Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

THẰNG BÔM BỐP

$
0
0
Không có văn bản thay thế tự động nào.


Sau WC ( là Uôn - cúp chứ đéo phải cái chỗ để các anh chị chịn mông vào mỗi ngày ) thì Bêu Nắng món ngon từ gốc đến ngọn. Tôi bốt hầu một đoạn, coi như là ăn vã lúc đêm hôm.


***

Bọn tôi giở nên thân sau một bận thằng Bôm Bốp rủ về nhà chơi nhân cái đận được nghỉ mùa. Ấy là việc con em ở nông thôn ngắt đi sự học hành quãng độ tuần giời để giúp gia đình thu hoạch lúa lang lạc lợn. Nhà tôi không làm nông nên mùa màng nhông nhông như chó dái, đâm ra cái sự thể càng hữu lý cho những khăng khít đít đoi.

Tôi chả giúp được gì ngoài cái việc làm vướng tay vướng chân người khác tuy cũng có cắm đầu đẩy dăm vài xe cải tiến cút kít thóc vàng. Những cánh đồng chiều trơ cuống rạ với bạt ngàn châu chấu cào cào mới là cao xa nông nỗi và bữa tối sấp bóng đèn dầu sặc sụa canh cua đồng mồng tơi mới là vời vợi hân hoan. Tôi đánh đu lấy những khoái lạc đó mà quên tiệt đi cái gia cảnh mạt rệp trứ danh dẫu đang ở lúc bội thu mùa vụ. Nói không ngoa, nếu như nhà con Phập Phồng mang tiền đồ chị Dậu thì nhà thằng Bôm Bốp cũng rất xứng với cái hậu vận anh Pha, hai thân phận của một cặp giời sinh cho những thần tình chốc mép trong văn chương hiện thực trước Ất Dậu nguyên niên. Kinh thiên hơn nữa là ba đứa em đồng loạt thất học chỉ bởi một lý do động địa duy nhất là nhường cơm bơm chữ cho thằng anh, là nó, vốn văn võ hơn người. Ông bố - một thương binh sọ não - quán triệt, rằng thằng anh phải cố gắng học hành để thoát ly và kéo đi những toa tàu há mồm đang phà phà nhả khói đói nghèo vắt veo lên mái rạ. Đó là mệnh lệnh, là nhiệm vụ chính trị của gia đình, giòng họ và cao hơn là sinh tử đời người.

Lên cấp ba, tôi với nó vẫn không chung lớp nhưng tình thân chẳng vì thế mà ngái xa. Nhà tôi gần trường nên buổi trưa thường rủ rê nó về đánh chén nếu hôm đó học thông sang cả ban chiều. Có điều cũng chả mấy khi no bởi gia cảnh tuy không đứt bữa nhưng bát cơm thì vẫn đầy vơi theo những cú xới ở tay người. Đang tuổi ăn tuổi lớn nên mọi nhẽ cứ chênh chao vêu vao như bô lão tụt nõ bờ rào.

Chúng tôi vào đại học theo những ngả khác nhau. Tôi đi thẳng vào luật còn nó rẽ ngang từ nông nghiệp sang tổng hợp với cái lý luận đã thuần nông mà lại còn đèn sách cấy cày là rất hỏng. Hai thằng vẫn thăm nom nhau, ngoài tình thân, thì miếng ăn là kim chỉ nam cho mọi hành động. Rất tiếc là toàn phải uống nước lã cầm hơi bởi máu đào luôn đông khô vào những ngày cuối tháng. Sinh viên thời thổ tả, mấy ai no?

Vật vã rồi cũng ra được trường với hành trang là một đống di sản hoang mang của nợ nần quán xá. Còn hiện tại là con số không với cái mông của tương lai luôn có xu hướng chổng vào sự nghiệp. Nó về quê, như một sự đấm buồi vào sóng.

Rồi lại trở ra với mớ của nả là những lời ai oán và thêm độn cả những xấu hổ xót xa. Cho mày chết, không phải thánh thần thì chớ nên cân sứ mệnh. Nhưng nó quyết ăn gian bằng cách khởi nghiệp lập ra cái công ty chỉ có một người. Là chính nó.

Bọn chí lớn đều có gan nếm phân cả, hệt như Việt Vương Câu Tiễn cam tâm dọn chất thải được bài tiết qua hậu môn cho Ngô Vương Phù Sai trong tích sử xưa của Tàu vậy. Thằng Bôm Bốp tuy không phải ăn cứt nhưng những gì nó nếm trải còn thối hơn phân của Phù Sai vạn đại ngàn lần. Bọn lập thân từ tay trắng, quả là có cái lỗ mũi và lỗ mồm tạp nham đến mức siêu phàm.

Người ta rất dễ gọi tên nỗi đau nhưng lại khó để điểm danh hạnh phúc. Sự thành đạt cũng vậy dù ai đó có thể kể vanh vách những thất bại, kể cả khi thất bại được đầu thai. Thế nên tôi không chắc rằng thằng Bôm Bốp đang thành công hay là hạnh phúc nhưng có một điều tôi biết rõ là giờ đây nó đang có rất nhiều tiền. Mà tiền, chao ôi, là thứ gì đó cực vớ vẩn với lũ chốc mép bởi miệng chúng luôn bem bép cái câu “tiền nong không quan trọng”. Bố khỉ, chỉ bọn có tiền và rất nhiều tiền mới được quyền nói ra câu đó thôi, nghe nhở? Còn những nức nở bần nông chả bằng cọng lông con quạ đâu mà quần chúng bâu vào xàm ngôn mới cả xàm…à mà thôi.

