy họ đã làm được những gì? Dù trong danh sách tỷ phú Forbes xuất hiện một số người Việt, chứng tỏ khả năng nổi trội của họ trong top những người giàu có nhất thế giới, hoặc có những người đã đạt thành tựu cao về cá nhân trong khoa học, y tế, giáo dục, nhưng những ví dụ đó chỉ mang tính đơn lẻ. Có lẽ thứ thuyết phục nhất là những gì cả cộng đồng đã gửi về để giúp đỡ đất nước.

Có 4,5 tr người Việt đang sinh sống ở nước ngoài

Từ 1991 - 2015, có tổng số 90 tỷ USD kiều hối được gửi về Việt Nam.

Số lượng kiều hối chuyển về liên tục tăng theo các năm. Năm 2014, số kiều hối chuyển về đạt 12 tỷ USD. Con số này dự kiến đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD trong năm 2015.

Và 4,5 tr người Việt đó, vẫn phải làm việc, phấn đấu và tích lũy, lo ăn học cho con cái mình ở quê hương mới. Nếu ước tính họ gửi hàng năm khoảng 20% tiền thu nhập về trợ giúp thân nhân trong nước, thì quy mô nền kinh tế mà 4,5 tr người Việt đang sống ở nước ngoài này đang tạo ra mỗi năm có thể ước đạt 60 tỷ USD một năm.

Ta làm một so sánh nhỏ: 90 triệu người Việt trong nước đang tạo ra 188 tỷ USD GDP (năm 2014)

4,5 tr người Việt ở nước ngoài đang tạo ra 60 tỷ USD (năm 2014)

Vậy người Việt tồi hay tốt? Khi được sống ở những điều kiện giúp giải phóng con người, họ đang tạo ra được những giá trị gì?

P/S để tránh gây sốc về con số, xin bổ sung dữ liệu là GDP tính theo sức mua tương đương PPP năm 2014 của Việt Nam ước đạt 509 tỷ USD.

Tuy nhiên, mức ước đoán 20% thu nhập tích lũy kiều bào gửi về cũng là mức ước tính rất cao. Theo logic, người Việt định cư ở nước ngoài phải lo nhà cửa, cuộc sống, lo ăn học cho con cái và tích lũy dự phòng, do đó mức tiền gửi về hàng năm tương ứng khoảng 10% thu nhập của họ có lẽ là chính xác hơn. Và nếu vậy, thì quy mô GDP (danh nghĩa) do 4,5 tr người Việt đang tạo ra mỗi năm sẽ lên tới 120 tỷ USD. Do cộng đồng này sống tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, không thể có đối chiếu để tính được quy mô này theo nguyên tắc PPP.

Để so sánh khách quan, xin nêu thêm con số về tiền kiều hối của Philippin: Philippin có 10 tr người lao động ở nước ngoài, năm 2014 gửi về nước 22 tỷ USD. Nếu đối chiếu với số lượng 4,5 tr người Việt gửi về 12 tỷ USD thì người Việt đang gửi nhiều hơn. Tuy nhiên phải lưu ý một sự khác biệt rất lớn giữa cộng đồng người Việt và cộng đồng Philipin: Cộng đồng người Việt phần lớn là người lưu vong, và định cư ở quốc gia mới, họ chỉ gửi về giúp thân nhân một phần nhỏ thu nhập. Cộng đồng Phillipin phần lớn là người xuất khẩu lao động, ra nước ngoài kiếm tiền chứ không định cư và gửi hầu hết thu nhập tích lũy được về cho thân nhân trong nước. Do đó tỷ lệ GDP tạo ra của người Philipin ở nước ngoài thấp xa so với người Việt.

Trên thực tế, nếu phản ánh đúng bản chất, thu nhập của cộng đồng người Việt phải gọi là GNP, tuy nhiên ở đây chỉ là một phép liên tưởng so sánh: Giá trị tạo ra bởi người Việt trong nước và giá trị cộng đồng người Việt ở nước ngoài kiếm được mỗi năm, nên tạm coi thống nhất là GDP để tiện so sánh.

Có nhiều ý kiến phản ánh rằng kiều hối có một bộ phận quay vòng, là tiền trong nước chuyển lậu ra ngoài rồi quay lại qua đường kiều hối. Ở đây có hai điểm cần làm rõ. Chính xác là có tiền chuyển lậu ra nước ngoài. Theo nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Quang Việt, nó đạt tới 9 tỷ usd vào năm 2013. Tuy nhiên, đây chính là điểm thứ hai, số tiền này chuyển lậu chính là thanh toán cho dòng hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Con số nhập lậu này đến nay đã được khẳng định. Cuối năm 2014, chênh lệch số liệu giữa thống kê của Tổng cục thống kê TQ và Việt Nam vênh tới 20 tỷ usd hàng TQ xuất vào Việt Nam. Trong số này sẽ có sai số về cách tính xuất xứ, ngoài ra, cũng sẽ có dòng tài nguyên thô xuất lậu từ Việt Nam sang TQ, ước khoảng 4 tỷ usd, nhung phần còn lại chênh hàng chục tỷ Usd chính là hàng lậu. Đương nhiên nó sẽ được thanh toán bằng chuyển tiền lậu. Số tiền này chuyển ra trả cho các nhà sản xuất TQ đương nhiên sẽ không quay lại và chẳng dính gì đến kiều hối. Một bộ phận tiền chuyển lậu ra nước ngoài quan trọng khác là tiền tham nhũng. Số tiền này đương nhiên sẽ được cất ở ngân hàng và các tài sản ở nước ngoài chứ không quay lại Việt Nam. Cũng có nhiều phân tích cho rằng trong dòng kiều hối có một bộ phận là tiền bất hợp pháp được rửa ở Việt Nam. Ý kiến này khá võ đoán hoặc nếu có thì tỷ trọng không quá lớn vì các nước như Mỹ sẽ theo dõi rất sát các khoản chuyển tiền khi nó xuất hiện trên hệ thống ngân hàng, mà toàn bộ kiều hối thì đều được chuyển qua con đường ngân hàng chính thức. (Khoảng 57% kiều hối chuyển về là từ Mỹ, nguồn theo nghiên cứu của Viện quản lý trung ương Vn) Người chuyển tiền sẽ ngay phải lập tức giải trình về nguồn gốc số tiền khi chuyển qua ngân hàng nếu nó bất thường. Một số ý kiến khác cho rằng dòng kiều hối tăng do người Việt huy động tiền chuyển về nước gửi ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất giữa tiền Việt và usd, đây là ý kiến thiếu chuyên môn vì rủi do tỷ giá giữa tiền Việt và Usd là rất lớn, việc chuyển tiền nhằm mục đích này, nếu có, chỉ là các trường hợp hãn hữu với số tiền nhỏ lẻ. Kết luận rút ra ở đây, là dòng tiền kiều hối miễn phí hàng năm đang là cái phao cứu sinh cho nền kinh tế Việt Nam, để bù trừ vào tiền trả cho dòng hàng nhập lậu từ TQ và tiền tham nhũng chuyển ra nước ngoài. Nếu không, Việt nam đã mất năng lực chi trả từ lâu. Nó cũng phản ánh một thực tế, TQ đang bòn rút người Việt ở một mức độ kinh khủng hơn thống kê chính thức. Và nếu thương mại hai nước bị đình trệ, thì sẽ có vô số nhà máy TQ sẽ sập tiệm vì dòng thặng dư thương mại họ đang được hưởng từ Việt Nam có thể lên tới 40 tỷ usd. Trung Quốc sẽ thiệt hại lớn hơn nhiều Việt Nam nếu giao thương hai nước vì lý do nào đó mà bị kiểm soát.

