Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all 444 articles
Browse latest View live

SỐC &ĐỘC # 103

$
0
0


Hai nách giá bảy trăm ka
Bộ hạ thêm một gọi là...khuyến mai. ( aka mãi )



Đời đời con cháu nhớ ơn
Bác ơi nhìn ảnh mà hờn quá đy.



Con bò đội nón đây mà
Lạc chân CHỦ NGHĨA thế là XÃ HÔI. ( aka HỘI )



Báu gì cái cốm làng Vòng
Ăn vào chỉ tổ nhong nhong... tụt quần.



Hình ảnh một nữ anh hùng lao động trong thời kỳ...đổi mới:))



Xin đểu là đây chứ đéo đâu
Chó vàng cuống quýt sủa gâu gâu
Chó xanh chó xám thi nhau đớp
Chó đá biêu đầu rụng cả râu.



Lộn có một tí cái bìa
Còn hơn giáo dục lộn chìa mở mang.



An toàn là bạn
Tai nạn là thù
Bướm vàng đậu trái mù u
Lấy chồng chi sớm, mút cu...mỏi mồm.



Cúp cuốc gia và những giải vô địch....đồng nát:))



Ngũ tử trình làng - Tứ hợi cướp cái.



Truyền thông ỉa chảy & Báo cáo dạ dày.

***

Nguồn: nhặt trên NET.

CHỊ ĐÀO

$
0
0


Tính tôi hay quên. Mẹ tôi bảo may anh có cái dái gắn vào thân chứ không cũng thất lạc. Tôi phì cười, nhủ bụng, mất mát từ năm 19 bởi chị Đào, hơn tôi 5 tuổi, tôi nhớ chả bao giờ quên. Tính mẹ tôi thế, hay mắng con cái theo lối xưa, viêm nhiễm từ bà. Nhớ lúc bé, mỗi khi tôi khóc, mẹ tôi dỗ, con giai giống, giai nòi của mẹ, nín đi, chim thẹn thụt hết vào rồi kìa. Bé tôi khóc nhiều, đến độ chim cò vón cục, tím ngắt.

Năm tôi 13, mẹ tôi dỗ, lên viện mẹ khều chim, chóng lấy vợ nhé. Tôi hoảng không đi. Mẹ tôi phải hứa mua cặp mới, cho tôi chơi súng cao su tôi mới chịu. Ở viện, người ta tiêm vào háng tôi. Tỉnh dậy, tôi thấy chim tôi đau, quấn bông trắng. Ngày mẹ tôi thay một lần, ba ngày thì thôi. Tôi thấy chim tôi lớn hơn thật, lồi hẳn cái đầu ra, bóng nhẫy. Mãi sau tôi mới biết là bị cắt quy đầu. Chứ ngày đó, chịu. Mẹ tôi cũng không nói tôi hay.

Năm tôi 19, năm thứ nhất đại học. Nghỉ hè tôi về quê chơi. Tôi oách nhất làng, cả tổng cũng nên bởi mỗi tôi đi đại học. Trong mắt bọn con gái bằng tuổi, nhớn hơn hoặc bé hơn tý, tôi là vật lung linh. Ý tôi là rất được ngưỡng mộ. Hình như tôi đã quen mùi phố thị. Ở quê chơi mấy hôm đã thấy chan chán. Bọn con gái rủ tôi đi sinh hoạt đoàn, bắt tôi phụ trách việc tập thiếu nhi, mảng văn nghệ. Chị Đào làm tổng phụ trách, hơn tôi 5 tuổi, chưa chồng, quý tôi như em. Ở quê, tuổi như chị đã là ế sưng ế xỉa, dù chị rất đẹp. Hay tại chị đẹp nên chị ế?

Người ta tổ chức cắm trại, duyệt nghi thức đội, làng tôi được nhất. Riêng văn nghệ điểm tuyệt đối luôn. Công nhớn là của tôi, bởi tôi nghĩ được cách diễn hay, chia bè đặt nhịp đâu ra đấy. Tôi càng được ngưỡng mộ tợn, nhất là chị Đào. Xã cho ít tiền, chị Đào vác rá đi xin gạo khắp làng làm cơm kết đoàn ăn tổng kết. Tôi được tuyên dương nhiệt liệt. Trong bữa, tôi ngồi mâm chị Đào. Chị tiếp thức ăn cho tôi như dân công tiếp đạn pháo cối. Chị còn bắt tôi uống rượu với mấy anh trên xã đoàn. Tôi về nhà, sặc mùi rượu. Mẹ tôi mắng xa xả. Tôi bảo mấy khi, ai cũng vui, chị Đào lại nhiệt tình. Mẹ tôi tru lên, đào với chả lấp, chớ có dây vào con chơm hớp đấy, thiệt thân. Tôi im.