Chúng tôi vẫn thân thiết như xưa tuy thời gian dành cho nhau không nhiều nữa. Nó bận với những dự án lớn, hở ra là lại đi hầu các ông quan to và dăm vài cô bồ nhỏ. Thi thoảng có ngồi lại một tí thì cũng chỉ biết lấy rượu thay nhời, phê phê thì vô ngôn để thả hồn chạy rông đi ngả khác. Câu uyên bác nhất để nói được với nhau, là “tau về”.

Nhưng trước sau nó vẫn là thằng tín nghĩa thủy chung với gia đình và bạn bè, thậm chí là cả với cave. Nhiều em khởi nghiệp bằng cách “lấy lỗ làm lãi” được nó đối đãi còn hơn những hình nhân của buổi tê tái cơ hàn. Nó thuyết rằng, vốn liếng các em ấy có hạn và vòng đời sản phẩm lại ngắn, thế nên đầu tư vào một chút thời cũng coi như là thực hiện nghĩa vụ công ích với xã hội mà thôi, chứ hoàn toàn không phải là vãi thóc. Ấy thế mà với vợ con thì lại đong đếm từng chinh mẻ bởi nó cho rằng, bọn mà sướng quá thì chắc chắn sẽ…hóa rồ. Ô hô…!!!

Tôi đem chuyện của con Phập Phồng ra mà chiêu tuyết, rằng có nên giúp đỡ phần nào. Những tưởng có chung hoàn cảnh thủa hàn vi thì sẽ vì thế mà hăng hái. Nhưng không, sẽ chẳng có đồng nào. Mẹ kiếp, thật chả coi bạn bè ra cái bẹn bà gì cả. Đã thế nó còn mắng tôi, rằng với những đứa ăn vã liêm sỉ thay cơm như con Phập Phồng thì cách tốt nhất là để cho…chết đói.

Tôi phát ói với mớ ngôn lời mà nó vừa ợ chua ra. Bọn đông tiền, đành rằng, nói gì chả là chân lý nhưng đôi khi cũng thậm khí hư bởi tiền không phải lúc nào cũng lau sạch phụ khoa như thứ nước rửa Dạ Hương thần thánh. Cái tiểu khí của thằng thưa thớt xu hào làm tôi cạch mặt nó một thời gian dài. Cho mãi đến một ngày…

Cô Xuân Xuân được nó cung nghinh ra kinh kỳ dự cái lễ trọng 15 năm thành lập công ty. Đó hầu như là một sự trải lòng để tri ân và có phần khoe mẽ. Nó hối tôi từ rất sớm, cắt đặt cho cái việc giao tế lễ tân bởi dù sao tôi cũng có chút dự phần trong công cuộc đong hìu đầy vẻ vang và cũng vô cùng khó nhọc. Cặp biệt thư song sinh, một ở, một làm tổng hành dinh thần tình như hằng vưỡn, ngày trọng lại có phần lung linh tợ cái lối hội mở sân đình. Bọn nhân viên xúng xính xiêm y, tíu tít ngược xuôi lo việc mọn. Nó nhõn cái phận thò tay ra bắt người ta rồi ngoác mõm ra cười, nom cũng chả khác mấy đười ươi của rừng già ma kết. Tôi cũng loi choi cười thuê khóc hộ rồi adua hô hố nổ váng giời.

Cô Xuân Xuân sau khi diễn tròn vai cô giáo như mẹ hiền thì lôi tôi ra ngoài hiên, chỉ vào một thằng trong sắc phục bảo vệ đang đứng chầu như nghê đá, con giai Phập Phồng đấy. Ái chà chà, nó ra tự độ nào? Vài tháng rồi, cả con em đang lau sảnh kia kìa. Chu choa, cô đưa ra? Không, thằng Bôm Bốp nó về tận nhà và khiêng ra cả hai đứa.

Khách khứa vãn, chúng tôi ngồi lại với nhau. Thằng Bôm Bốp cao giọng khoát luận, tiền có thể giải quyết được rất niều việc nhưng cũng làm hỏng đi không ít quan hệ, chỉ có lao động mới tạo ra giá trị và thặng dư vĩnh viễn. Bố cái loại con kiến, chỉ được cái hay nói chuyện bầy ong thôi, haha…!!!

Các bạn ạ, chúng ta không được quyền lựa chọn cha mẹ và hoàn cảnh nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được số phận nếu các bạn đủ dũng khí…nếm phân. Tồn tại trước đã rồi hãy ăn vã những cái gọi là liêm sỉ - chính chuyên. Còn nếu như nếm trải mãi rồi mà số phận vẫn không lung lay hay nhúc nhích thì hãy hiểu rằng, thế giới này không dành cho bạn.

Nhưng các bạn vẫn thuộc về đâu đó bởi vũ trụ này là rất vô biên.


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ăn và mọi người đang ngồi

Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Trending Articles