Nhân có ý kiến nói về doanh nghiệp sân sau của quan chức, anh phân tích rõ hơn một chút. Các doanh nghiệp sân sau được hưởng lợi nhờ thông tin chính sách, nhờ hậu thuẫn quyền lực từ quan chức. Vốn để hoạt động của nó không bao giờ là tiền từ quan chức bỏ vào (nếu có cũng rất ít) mà được móc ra từ hệ thống ngân hàng (cũng do hậu thuẫn quyền lực mà vay được dễ dàng). Nhiệm vụ cua doanh nghiệp sân sau là kiếm tiền chia cho quan chức, số tiền này trừ đi số phè phỡn ở Việt Nam thì phần lớn sẽ được chuyển lậu cất ở nước ngoài, chúng không bao giờ quay trở lại và là những nguồn lực bị mất hút.

Và thông điệp cuối cùng: Đây chỉ là bài viết mang tính tham khảo cho vui, các thông số phần nhiều đều là ước đoán (trên cơ sở những số liệu xác thực). Nếu có bạn nào cảm thấy tự ái rằng 90 tr người Việt sao thua kém thế nghĩa là hiểu nhầm hoàn toàn thông điệp của bài viết. Ở đây chỉ là một phân tích nhỏ để chỉ ra thực tế người Việt Nam có thể làm được những gì, tạo ra được những gì nếu được sống ở những môi trường tốt. Và do đó 90 triệu người Việt Nam, nếu môi trường trong nước được cải thiện, họ sẽ có khả năng đưa đất nước này đi đến tận đâu?

Anh không muốn tự huyễn hoặc hay ru ngủ mình. Người Việt trong nước giờ rất tệ hại, nếu không đã chẳng lầm lũi bị bóc lột tàn tệ bởi một thể chế suy đồi đến tận bây giờ, phải nhìn thẳng vào đó để hiểu ta đang ở đâu. Nhưng mọi phân tích đều dẫn đến một kết luận, họ hoàn toàn có thể làm rất tốt nếu có được một thể chế cai trị tốt hơn, dựa trên pháp luật, kỷ cương và nhân văn. Họ hoàn toàn có thể lột xác giống những người đồng chủng tộc đang được sống trong những môi trường tốt. Chẳng có miếng bánh nào miễn phí, do đó, mỗi cá nhân phải tự thay đổi chính mình và đấu tranh cho sự thay đổi chung của xã hội.

Vậy thôi. 

***

SỐC &ĐỘC # 102

$
0
0


Bố con mình đấm buồi vào đại học
Nhiều chữ làm gì, mày định giật trạng nguyên ?
Sáng thức dậy, ăn hết niêu cơm cháy
Xách cái cày, theo thước ngắm... lồn trâu.@ thơ Bín bần nông.




Hoan hô cụ cố tên Hồng
Cùng ban tang lễ vãi lồng kính bao ( aka báo )



Suốt đời học trong một năm
Cùng với tuần lễ lộn gằm khai trương.



Thế là tan cuộc chiến chinh
Rương hòm cho mẹ, thú xinh cho đời.



Tôi thuê em giết người trong mộng
Nào có dám không gái lộn chồng?



Thiếu nữ trông rất đáng yêu
Suy tư em ngắm con tiều nghiêng nghiêng.



Con cò lộn cổ xuống ao
LỘN CÒ là thứ ước ao suốt đời.



Nghành công nghiệp sữa nước nhà
Cảm ơn các mẹ các bà các cô.



Gia tài của mẹ.



Chân dung một người bố nhân dân kiêm anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới:))



Một chú công an đi tuần thì gặp một thằng chọi đang ngồi nặn tượng ven đường rất say sưa. Chú công an mới nổi tính tò mò lại gần hỏi:
- Ê cu! Mày làm gì đấy?
- Dạ em nặn anh công an ạ!
- Ừ, tốt! Nhưng mày nặn bằng gì thế?
- Dạ, em nặn bằng cứt ạ!
- Á, thằng này láo! Tao cấm mày nặn chú công an bằng cứt, nghe chưa?. Tao đi một vòng quay lại mà mày còn tiếp tục là tao bắt mày lên đồn đấy.


Lát sau, chú công an quay lại vẫn thấy thằng chọi kia miệt mài nặn nặn.
- Ê thằng kia! Lúc nãy tao bảo thế nào? Sao mày vẫn ngồi đây nặn?
- Dạ, em có nặn anh công an nữa đâu? Em nặn chú bộ đội rồi.
- Ừ, tốt! Thế mày nặn chú bộ đội bằng gì?
- Dạ, em nặn chú bộ đội bằng đất sét ạ!
- Ừ, nhưng sao mày không nặn chú bộ đội bằng cứt?
- Dạ không được đâu anh! Em cứ dùng cứt để nặn thì lại ra anh công an ạ!

P/s: truyện cười dân dan:))



Hạnh phúc đứng giữa phố phường đông đúc
Tình lên cơn trong chạng vạng đèn vàng
Nhanh lên rồi tấp lề đàng
Không bọn xe máy nó phang... què giò.



Khi con tu hú gọi bầy
Mùa nhang đã gọi, mùa cầy...đã thui.



Người tình trong mộng.



Con bất hiếu xin lỗi cha
Nghe xong cha biết thế là...toi cơm.

***

Nguồn: nhặt trên NET.

CƯƠNG THI

$
0
0


Mời các anh chị nghiên cứu CƯƠNG THI. Bài biên của nhà quán quân ném đá hội nghị Lê Vĩnh Huy. Tôi dẫn bài về từ https://levinhhuy.wordpress.com/2015/11/12/cuong-thi/


***

Cương thi là truyền thuyết về loài ma quỷ đội mồ sống dậy, vốn đã có trong dân gian từ thời Minh-Thanh. Theo lời đồn trong giang hồ, đó là những xác chết biết cử động. Cương thi có thân hình cứng đơ, không bước đi được mà chỉ nhảy cà tưng, chúng có mười móng tay dài đen bóng sắc như dao găm, hàm răng sắc nhọn với hai nanh dài của thú dữ. Sợ hãi ánh sáng, nên ban ngày cương thi thường ẩn trong quan tài hoặc những hang động ẩm thấp. Màn đêm buông xuống, chúng thức dậy lang thang tìm hút máu các loài động vật. Chúng thích máu người, nhưng gặp gà chó cũng không tha.

Cương thi còn gọi khác di thi, tẩu ảnh, tẩu thi; có nhiều đặc điểm tương đồng với Zombie và ma cà rồng của phương Tây.

Cương thi được phổ biến là nhờ điện ảnh Hong Kong, thường mặc quan phục Mãn Thanh. Đó là những xác người chết rồi vẫn không nhắm mắt, họ chất chứa oán khí ngút trời vì mộ phần bị kinh động, hoặc bởi phong thủy phù hợp mà được kích hoạt. Hấp thụ âm khí, nên vào những đêm trăng tròn, cương thi đặc biệt hung hãn và mạnh mẽ hơn ngày thường.

Duyệt Vi Thảo Đường bút ký ghi có hai loại cương thi: loại xác chết đột biến thành cương thi, và loại thây ma chôn cất lâu ngày nhưng không phân hủy.

Những “xác chết đột biến thành cương thi” thường là những trường hợp tuy có những biểu hiện của cái chết lâm sàng, nhưng chưa chết hẳn. Có người chết đi, xác đã liệm xong, nắp quan tài đóng kín rồi, thì bỗng bên trong có tiếng vùng vẫy cào cấu, thân nhân phá hòm mở ra thấy người chết đang cong mình oằn oại, hoặc… ngồi bật dậy; thế là truyền thuyết cương thi hình thành.

Lại có trường hợp do thổ nhưỡng nơi an táng không thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi, nên có những di thể dù chôn lâu năm vẫn không mục rã, còn giữ được gần như nguyên vẹn hình dạng thuở sinh tiền. Khi cải táng, người ta thấy những xác này còn nguyên da thịt bám trên xương, và tóc cũng như móng tay móng chân, bởi sự co rút và teo tóp của cơ khiến nhìn vào tưởng như còn mọc dài ra thêm sau khi chết. Bọn thầy pháp nhân đó thêu dệt đủ chuyện hoang đường để lập đàn tróc quỷ, tróc luôn tiền tín chủ.