Mấy bữa nữa là tôi đi. Mẹ tôi sửa soạn cho đủ thứ mang theo trong khi tôi chỉ cần tiền. Tôi đến chị Đào chơi, cốt chỉ để chào hỏi. Nhà chị ngay mé sông. Bố chị chết trận, nhà giăng đầy bằng khen, bằng tổ quốc ghi công. Mẹ chị già, ốm khật khưỡng quanh năm. Mấy người anh chị lớn đi Nam làm ăn hết cả. Chị sống với mẹ, ba sào ruộng, tham gia việc xã, việc đoàn. Chị dẫn tôi lên đê ngồi. Chị bảo cho mát và nhờ gió chị hong tóc, chải đầu mới gội. Chị móc trong túi quần cho tôi quả ổi trâu. Tôi kháo ổi ăn, chị hong tóc rối, dế kêu ồi ồi. Chị bảo cho chị địa chỉ, trường lớp, thi thoảng chị gửi thư, không quên dặn hè sau lại về làm đoàn đội với chị. Tôi vâng, ngoan như thằng em dại.

Tôi ngồi với chị đến khuya. Toàn chuyện giời ơi đất hỡi. Đại khái tôi kể chuyện phố phường, chị kể chuyện làng xã. Về nhà, mẹ tôi hỏi đi đâu. Tôi bảo sang chị Đào. Mẹ tôi sôi máu. Tôi im.

Mai tôi đi. Cơm nước xong là tôi tếch sang chị Đào, chào chị lần cuối, nhân thể đưa cho chị địa chỉ để chị biên thư. Mẹ tôi dóng dả, mai đi rồi còn đi đâu? Tôi im. Đi lầm lũi. Sau đít, mẹ tôi chửi véo von.

Chị Đào cũng mới cơm xong. Tôi đưa chị tờ giấy có ghi địa chỉ, bảo đến chơi mới chị, mai đi. Chị lại dẫn tôi lên đê. Ếch nhái kêu rinh. Chị không hong tóc như hôm trước mà bó gối ngồi bần thần, tay vặt cỏ gà tàn nhẫn. Tôi ái ngại, hỏi chị buồn à? Chị không nói. Đám cỏ gà trụi một mảng to. Tôi cũng buồn lây, rồi ú ớ, không hiểu sao sang chị mẹ em không thích? Chị vụt khóc. Tôi hoảng. Thế là thế nào?

Bớt thút thít, chị bảo, mẹ đúng đấy, em không nên chơi với chị. Tôi nhao lên, sao sao? Chị lại im. Tôi an ủi chị, cơ mà em thích, kệ mẹ. Chị ôm lấy tôi, xoa đầu, thủ thỉ, về đi, mai còn đi. Tôi nấn ná, ngồi thêm tí nữa, được không? Tôi cứ để chị ôm thế, kiểu ôm của người chị lớn với thằng em dại. Tôi bắt đầu khó chịu, không bởi sự ấp ôm của chị, mà bởi cái thằng tôi, có cái gì đó nong nóng, cựa quậy, bứt rứt, u mê và cả sảng khoái. Tôi bấu tay vú chị làm đứt mất hai cái cúc. Trong đêm, tôi thấy hai ông trăng, sáng chói, nõn nà, chĩa ra tênh hếch. Ô, chị không mặc áo ngực, làng nước ạ.

Chị run bắn, đẩy tôi ra thật mạnh. Tôi ú ớ, sống sượng, bàng hoàng. Chị nói, giọng run rẩy, hư. Rồi chị nhổm đít, chạy xuống nhà. Mình tôi đứng trên đê. Đũng quần ướt một mảng to, nhớp nháp. Mẹ cái thằng tôi chứ, hư đến thế là cùng.

Tôi về. Mẹ tôi không chửi thêm câu nào nữa, nhẽ mai đi nên nhân nhượng. Cả đêm, tôi không sao ngủ, mê man nghĩ tới chị Đào, mãi khi nghe tiếng mẹ tôi gọi dậy thì tỉnh hẳn.

Hơn tuần sau, tôi nhận được thư chị Đào. Chị khuyên tôi học hành chăm lo, sinh hoạt điều độ, tịnh không thấy nhắc chuyện trên đê. Tôi biên lại cho chị một lá, hứa hẹn ngoan ngoãn, y lời chị. Tôi cũng chả nhắc chuyện kia làm gì. Chuyện đến đây đã bắt đầu nhạt, chả có gì kể nếu như sau đó lâu lâu tôi nhận thư chị Đào. Chị bảo chị sắp bán nhà, cả mẹ và chị sẽ đi Nam, chị sẽ đi làm công nhân, mẹ chị ở với các anh chị lớn. Tôi buồn nẫu. Tôi đánh điện về nhà, nhờ mẹ tôi sang gọi chị Đào nghe. Chả là cả làng mỗi nhà tôi có điện thoại bàn, những việc cần kíp của tôi cũng như cả làng cứ nhè vào đó mà gọi. Việc của mẹ tôi là đi gọi, hẹn giờ cho người ta đến nghe, chả tiền bạc gì nhưng thi thoảng cũng được ít trứng gà, dăm quả na, bơ gạo nếp, đại khái thế. Mẹ tôi nghe xong, bảo, tao không rỗi hơi đi hầu lồn thiên hạ. Úi giời!

