Tôi học trường làng từ vỡ lòng cho đến cấp hai. Lên cấp ba thì thi đỗ xuống trường tỉnh nhưng song thân cự tuyệt không cho thoát ly vì bé tí cộng thêm những khốn khó buổi cơ hàn. Tôi cũng chẳng phiền, yên tâm học trường huyện, cách nhà không xa. Tuổi thơ đổ dài trên đồng chiều cuống rạ và bình minh cám bã lợn gà.
Ra với kinh kỳ, tôi quanh quẩn ở cái xó làng Láng Thượng, tinh những húng chó ngò gai bởi cái trường dạy cho con người ta cái nết cãi vã mà tôi theo học đồn trú ở đó. Xưa là nó là Láng Trung và giờ là đường Nguyễn Chí Thanh mệnh danh đệ nhất. Mẹ kiếp, ướp cái xác nhà quê nên cấm có cái mả gì với phố thị.
Vào trường đời, tôi cũng chỉ thích giao du với bọn nhà quê dẫu chúng lắm điều và nhiêu khê như định mệnh nhưng bù lại không mấy mệt đầu. Bọn thị dân, phần đa, tôi cho là hãnh tiến, từ cái nết ăn ngủ đụ ị cho đến những tiêu khiển rẻ tiền. Quả thât, người ta có thể đem con khỉ ra khỏi khu rừng chứ không tài nào đem khu rừng ra ngoài con khỉ, hihi.
Trường lớp bây giờ loạn xị ngầu hết cả. Nếu như xưa người ta gọi rất thô mộc nhưng chuẩn ý là mẫu giáo - cấp 1 - cấp 2 - cấp 3 thì giờ thay bằng mầm non - tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông. Hay như bậc đại học, thay vì gọi là tổng hợp như cũ thì lại phiên ra thành cái đéo gì xã hội nhân văn mí cả khoa học tự nhiên. Địt mẹ, tinh những thằng điên ngộ chữ. Ngu nên sợ chúng sanh ai cũng ngu như mình hay sao?
Hay như các loại hình trường học cũng vậy. Phà ôi, có công thì phải có tư, vậy thì hà cớ đéo gì lại dán cái nhãn dân lập lên cái trường nhẽ ra phải kêu là tư thục. Hay là công - dân nó ân ái hơn, hay gì? Rồi hệ thống bán công nữa, lý ra phải là công - tư kết hợp, đằng này chỉ có bán công mà không có bán tư. Vậy phần còn lại là khí hư à? Hã hã...!!!
Và giờ thì vãi đái với cái gọi là trường quốc tế. Hế hế, cứ nói tiếng Tây cộng với dăm ba thày bà mũi lõ là thành quốc tế hết. Trong khi khái niệm trường quốc tế là trường học cung cấp nền tảng giáo dục quốc tế trong môi trường giáo dục quốc tế, thường được áp dụng các chương trình giảng dạy như Tú tài Quốc tế, Edexcel, Cambridge hoặc theo chương trình của các nước khác với chương trình học của nước sở tại.
Những trường này chủ yếu phục vụ chủ yếu cho các học sinh không phải là công dân của nước sở tại như con em của các nhân viên ngoại quốc trong các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức quốc tế, đại sứ quán nước ngoài, cơ quan đại diện và các chương trình truyền giáo. Nhiều học sinh bản xứ theo học các trường quốc tế này để được học ngoại ngữ và đạt đủ trình độ để có thể tìm việc làm hoặc học lên cấp cao hơn ở nước ngoài.
Chiểu theo lý thuyết đó và những gì được công nhận trong thực tế thì cả cái xứ An-nam này có nhõn 02 cái mà thôi, là trường Quốc tế Liên hiệp quốc Hanoi (UNIS) và trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin (Lycée français Alexandre Yersin). Và cả hai đều ở Hà nội.
Than ôi...!!! Vậy thì bấy nay phụ huynh chúng ta trả tiền cho con cái học hành ở những trường tự phong là " quốc tế " hoặc khiêm tốn tự nhận là " chuẩn quốc tế "để được cái đéo gì?
Để thõa mãn cái danh vị hão huyền mà thôi.