Đủ thứ phương pháp đối phó cương thi được các thầy pháp bịa ra để lòe đời: dùng kính chiếu yêu, bùa bát quái, gươm gỗ đào, máu mào gà, tiết chó mực; thậm chí cả gạo nếp, đậu đỏ, cũng được huy động để thầy trừ âm binh.

Thật ra, cương thi có thật hay không? Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn kể chuyện Trương Thiên Tứ, một môn đồ của phái Hoạt Nạn, chuyên hành nghề dẫn độ xác chết. Tác gia Trung quốc thường đặt tên nhân vật với nhiều ngụ ý, ở đây là dùng phép mâu thuẫn để nhấn mạnh: người hành nghề trên xác chết lại có tên “Thiên Tứ” (trời ban); giáo phái chuyên nghề dẫn độ xác chết có tên là “Hoạt Nạn” (sống trong khổ nạn). Không rõ đó có phải tên thật của giáo phái hay không, nhưng truyền thuyết về cương thi là xuất phát từ Tương Tây.

Tương Tây là vùng đất rộng lớn ở phía tây tỉnh Hồ Nam, khí hậu ẩm thấp, có diện tích 15.461km vuông, mật độ dân cư thưa thớt (165 người/km vuông, vào năm 2010). Đây là nơi sinh sống của tộc Miêu (người Mèo). Vùng đất này là nơi thần bí đối với dân Trung nguyên. Nó có lịch sử lâu đời, nhà Thương (khoảng 1558-1046Tr.Cn) gọi đây là “Quỷ phương”, vùng đất quỷ; nay thuộc khu tự trị của người Miêu. Trong mắt người Hoa Hạ, tộc Miêu có những phong tục thần bí quái đản lạ thường. Tương Tây có những giáo phái kỳ bí với những nghi thức cúng tế hoang sơ tối cổ. Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung tiên sinh có nhân vật Ngũ Độc giáo chủ Lam Phượng Hoàng, chính là một cô gái thuộc tộc Miêu này.

Nhiều người Miêu sống nhờ nghề đưa linh ngàn dặm. Theo cổ tục Trung Hoa, vùi thây tha hương là điều đại bất hạnh, vong hồn chẳng thể siêu thoát, mà con cháu cũng phải chịu tổn âm đức, gia đạo bất an, khó thể ăn nên làm ra. Vì thế, ngoại trừ những gia đình nghèo túng, còn thì nhất định phải đưa xác thân nhân về nhà cho bằng được. Người Miêu lãnh phần cáng đáng công việc “dẫn xác” này, dĩ nhiên với thù lao cực cao.

Thường thì chỉ có một xác chết, nhưng thuật sĩ sẽ phao lên có hẳn một đoàn thây ma, ý hẳn để khoe mình làm ăn đắt mối, nhưng thực ra bên trong hàm chứa ý đồ che mắt thiên hạ. Đoàn dẫn độ tử thi chỉ đi vào ban đêm, lại tránh cả những khi trăng sáng, với lời giải thích trăng tròn là khí âm cực thịnh, thầy sẽ khó chế ngự cương thi. Tiếng chuông đưa linh rùng rợn dẫn đầu báo hiệu có tử thi đang trên đường hồi hương để khách bộ hành tránh xa kẻo xúi quẩy. Dăm ba hình ma bóng quế mặc áo liệm đặt hai tay lên vai nhau thành hàng dài thẳng tiến. Những “xác” đó được buộc lại bằng dây thừng với đòn cáng bằng mây sơn đen kịt xuyên qua. Xác chết thật dĩ nhiên không biết cử động, phía trước và sau đoàn âm binh này là hai hình nộm, xen vào đó là hai kẻ trai tráng cũng khoác áo liệm cải trang ghé vai khiêng xác. Đòn gánh làm bằng mây nhún nhảy nhịp nhàng theo bước chân, từ xa nhìn thấp thoáng, người ta thấy những con ma đang nhảy cà tưng. Gà gáy sáng thì đoàn cương thi dừng lại tìm nơi tá túc, các “xác” được dựng vào tường với lá bùa phủ lên mặt mũi ngăn những cặp mắt tò mò; vả lại, mùi tử khí nồng nặc lộn mửa khiến chẳng ai dám đến gần để nhìn cho tường tận. Và truyền thuyết cương thi từ đó đồn đại lan ra khắp giang hồ.




Nước ta không có cương thi, nhưng tôi đã từng gặp ma cà tưng ở Hà Nội. Đó là một đêm khuya giá buốt, tàn trận pháo hoa mừng đại thắng, có mấy con ma gặp nhau ở một giao lộ.

Con ma thứ nhất di chuyển bằng đôi nạng gỗ, tự hào chỉ vào đôi chân cụt đến bẹn: “Cứ điểm A1 Điện Biên, đỉnh Tây Bắc ở độ cao 493m”.

Con ma thứ hai chỉ vào một bên chân cụt: “Đường Trường Sơn, cứ điểm Khe Sanh, điểm cao 845”.

Con ma thứ ba còn nguyên cả hai chân, vừa lê lết vừa nhảy lưng tưng: “Cứt chó, chỗ ngã tư cách đây 200m”.

Vậy đó, chết là sự trở về, với đất mẹ muôn đời mở rộng. Nhưng lại có những âm hồn bất tán, vì không được chôn cất tử tế mà phải thành cương thi báo đời. Mong sao trong thiên hạ không còn những cương thi ngậm ngùi oán khí khôn nguôi đó nữa. Nam mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát tát đại chứng minh!


NHẢM.

$
0
0


Đi lễ xin con đề, gặp một gái điệu bộ vô cùng te tái. Tán " nhẽ em có căn tu?". Gái bảo " vâng".

Hỏi tiếp " chùa này hả em?". Gái đáp " không, em chuyên tu ở chùa MỘT CỘT ".

Hố hố hố...




Về Thanh thăm lại trường cũ sau 21 năm biền biệt. Thì cũng nhân cái dịp kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận huân chương cần lao hạng ba và đạt chuẩn giáo dục quốc gia hạng bét.

Cảm thấy nao nao khi gặp lại bạn cũ và trở về một thủa xa xăm chứ tịnh chả bồi hồi mẹ gì về ngôi trường đã nặn ra tâm tính cái thằng tôi bây giờ. Chỉ rặt láo khoét, suy đồi và...phản động, hehe.

Tôi học khá lắm nhưng hạnh kiểm tinh ở mức trung bình. Đấy là người ta còn chiếu cố vì cái thành tích chung chứ thẳng băng ra thì là yếu kém. Tại tôi hay nghịch dại và cãi lời thày cô theo kiểu...trấng khôn hơn vịt.


Có một chuyện làm tôi nhớ mãi, ấy là năm lớp 11, giám hiệu bổ một cô dạy sử nghe đồn là giỏi nức tiếng gần xa đứng lớp tôi. Buổi ra mắt của cô đã bị tôi làm cho hoen ố khi cô đọc cho chép một cụm từ có tên là " thí sinh quân ". Tôi cãi là không phải, mà là " thiếu sinh quân ". Cô ném phấn mặt tôi rồi xách tai lôi lên giám hiệu vì cái tội ngu còn hay cãi.

Ông thày hiệu trưởng sau một hồi nghe phân trần thì hết đỏ mặt tía tai lại chuyển sang lam chàm tím ngắt. Sau khi đề nghị cô về đứng lớp, ông ghé tai tôi thì thầm "đừng nói với ai chuyện này, cuối năm thày hứa cho mày hạnh kiểm tốt".

Tôi im mãi đến tận bây giờ.




