Bỉ nhân ưa bóng đá từ nhỏ nhưng giờ già mất rồi nên chỉ nhúc nhắc tí bóng dâm dưỡng sinh cho đỡ mộng tinh và bại não. Từ đầu mùa WC đến giờ, xem trọn vẹn cũng được đôi ba trận ất ơ nên không dám thớ lợ dăm vài nhận xét nhưng nhìn chung là NHẠT.
Bóng đá bây giờ nặng những kim tiền lạnh lùng cùng những toan tính tanh tao nên dần mất đi vẻ hào hoa vốn có. Thay vào đó là sự thực dụng đến tàn nhẫn, thậm chí là phi thể thao để đạt đến ngôi cao. Chả có đường đéo nào là trải hoa hồng nhưng cứ chông chênh nỗi niềm điếm thúi.
Bỉ nhân yêu bóng đá Anh bởi giải ngoại hạng là thứ túc cầu đầu tiên được chiêm bái. Những hảo thủ trí tuệ - hào hoa và dâm đãng bản địa cùng đội ngũ lê dương cương cường tạo nên một giải đấu có chất hiệp sĩ từ đầu đến cuối.
Với tất cả tình yêu và ước nguyện, đêm nay quốc gia tí hon với 4 triệu dân sẽ vượt qua cựu mẫu quốc của An-nam, tiếm ngôi độc bá thiên hạ.
Bất quá thì vã cứt thay cơm...!!!
Mấy nay cũng có tí ồn ĩ về cuốn sách " Gạc ma, vòng tròn bất tử " do anh " táng bảo tường " Lương chột, đồng hương tôi, làm chủ biên.
Chuyện chả có đéo gì đáng nói nếu như anh chột " táng bảo tường " cứ khăng khăng, rằng có lệnh không được nổ súng của chóp bu trong sự vụ này. Bấc ném đi, chì phất lại bởi nhiều nhân chứng đang còn sống cùng hàng loạt các tướng tá hiểu chuyện nhất loạt ngỏng bòi xuất - tinh - ngôn. Thật là một cú P.R không công khẳm những lãi lờ.
Khởi sự từ năm 2014, khi Trung quốc kéo dàn khoan HD 981 vào biển Đông nhưng theo lời ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty First News - cho biết cuốn sách đã trải qua một hành trình thực hiện, biên tập xuất bản dài.
“Cuốn sách đã được chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản, 18 lần làm bìa… độ dày bản thảo in ra chỉnh sửa cao hơn 3 mét”, ông Phước nói.
“Hàng trăm câu chuyện xúc động và nước mắt đằng sau hành trình thực hiện cuốn sách này” - ông Nguyễn Văn Phước chia sẻ trên trang cá nhân.
Ngẫm ra, ăn vã những niềm tự hào đầy nước mắt là phẩm chất rất khắm bựa hồn nhiên của các sử gia lẫn bọn ma tà, các cái. Lịch sử - bây giờ - cần lắm những câu chửi thề chứ đéo phải thủ dâm hay nâng tầm bi kịch.
Nghe nhở...???
Cơ chế minh bạch, kiến tạo sẽ cho ra lò những doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh. Ngược lại, một cơ chế lưu manh sẽ hình thành nên những doanh nghiệp chộp giật, bóc ngắn cắn dài. Cấm cãi...!!!
Bỉ nhân giao du nhiều với giới doanh thương, tinh những hạng tí teo chứ không đại cồ như Vũ qua qua hay Vượng vin-gúp. Phần đa chúng láu cá chứ chẳng tinh khôn, lập ngôn bằng tiền, lập chí bằng... của khỉ, còn lập lờ thì đánh lận con đen. Hehe...!!!
Tầm vóc văn hóa trong mỗi cá thể đều rất mỏng và nghèo, đôi khi méo mó dị mọ. Thang đo vẫn chỉ là tiền chứ không phải ở chỗ bận xịp sao cho đúng cách hay lăn nách sao cho đúng quy trình. Dăm vài cố tỏ ra có văn hóa thì lại bầy hầy trong đống hàng hiệu và khai khiếu thời bai bải những điêu toa. Sành điệu nhưng lại bị viêm đường tiết niệu. Thật đáng yêu...!!!
Nhìn ở chiều tích cực thì giới doanh thương đang góp phần vào sự thay đổi và phát triển quốc gia. Nhưng nếu nhìn ở chiều con tiều độc nhãn, chúng cũng phá phách đến tàn mạt nhiều tiềm lực của nước nhà và để lại hàng đống di sản hoang mang. Đành rằng phi thương bất phú nhưng với cái lối bán buôn như ở ta thì phúc họa khôn lường. Lại phải chửi, mả bố bọn cầm chương...!!!
Phát triển kinh tế chưa bao giờ là dễ dàng với viễn kiến lấy chầu lôn làm thước ngắm. Và càng gian nan với cái củ sọ của những gã tiều phu vốn chỉ biết chặt cây đốt than mang bán và chán thì đốt lò buôn tro. Muốn thành người, xin đừng tiếc cái đuôi.
Hôm nọ Bỉ nhân có dịp đi viếng đám ma của một nữ doanh gia cự phú. Người này chẵn 60 xuân và chết bởi do làm đẹp quá đà. Nom cơ ngơi ngồn ngộn ra mà chả ai đủ khả năng tiếp quản khiến Bỉ nhân lo lắng khôn cùng bởi khi sống người này không hề chia sẻ công việc và quyền quản trị cho bất kỳ ai khác, kể cả là chồng con. Giờ đột ngột ra đi, phí hết cả của giời.
Tự bỉ nhân rút ra một điều là, tính kế thừa liên tục - cơ sở để tạo nên truyền thống và bề dày văn hóa - có lẽ là điểm yếu chí tử giết chết nhiều doanh nghiệp Việt. Chứ không hẳn là những biến thiên thời cuộc hay nỗi đầy vơi của xủng xẻng xu hào.
Hay cái câu " Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời " nó vận vào như là nghiệp chướng?