Trịnh Hít học y khoa mạn Thái bình, chuyên khoa sản – nhi. Hết 6 năm chuyển lên Hà thành chuyên tu 2 năm nữa, tổng cộng 8. Xong lại ngược về Thanh, làm đúng chuyên nghành. Trịnh Hít tận tuỵ, mẫn cán, lại là đảng viên nên cũng chóng khẳng định được bản thân dù chuyên môn sâu có hơi non tý. Ba mươi tuổi, không mối tình dắt xịp, yên ắng, phẳng lặng. Đòm phát, Trịnh Hít nhảy vọt phát ra bệnh viện To Vật ở Hà thành, làm vẫn đúng chuyên nghành. Ít tháng đi Hàn quốc học thạc sĩ, thêm 2 năm.

Trở về, Trịnh Hít vẫn tận tuỵ, mẫn cán, thẻ đảng đổi lần 2, mới và đẹp hơn và tất nhiên chuyên môn sâu thêm mấy bậc. Ấy thế mà vẫn chỉ là gã bác sĩ sản – nhi như bao gã khác. Có hỏi chức tước, cơ hội, đề bạt thì hắn bảo ở To Vật giáo sư, tiến sĩ đông như lợn con còn vật vờ vất vả hơn hắn, chả cơ cấu, đề bạt mẹ. Chỉ chực và chờ về hưu.

Từ ngày ra Hà thành công tác, Trịnh Hít thay đổi nhiều, năng giao du hơn, tích cực rượu bia bù khú và đặc biệt là thi thoảng hay chửi bậy, điều hiếm thấy trong quá khứ. Mỗi tội vẫn đơn bóng một mình, cấm thấy ngấp nghé em nào. Bạn bè có giới thiệu là lẩn như trạch, có đàn hạch hay làm sản nhi nhiều nên mất cảm xúc thì lại ngửa cổ cười hềnh hệch. Thật không hiểu cái cơ sự ra làm sao? Bốn mươi xuân, vẫn tơ nõn. Tài chưa?

Bạn thân của Trịnh Hít là Xuân Tơ, một vợ, hai con giai, chuyên kinh doanh hoá chất, nghành nghề khá đặc thù mà những lúc dại mồm Xuân Tơ vẫn hấp háy gọi kinh doanh chất độc. Trịnh Hít có dăm phen hỗ trợ, giới thiệu để Xuân Tơ đổ hoá chất cho To Vật, thành công cả. Thế nên đã thân lại càng thân.

Chiều hôm nao, không nhớ là hôm nào. Xuân Tớ hốt hoảng í ới cho Trịnh Hít bảo đến khám cho thằng con giai thứ hai mới đẻ được dăm tháng. Ngoài chỗ bạn thân của nhau về tình cảm, lại có tí tiền nong thì Trịnh Hít còn là bác sĩ gia đình cho Xuân Tơ, chuyên khám cảm xoàng cho con trẻ và tư vấn dinh dưỡng cho người già. Như thường lệ, Trịnh Hít đi con Rim lùn đời đầu, hai gương, một giỏ, nẹp sắt bảo vệ đèn hậu, mặt đóng khẩu trang, chân dận Mô ka mõm nhái, vai đeo túi đồ nghề có chữ thập đỏ choét đến tắp lự. Trịnh Hít rút ống nghe, lắng chăm chú rồi phán bị sốt, bệnh thường của con trẻ. Rồi mở túi móc cho hai viên con nhộng, dặn bóc ra, hoà nước đường, ngày uống hai bận, hai ngày khỏi, xin trăm hai tiền thuốc, khám cho không. Xuân Tơ thở phào, vỗ vai Trịnh Hít, bia thôi.

Xuân Tơ - Trịnh Hít nhậu quán Đồng Trinh, phố Háng Lạ, nổi tiếng xa hoa. Xong lại phi qua mát xa Nứng đá phò trăm đô, cùng phố. Tỉnh cơn say và ân ái, Trinh Hít đã lượn tự bảy đời. Xuân Tơ cũng tìm đường về nhà, ngó đồng hồ, 2 giờ sáng. Xuân Tơ đập cửa, chả ai ra, lần mò thấy bị khoá ngoài. Bật máy, thấy 108 cú gọi nhỡ, của vợ. Xuân Tơ tỉnh hẳn, hú gọi vợ. Vợ Xuân Tơ nức nở, đang viện, con sắp chết, đồ chó.

Xuân Tơ chạy phăm phăm lên viện, đúng chỗ To Vật Trịnh Hít làm. Vợ Xuân Tơ ngồi phệt hành lang, rủa Xuân Tơ như Xuân Hinh hát chèo cổ. Xuân Tơ tìm bác sĩ trực, mới hay con bị sốt vàng da, chậm năm phút là chết, đã thế lại còn có dấu hiệu truỵ tim, khó thở. Xuân Tơ gọi cho Trịnh Hít, tổng đài dịu dàng, nót ơ vai lờ bồ ất dờ mo mần. Khốn kiếp!

Ngày con Xuân Tơ ra viện, bác sĩ bảo bệnh vàng da coi như đã khỏi, duy có tim mạch là có vấn đề, viết giấy giới thiệu bệnh viện chuyên khoa. Xuân Tơ quằn quại vác con đến viện tim, thiểu não.

Người ta chụp chiếu, khám xét cho con Xuân Tơ bảo không có dấu hiệu bất thường về tim mạch mà khẳng định chỉ bị ảnh hưởng do dùng thuốc. Xuân Tơ ú ớ chả biết khai sao bởi không có sổ bệnh của con trẻ. Cũng phải, Xuân Tơ có bác sĩ gia đình là Trịnh Hít mà, chỉ cho thuốc và dặn dò.

Đang bấn loạn vì con thì Trịnh Hít gọi. Xuân Tơ không nỡ mắng bạn vì sự cẩu thả, tắc trách hay yếu chuyên môn. Dù gì thì cũng là bạn bè, con cũng đã qua cơn nguy kịch, thêm nữa cơn giận cũng đã lắng xuống sau bao ngày quay quắt ngược xuôi. Dù sao thì bạn bè cũng quý, đôi khi như con. Xuân Tơ làm ra vẻ không có chuyện gì. Còn Trịnh Hít có thể vô tâm hoặc không biết hỏi con Xuân Tơ khoẻ chưa. Xuân Tơ cười ré, may không chết. Trịnh Hít khúng khắng bảo Xuân Tơ hôm nọ đến khám cho con có để quên hay làm rơi 2 viên nhộng nhờ tìm hộ. Xuân Tơ bảo thuốc đéo gì quý thế? Trịnh Hít dõng dạc, lạnh tanh: Viagra!

Há há há...



DÀO NHÁ HIẾN CHƯƠNG.

$
0
0


Phọt_Phẹt: A, chào nhà giáo. Đi đâu mà vênh váo thế?

Nhà giáo: Đưa kiến nghị lên bộ, yêu cầu không được " thủ tiêu" môn lịch sử. Cải cách cái mẹ gì mà tinh thấy đoạn tuyệt đi...nguồn cội.

Phọt_Phẹt: Nói nhà giáo bỏ quá chứ, theo tôi vứt cái môn ấy đi là hơn. Có ai học đâu mà đòi dạy. Mấy lại ta làm gì có sử.???

Nhà giáo: Anh chỉ được cái bố láo bố xiên thôi. Chói lói sáng ngời rành rành ra đây mà bảo không có là sao?

Phọt_Phẹt: Tô vẽ và bôi bẩn thôi. Tôi lạ đếch. Người ta VIẾT sử, thậm chí LÀM sử, GIA CÔNG CHẾ TẠO sử chứ có CHÉP sử đéo bao giờ đâu. Ôi thôi, cái mồm, cái mồm...

Nhà giáo: Anh là phản động lắm. Mà đi đâu nom hớt hải thế?

Phọt_Phẹt: Cũng lên bộ, kiến nghị đưa thiên văn và thần học vào sách giáo khoa. Sống mà tù mù phương hướng chẳng biết giời đất giăng sao và ăn mày từng mẩu đức tin thất lạc thì chúng ta chỉ là lũ vượn. Rồi bốn nghìn năm ta lại là ta - từ trong hang đá chui ra - hét lên một tiếng rồi ta...chui vào, hiuhiu.

Nhà giáo: Đường lối phương hướng, chiêm tinh dự báo đảng ta là thiên tài. Đảng ta cũng là hiện thân của thần học, tôn giáo và đức tin. Thế là an tâm chưa? Có rút kiến nghị đi không thì bẩu?

Phọt_Phẹt: Nhà giáo độc tài và độc quyền chân lý thế thì dạy được ai? Triết lý giáo dục vứt xó nào rồi?

Nhà giáo: Ta làm đếch gì có triết lý giáo dục. Tôi đố anh tìm ra đấy.

Phọt_Phẹt: Chẳng phải nhân bản - dân tộc & khai phóng đó sao?

Nhà giáo: Anh đừng có đào cái thây ma VNCH ấy lên mà trêu ngươi tôi. Ta tuy không có triết lý giáo dục nhưng có một tinh thần học tập không quốc gia nào sánh được. Đó là học, học nữa, học mãi, rồi...hộc máu. Ấy là chửa kể cái truyền thống " tiên học phí - hậu học thêm ", huhu...

Phọt_Phẹt: Bỏ mẹ thật. Xin hỏi nhà giáo năm nay bao tuổi?

Nhà giáo: Tôi hiu rồi. Về chế độ một cục.

Phọt_Phẹt: Vậy hãy để vấn đề giáo dục nước nhà cho những người đương thời họ lo. Chứ xứ ta mấy ông hiu trí là lắm mồm lắm. Nhà giáo cũng không ngoại lệ.

Nhà giáo: Nhưng chúng ta không được phép quên đi lịch sử và hủy bỏ nó trong sách giáo khoa.

Phọt_Phẹt: Không ai quên và cũng không ai hủy bỏ cả. Chỉ là lồng ghép lại cho dễ truyền bá thôi mà. Sử đã khô như ngói thời gói vào tàu lá chuối rồi đun lên với khố rách áo ôm chả sinh động và duyên dáng hay sao. Chửa kể gần 100% bọn học trò coi đó là sự lựa chọn. Đừng cố nhét nhồi những gì chúng không thích.

Nhà giáo: Nhưng lịch sử và môn học lịch sử không có tội.

Phọt_Phẹt: Phải rồi. Tội vạ là do kẻ tạo ra. Mọi sự tô vẽ đều thối tha và bôi đen lại càng bẩn thỉu. Lịch sử là SỰ THẬT, giản dị như một triết lý bình dân, nhưng mấy ai chịu hiểu.

Nhà giáo: Thôi, anh làm tôi đau đầu bỏ mẹ. Đi làm vài ve không?

Phọt_Phẹt: Tôi góp gái nhớ. Có TỬU mà không có SẮC thì khác mẹ gì có LỊCH nhưng không có SỬ. Phỏng ợ?

Nhà giáo: Tiên nhân anh. Đi nào!



Lật lại bài biên năm cũ, mùa hiến chương 20/11/2014.

***


Phọt_Phẹt: A, thày giáo - tháo giày đi đâu đấy?

Thày giáo: Anh lại xỏ xiên rồi, không thấy đang xỏ giày đi liên hoan à?

Phọt_Phẹt: Tân gia, thôi nôi hay lên lương?

Thày giáo: Anh không biết hôm nay ngày gì à? 20-11, ngày hiến chương của bọn tôi. Nhà trường tổ chức bữa tươi gọi là chào mừng.

Phọt_Phẹt: Hehe, chúc mừng thày nhé.

Thày giáo: Mừng cái mẹ gì. Tôi đang tính có nên đi hay không đây. Ở nhà thì tủi thân mà đi thì...tủi phận.

Phọt_Phẹt: Ơ hay. Ngày vui sao thày lại nản thế?

Thày giáo: Vui cái mẹ gì. Ăn uống thời cũng thích đấy nhưng cứ hễ đang vui một tý là bọn học trò lại kéo đến phá đám chúc mừng. Chúng tặng hoa tặng quà tặng cả phong bì.

Phọt_Phẹt: Thế càng vui chứ sao?

Thày giáo: Đã bảo là vui cái mẹ gì mà lị. Vì tôi không có phần và nhiều đứa cũng chẳng biết tôi là ai. Chúng toàn tặng ông hiệu trưởng, bà hiệu phó, cô chủ nhiệm, thày cô các bộ môn toán lý hóa sinh thôi.

Phọt_Phẹt: Ơ thế thày dạy môn gì?

Thày giáo: Thể dục. Anh xem thế có đen không. Mà môn thể chất này bọn học sinh ghét nhất trần đời đâm ra chúng ghét lây sang cả tôi.

Phọt_Phẹt: Ơ, cứ tưởng là môn lịch sử chứ?

Thày giáo: Môn ấy là đầu bảng ngoại hạng. Nhưng vì đưa vào thi thố nên hố hố lại hay. Tôi cứ ước môn thể dục được đưa vào thi tốt nghiệp.

Phọt_Phẹt: Ý thày là có lộc?

Thày giáo: Lộc lá mẹ gì. Tôi cần bọn học sinh có thể chất khỏe mạnh để làm người hữu ích thôi. Giỏi mấy giỏi nhưng yếu như sên thì sến lắm. Cái nước mình trọng cái não hoạt nhưng khinh cái thân cường. Chửa kể là nhiêu khê thơ phú văn chương nhạc nhẽo.

Phọt_Phẹt: Đéo mẹ, chả có nhẽ tôi đưa thày lên làm nhà quy hoạch giáo dục. Bởi bọn làm chính sách chúng đều kém cỏi về cả thể chất lẫn tâm thần.

Thày giáo: Tôi vai u thịt bắp mồ hôi dầu đâu chen chân với các thành phần hoạt não được. Ấy là cái định vị biết mình biết người vậy.

Phọt_Phẹt: Gớm, thày phải dạy môn triết học mới phải.

Thày giáo: Cái nước ta không ưa lý luận. Họ ưa sự bát nháo tào lao. Tôi toan đưa thần học và thiên văn vào giảng nhưng họ lại cho là phản động mới lại tâm thần. Người ta thích dạy những thứ vô bổ nhưng cao siêu, điêu toa nhưng luôn là... chân lý.

Phọt_Phẹt: Sao thày không nghỉ đi?

Thày giáo: Anh bảo tôi nghỉ thì biết làm gì? Nhẽ dạy lợn nhảy xa, dạy gà đấu kiếm?

Phọt_Phẹt: Ít ra thì thày dạy con cái thành vận động viên điền kinh hay bóng chuyền chả hạn?

Thày giáo: Nếu tôi dạy điền kinh thì chúng sẽ đi...chạy việc. Và bóng chuyền hehe chúng sẽ... búng bùn sang ao.

Phọt_Phẹt: Thày lại chơi mấy cái môn cổ truyền rồi. Định ngậm máu phun người rồi tát nước theo mưa chăng?

Thày giáo: Tôi không giỏi chơi mấy trò ấy. Tôi vốn thày giáo nên chỉ giỏi món... tháo giày. Thi thoảng xưng danh thày trò rồi...thò chày cho hợp nhẽ. Mà anh làm nghề gì mà thông tuệ thế?

Phọt_Phẹt: Tôi diễn viên xiếc.

Thày giáo: Diễn trò gì?

Phọt_Phẹt: Lộn gằm Đại du.

Thày giáo: Đéo mẹ, hé hé hé...Tôi đi ăn cỗ đơi. 

Phọt_Phẹt: Nhớ tháo giày nha, thày giáo.

CHUYỆN LỘN MÒ.

$
0
0


Nhân cái ngày hiến chương của bọn gõ đầu trẻ, tôi cũng LỘN MÒ lại chuyện cũ, như một kỷ niệm hanh hao.

Bài biên mùa 2012 hoặc có thể gần hơn hoặc xa lắc lơ hoặc...đéo nhớ:))

***

Lớp 12, lũ con gái lớn tướng, vú sừng trâu ngúng nguẩy thụt thò sau cánh áo mỏng rẻ tiền. Con trai bọn tôi chim còn chưa ra giàng nhưng tay cứ lượn lờ vân vê dăm ba sợi râu dại, suy tư như lãnh tụ. Là năm cuối cấp, viêc học hành cũng chộn rộn nhưng vẫn không quên những trò ma quỷ học trò. Tôi là lãnh tụ của những trò đó - kẻ đầu têu vĩ đại - ngồi phòng giám hiệu còn nhiều hơn ngồi học. Những trò tôi bày ra kinh hãi lắm, đại khái như tổ chức nhìn trộm bạn gái đái, lập hội búng các bạn trai chim to, đánh rắm nắm tay phả mồm bạn quản ca kiêm lớp phó văn thể hay đặt vè chế nhạo những thày cô báng bổ. Sinh hoạt lớp tuần nào chúng cũng lôi tôi ra phê bình, kiểm điểm. Hạnh kiểm tôi xấu tệ nhưng cô chủ nhiệm vẫn cho khá, tôi mà tồi cô mất chủ nhiệm, khỏi tăng lương hoặc bi bô cột cờ đọc thành tích. Ông hiệu trưởng tên Lê Bá Bầu, lúc tử tế tôi gọi là Bấu Bà, lúc mất dạy tôi kêu Bú B...uồi ghét tôi như ghét đế quốc, thù tôi như mẹ chồng thù nàng dâu. Liên thiên thế để thấy, tôi mất dạy toàn tập, may được cái học hành khá khẩm chứ không đã bị tống cổ từ lâu.

Cũng năm đó, đời tôi thay đổi lớn, đến tận giờ. Tôi ngoan ra và suy tư nhiều lắm nhưng địt mẹ học lại ngu đi như ông bò ông chó Ấy là lớp chúng tôi đón đoàn sinh viên thực tập, 6 người, cô trưởng nhóm tên Ái, xinh thôi rồi. Ban đầu, tôi kệ mẹ với những trò dự giờ dạy thử, văn nghệ văn gừng, kể chuyện làm thơ. Tôi không khoái những trò đó, vô bổ và vô tích sự. Tôi chỉ thích nghịch những trò tinh quái. Thày cô thực tập bị tôi bắt nạt, nghịch đểu, trêu ngươi cho phát khóc. Tôi phá hoại công cuộc thực tập của thày cô như bần nông vàng vẩu phá kho thóc của Nhật vậy. Ai cũng ghét tôi, mỗi cô Ái là không. Cô che chở tôi những tội lỗi dại khờ, hay cho tôi đi nhờ xe, cho tôi kẹo dồi, bút bi và sách vở. Nhẽ thế nên tôi bớt nghịch đi. Tôi coi cô như cô Tấm dịu hiền (lớn lên tôi mới biết cô Tấm ác bỏ mẹ, đóe dịu hiền tý nào )

Tôi mến cô thực sự. Cô cũng mến tôi. Những khi rảnh rỗi, cô hay chở tôi xuống thị xã cho ăn kem cốc trong khi tôi chỉ thèm... kem que. Cô còn chở tôi về nhà chơi. Nhà cô đẹp, giường cô nằm nhiều tranh ảnh diễn viên, thơm như bờ xôi ruộng mật. Cô hay hỏi tôi về trường lớp, chán lại hỏi ước mơ. Trường lớp thì tôi không biết gì, ước mơ thì tôi chỉ thích được bóp vú con bạn gái quản ca kiêm lớp phó văn thể xinh xinh. Cả hai thứ đó tôi đều không nói với cô được.

Ngày hết kỳ thực tập, cả lớp tôi buồn như đưa đám. Bọn con gái mau nước mắt khóc chia ly như đám ma đại cố. Mấy thằng con trai cũng sụt sùi rung rinh mào gà nức nở. Tôi ráo hoảnh, chỉ thấy tiêng tiếc thứ gì đó, đại khái như ăn kem, đi nhờ xe hoặc không thỏa ươc mơ bóp vú bạn gái. Tức là tôi mất đi đặc quyền, sự yêu chiều và hưởng thụ. Chúng tôi góp tiền mua quà tặng thày cô thực tập. Họ cũng thế, góp tiền mua tặng lại. Cô Ái tặng riêng tôimột cuốn sổ bìa đỏ gáy vàng to vật, dày cộp. Cô nhìn tôi ưu tư, dặn bớt nghịch đi, dành nhiều thời gian ghi chép cuộc đời vào cuốn sổ. Tôi không nghe lời cô, đem bán cho con quản ca kiêm lớp phó văn thể để nó làm thơ, ghi lưu bút.

Cô cùng đoàn thực tập trở lại trường đại học. Cô bảo tôi mấy tháng nữa sẽ tốt nghiệp rồi đi làm giáo viên. Tôi cười bảo cô dạy gì em không hiểu thì làm được cô giáo thế quái nào được. Cô không buồn, véo má tôi, day day, cười nắc nẻ. Cô còn dặn tôi, biết nhà rồi, cứ xuống chơi với cô, tất nhiên, phải sau mấy tháng nữa, chứ xuống giờ, chơi mới ai. Cô ôm lấy tôi. Tôi cao hơn cô một cái đầu nhưng vẫn ngửi thấy mùi thơm ở mặt và nhịp đập phập phồng nơi áo ngực.

Cô đi rồi, tôi tự dưng buồn hẳn. Nếu như cái cảm giác tiêng tiếc trước kia là có thật thì giờ thay vào là sự buồn bã và nhung nhớ vô biên. Tôi không hiểu vì sao. Tôi nhớ dáng hình cô, nhớ ánh mắt, nhớ mùi thơm da mặt, và cả cái cảm giác ấm áp phập phồng. Tôi chẳng còn nghịch ngợm, giờ chơi cứ thu lu góc bàn vê gấu áo, cắn móng tay. Lũ bạn tưởng tôi tu chí cho việc học, nhưng không phải, tu chí gì mà học ngu đi ngày một. Không ngày nào là tôi không vẩn vơ đến cô, tất nhiên nhớ cả vị kem cốc với kẹo dồi.

Tôi đến thăm cô vào chiều thu êm ả khi thi xong đại học và cô cũng đã ra trường đang ở nhà chờ việc. Cô ngạc nhiên lắm, không nghĩ là tôi thăm. Cô tíu tít kể tôi chuyện sinh viên, hướng đạo tôi đủ thứ về cuộc sống KTX. Tôi nghe háo hức, thích thú thực sự vì nghĩ cũng ít ngày nữa thôi tôi cũng có thể thành thằng tân sinh viên lắm chứ. Rồi cũng như trước kia, cô lại hỏi tôi về trường lớp, về bạn bè, và ước mơ. Trường lớp tôi đã chia tay rồi, bạn bè ra trường bận thi cử cũng chả biết ai ngả nào. Còn ước mơ à, tôi ước cô lại ôm tôi như ngày trước.

Cô bắt tôi ở lại ăn cơm. Tôi đồng ý. Tôi với cô xách làn đi chợ. Đi song song, như đôi tình nhân hạnh phúc hay chí ít cũng giống những cặp vợ chồng son. Tôi nhớn lắm rồi.

Cơm cô nấu ngon, gã trai mới nhớn như tôi đánh chén tì tì. Bố mẹ cô gắp thức ăn cho tôi tích cực như tiếp đạn cho pháo cối. Cô ngồi đầu nồi, ôm chân ý tứ nhìn tôi không chớp. No nê, cô kê chõng ngoài sân bảo tôi ngồi chờ cô rửa bát. Trăng thu sáng nhẹ, hàng xoan lá rụng tơi bời, tiếng dế nỉ non ngoài vườn, tiếng cô se sẽ hát bài gì mà giáo viên nhân dân, tất cả thơ tợn. Trong nhà, mẹ cô đang thắp hương bàn thờ, trên đó còn nguyên bát cơm và mấy đĩa thức ăn bé xíu, rì rầm khấn. Tôi thấy ảnh một ông trẻ măng, giông giống tôi, ngồi chễn chệ.

Cô ngồi chõng cùng tôi, lại líu lo chuyện. Tôi ăn no rồi bụng chỉ muốn về kẻo muộn mẹ mắng. Tôi hỏi cô người trên bàn thờ là ai, nhà cô có liệt sĩ? Đang líu lo, cô im bặt, đèn vàng quyện ánh trăng hắt mặt cô lóng lánh. Cô khóc. Đó là em trai cô, đi bơi sông chết đuối. Cô bảo bằng tuổi tôi, nếu còn sống và giống tôi y lột. Tôi thoáng rùng mình rồi run bắn khi cô ôm chặt lấy tôi, nức nở. Tôi lại thấy mùi thơm trên da mặt, có điều nó lẫn vào nước mắt nên hơi cay, ngực cô phập phồng, rung lên từng chập theo tiếng nấc. Cô cứ ôm ghì lấy tôi như thế cho đến khi có tiếng vè vè động cơ con Simson lao ập vào sân, phun khói mù mịt. Tôi nhao người lấy xe đạp, vẫn kịp chaò to bố mẹ cô một tiếng. Tôi đạp mải miết. Nghĩ miên man.

Đến lối rẽ qua cầu về nhà, tôi quặt xe. Pha đèn xe máy lẫn tiếng vè vè cũng ngoặt theo. A, hình như con Simson đổ ập sân nhà cô lúc nãy. Tôi nghe tiếng rú ga, nó vọt lên, giọng một thằng sặc mùi rượu quát, địt mẹ, thích phá đám hả?. Tôi chưa kịp định thần, nó đã co chân đạp tôi một phát, cả xe lẫn người đổ ụp vào bụi rứa dại. Tiếng vê côn ồn ĩ rồi im bặt.

Tôi khập khiễng dong con xe đạp bị sang vành về nhà. Mẹ tôi hỏi sao, tôi cứ ú ớ. Khi đã yên thân, tôi nghe mẹ tôi thì thầm với bố, thằng này đi tán gái đâu đó bị đánh chứ tự dưng thì ngã làm sao được. Tôi nín thinh, cả đêm không chợp mắt.

Tôi làm sao có thể giống em trai cô được, một thằng bị chết đuối . Tôi muốn là người yêu của cô. Có điều, hehe, tôi sợ bị thằng đi Simson nó đạp bỏ mẹ.

Cô giờ đã già đi như quy luật, nghe đâu đã bỏ thằng Simson rồi. Mai tôi về quê và sẽ đi tìm lại.

Em thương cô. Ái ôi...!!!


ÔNG CÒ

$
0
0


Nói đến bài thơ “Ông Cò” của Tú Xương, một bài thơ đã từng được đưa vào bình giảng trong chương trình văn học của trường phổ thông thì chắc ai cũng nhớ. Bài thơ ấy như thế này:

“Hà Nam danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hai mái trống tung đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co
Người quên mất thẻ âu trời cãi
Chó chạy ra đường có chủ lo
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to!”

Bài thơ được cho là lên án chế độ hà khắc của thực dân Pháp áp đặt lên nhân dân ta, thông qua hình ảnh một tên trùm cảnh sát.

Chế độ hà khắc đó làm cho dân ta phải sống trong cảnh ngột ngạt vì mất tự do, cụ thể là mái nhà dột không được sửa, sau tám giờ tối thì không được ra ngoài đường (nếu không mang theo giấy tùy thân), vân vân và vi vi …

Và bài thơ cũng nói lên thái độ của tác giả với ông Cò qua việc ngầm ví sự mẫn cán của ông cò với việc con chó đi tìm phân.

Hẳn nhiên bài thơ đó không ít thì nhiều đã góp phần vào ý thức phản kháng lại ách đô hộ của thực dân Pháp, làm tiền đề cho các ý tưởng giành độc lập dân tộc sau này.

Thế nhưng nhìn vào một khía cạnh khác, có thể thấy vài điều.

Trước hết, nó thể hiện thái độ chống đối thường trực của dân ta trước bất cứ một ý định nào nhằm đưa mọi người vào khuôn phép, đi ngược lại những thói quen, lối sống hồn nhiên phóng khoáng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, bất kể là những khuôn phép đó có lợi cho xã hội hay không, hay những thói quen đó có làm hại tới mình và mọi người xung quanh hay không.

Với một xã hội còn sơ khai và một môi trường thưa thớt, những thói quen hồn nhiên như “nhất quận công, nhì ị đồng” có thể không gây ra những ảnh hưởng xấu. Nhưng khi sống tập trung ở các đô thị, sự tương tác giữa mọi người với nhau có một mức độ cao hơn hẳn thì mọi chuyện phải khác. Chắc hẳn là chính quyền của bọn thực dân Pháp hồi đó có những lý do xác thực để ra những quy định kiểu như sau 8h tối hạn chế dân ra đường, chẳng hạn như để đề phòng những cuộc tụ tập gây rối của đám trai làng, hoặc để kiểm soát an ninh chặt hơn khi những người bần cùng sinh đạo tặc ở quê bỗng tìm thấy nhiều cơ hội hơn trong một môi trường mới, vốn là những điều dễ xảy ra ở những khu dân cư mới hình thành bởi toàn là những người nông dân mới ra phố.

Thứ hai, rất nhiều quy định của bọn đế quốc thực dân từng bị cho là hà khắc thời đó cho đến nay vẫn đang được áp dụng, hoặc cố gắng đưa vào áp dụng.

Ví dụ việc xây dựng, hay sửa chữa, cơi nới nhà cửa ở các đô thị hiện nay vẫn đang được quản lý khá chặt chẽ, nhất là với dân thường. Việc “hai mái trống tung đành chịu dột” hiện nay vẫn không phải là chuyện hiếm, nếu như việc xin phép không được trơn tru, hoặc ngôi nhà nằm trong diện cần bảo tồn, hoặc nằm trong khu quy hoạch, vươn vươn …

Hay việc “chó chạy ra đường có chủ lo” cũng là một việc mới có quy định gần đây, và mặc dù việc trộm chó càng ngày càng phổ biến đã làm cho việc thả chó chạy rông ngoài đường giảm đi thì nhiều người dân vẫn muốn thấy chó khi ra ngoài đường phải tuân theo các quy định vốn dĩ đã có từ lâu ở các thành phố văn minh bên tây, ví dụ như phải có dây buộc, có rọ mõm và phải có chủ đi kèm, chẳng hạn thế.

Thứ ba, bài thơ này cũng cho thấy một vế trong cái mâu thuẫn tồn tại từ xưa tới nay của người quê ta, đó là rất không ưa những người đứng ra giữ gìn trật tự cho mình.

Không phải chỉ thời xưa mới có thái độ ác cảm với ông cò, mà ngay trong thời nay, những tên gọi không mấy thiện cảm dành cho các lực lượng cảnh sát đã nói lên thái độ của mọi người với những người có trách nhiệm duy trì luật pháp và an ninh cho chính mình. Và ít ai nghĩ rằng thái độ thù địch đó không phải hoàn toàn bắt nguồn từ những gì không vừa ý do những ông cò tân thời gây ra, mà chủ yếu lại bắt nguồn từ những sai phạm lớn nhỏ đã trở nên quá phổ biến của mọi người. Thường trực ý thức phản kháng, không muốn tuân theo các quy định, luật lệ, bất kể là nó có gây phiền toái cho bản thân hay không, nhiều hay ít, hoặc phản ứng lại bằng thái độ tiêu cực khi bị xử lý vi phạm, đồng thời lại đòi hỏi các lực lượng cảnh sát phải công tâm, tận tụy, phải đảm bảo an ninh trật tự này nọ, đó là mâu thuẫn lớn ngay trong suy nghĩ của đa số dân quê ta.

Việc tôn trọng luật pháp và đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật ở quê ta cho tới nay vẫn chỉ là một mong ước. Có lẽ chừng nào mà bài thơ này (và những bài thơ, văn khác có nội dung tương tự) còn được cảm nhận như là lời lên án, coi việc bảo vệ luật pháp là sự hà khắc, còn tạo nên tâm lý xuê xoa, cảm thông với những vi phạm, kể cả khi chúng bị lái đi vì những toan tính chính trị, thì chừng đó quê ta vẫn còn chưa lớn nổi thành người.


***

Bài bê về từ nhà bác Cua Đồng https://cuadong2010.wordpress.com/2015/11/22/ong-co/

CHUYỆN CÓ ĐÉO GÌ ĐÂU???

$
0
0

Lương Sơn Trại là một nhóm chơi cùng nhau trên mạng ảo, cái tên này được lấy ngẫu hứng từ mong muốn có những sự phá cách ngang tàng trong tư duy, có những-chút nghĩa tình trong quan hệ, có những sâu lắng trong trải nghiệm đời thường, và có sự lạc quan hài hước trong đời sống thực tiễn, chẳng có gì “đao to búa lớn” như nhiều người nghĩ.

Trong Lương Sơn có đủ các lứa tuổi, đủ các tính cách và đủ các ngành nghề trong xã hội, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một tính cách – hẳn là cá tính nữa; và một năm thành lập chưa hẳn là đã dài cho sự va đập, trải nghiệm sâu, nhưng với đặc điểm không gian mạng, họ cũng đã “bắt sóng” được nhau ở thời điểm ban đầu rồi kịp nhận ra cần có nhau trong cuộc đời thực đúng như những người bạn quý.

Nhưng ảo không có nghĩa là họ nói về mình bằng những ngôn từ hoa mỹ, màu mè hoa lá hay những tuyên ngôn to tát. Họ nhìn nhận về mình bằng những ngôn từ giản dị nhất có thể, đơn giản nhất có thể, thực tế nhất có thể và vui vẻ dí dỏm nhất – có thể.

Có một sự khác biệt của Lương Sơn với nhiều nhóm chơi mạng khác là ngoài những con chữ, tiếng lách cách khô cứng của bàn phím là những là những nụ hôn, là những vòng tay ôm, là tình cảm chúng tôi trao cho nhau ngoài đời thực – một cách chân thành.

“Chuyện có gì đâu” minh chứng cho điều đó, và cũng là kỷ niệm cụ thể, thiết thực đầu tiên của chúng tôi về một sự đoàn kết, nghĩa tình. Không ồn ã về ngôn từ, không căng cứng về ngữ nghĩa, không những cái tư duy sáo rỗng lối mòn về câu cú… giản dị và nhẹ nhàng là những gì bạn sẽ thấy ở tập thơ này. Bạn sẽ bắt gặp mình hay người xung quanh ở trong những câu thơ ấy, sẽ khóc cười trong từng câu chữ, và trong cuộc sống hàng ngày.

Buổi ra mắt tập thơ “Chuyện có gì đâu” được diễn ra vào 16h chiều thứ sáu, ngày 27/11/2015 tại Starcafe, 62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội (Tầng 3 Yamaha Tower), với sự tham gia của các thành viên Lương Sơn Trại – hiện đang là các hotfber như DG, Mượt, Lọc, Phọt Phẹt, Ku Trí, Phan Quang Minh, Duong Tieu, Hoàng Hải Nguyễn, … cùng các khách mời: nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà thơ Hồng Thanh Quang, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Xuân Hà…

Linh An (theo GĐVN)


SỰ CỐ, HỐ HỐ...

$
0
0


Hôm qua đi biển, sóng đánh văng quả kính cận, tụt luôn mất xịp hoa. Gay go to. Chả nhẽ úp hai tay vào chim lên bờ? Không thể. Gào to cho đám trên bờ? Vô phương. Mình cứ nhún nhẩy, dập dềnh trên sóng. Lo lo là.

Mình phải bơi ra xa, sát ngay chỗ cờ báo nguy hiểm. Phải thế thôi, giấu “ phao” mà lị. Trầm mình dưới nước hơn tiếng đồng hồ, da tay da chân sun lại nhăn nheo như táo héo, “ phao” cũng quắt đi, còn mỗi hai bi, bé tí. Mình nghĩ bụng, chắc phải chờ biển vắng người mới dám lên chỗ để quần áo. Và cũng thầm mong bọn trên bờ mò xuống tìm.

18h30, loa réo bà con lên bờ không được tắm nhưng 19h biển vẫn đặc người. Bỏ mẹ, lạnh cóng, ốm mất. Hoàng hôn đổ sập, mắt mình chả nhìn thấy gì. Biển loang loáng màu chàm trước mặt. Chứng quáng gà phát tác làm mình phải bấu chặt chân vào cát không nhỡ đi xa theo cánh sóng thì toi cơm. Triều lên nhanh, sóng lút đầu, trắng xóa.

19h30, đèn trên bờ giăng mắc như sao sa, dân tình đổ tràn ra thốc váy, phưỡn bụng uống bia, nhai mực. Mặt nước còn mỗi mình. Không thấy ai ra tìm. Mình quyết định ngoi lên, đi vào bờ. Lúc này xấu hổ đéo nghĩa lý gì khi mạng sống là trên hết. Đang cố đi vào thì nghe tiếng loa “ ai là anh phot_phet, đang tắm hay thất lạc ở đâu yêu cầu lên bờ ngay, người thân đang đợi”. Địt mẹ, thế có nhục không cơ chứ. Giận con vợ mình quá, giận luôn cả đám người thân. Sao chẳng ai xuống tìm mình, lu loa lên thì nghĩa lý mẹ gì, nhất là trong tình cảnh của mình.

Vào bờ, mình lấy cát bôi khắp người. Quả “ phao” ngâm nước lâu nên mới cho một vốc vào đã yên tâm tuyệt đối. Mình run rẩy, nhẹ nhàng đi rồi ...hoảng loạn. Mắt mình hoa lên, chả thấy gì, không làm sao mà xác định được chỗ ngồi lúc chiều. Thủy triều đã xóa đi vết dấu. Mình gào to tên vợ như trẻ lạc bầy gọi mẹ. Tiếng nhạc xập xình trên bờ, tiếng sóng ầm ào cuộn vỗ nuốt hết lời mình vô cùng tàn nhẫn. Mình khóc, muốn lao ra biển chết quách cho rồi.

Một bóng hồng cầm cây đèn phát quang nhấp nhoáng đi ngang, mình thổn thức, em ơi anh nhờ tí? Gì? Giọng ráo hoảnh. Bố trí anh quả xi - lít hay váy xống trên người được không? Bóng hồng rú lên, đây chỉ bán dâm chứ không...bán quần áo.

Giời ạ, giờ này thì dâm vào cái lỗ mũi à? Nhưng sau một hồi phân trần nài nỉ thì bóng hồng có phần hiểu ra. Nàng dí mình cây đèn phát quang nhấp nhoáng, dặn đứng yên giơ cao làm hiệu. Nàng sẽ lên bờ mà moi móc cho tấm khăn mỏng hay chiếc quần sooc Tàu nhiều hoa hòe hoa sói hoa cau. Mình mừng như địa chủ được mùa chiêm thối.

Một trung niên bảnh bao vửa đi vửa đá nước khoan thai đến cạnh mình, lượn một vòng chung quanh như trực thăng tìm bãi đáp rồi ghé tai, giọng nhẹ như rắm tu chùa "đi không em? âu vờ nai với anh"

Mùa đó, Sầm Sơn chính thức có... cave đực. Hehe.

***

P/s: Bài biên niên 2010.


Viewing all 444 articles
Browse latest View live