Tôi bặt tin chị từ đó, đến nay tròn 20 năm. Hôm nọ về quê, lang thang tản bộ trên đê, gặp một thôn nữ dáng vẻ thị thành. Tôi hỏi cháu con cái nhà ai? Thiếu nữ bẽn lẽn, cháu tên Mận, con mẹ Đào.

Bất giác tôi gào lên, mận với chả đào. Và tự thấy mình " tuất hợi " quá thể.

***

P/s: bài biên từ mùa xa lắc:))


XIN LỖI, ANH CHỈ LÀ THẰNG...THIẾN LỢN

$
0
0


Trên cõi mạng anh lấy tên thật làm nick name: Đức Thiện. Nhưng bọn khốn chúng nó đọc lái ra thành...Thiến Đực. Anh xót xa và đau hơn hoạn, hoán đổi thành Thiện Đức, ngõ hầu thoát sự oái oăm. Nhưng bọn khốn vẫn không tha, Thiện Đức chúng vẫn lái thành...Đực Thiến. Mà Đực Thiến với Thiến Đực thời khác mẹ gì nhau, cóa phỏng???

Đau quá, anh cải thành Thiện Lớn và thầm nhủ cái sự bất quá tam. Bọn khốn còn chế cháo nữa là anh dí bòi vào cõi mạng. Nhưng hỡi ôi, Thiện không biết Lớn thế nào nhưng đích thị là...Lợn Thiến rồi, huhu.

Bàng hoàng, anh đoạn tuyệt hẳn cõi mạng mà lui về hiên trà Suối Giàng số 8 Lê Quang Đạo kề bên Mỹ Đình túc cầu hý trường ở ẩn. Ngày ngày thưởng trà và bàn kế lập miu để cho ra lò nick mới. Ấy mới hay, định được cái nick đã khó, làm cho cái nick có phẩm chất aka nick phẩm lại càng khó hơn.

Anh tạm thời hiện hồn ở đây. Mồng 4 này nhập trạch tưng bừng để đầu thai với hình hài Lợn Thiến vào nick phẩm Đức Thiện zô dziên, hehe.

May cho anh là chưa đổi Thiện Lớn thành Lớn Thiện. Nếu có thì hehe xin lỗi, anh chỉ là thằng...Thiến Lợn.

Hãy cùng chiêm bái:https://www.facebook.com/stay.here.say.here/?pnref=story


NGOÀI CÓ BÙN RA THÌ SEN CÒN...CÓ LỬA.???

$
0
0


1- Đến hẹn lại lên, liên hoan phim Việt nam lần thứ 19 vửa khai mạc tối 1.12 tại nhà hát Hòa Bình – Tp. Hồ Chí Minh, với chủ đề “ Lửa trong Sen”. Thôi thì vẫn biết sen được lấy làm danh vị cho giải thưởng cao quý của điện ảnh nước nhà nhưng cái cách người ta đặt “ lửa trong sen” xem ra…nóng quá. Bởi với một nền điện ảnh “ lạnh tanh” bấy lâu nay thì việc “thổi lửa” vào nếu không cẩn thận và liều lượng thì dễ “ bốc hỏa” lắm. Lúc đó thì đừng có kêu tại sao “ cháy nhà lại ra…mặt chuột”. http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dien-dan/item/28145802-khai-mac-lien-hoan-phim-viet-nam-lan-thu-19.html

Quả nhiên là như thế, quý vị độc giả cũng không phải chờ đợi lâu để chứng kiến việc “ cháy nhà” và thò ra “ mặt chuột”. Bởi trước đó, trong sự kiện họp báo diễn ra vào sáng cùng ngày thì mọi thứ đã được phơi bày. Vẫn lối làm ăn cẩu thả, rối rắm và băm vằm như mọi năm dù đã được đồng thanh hô to là “ sẵn sàng”. Và một lần nữa “ thằng đánh máy” lại được vinh danh ở hạng mục “ chúng tôi đổ lỗi cho…chúng tôi”.
http://vov.vn/van-hoa/dien-anh/hop-bao-lien-hoan-phim-viet-nam-lan-thu-19-mo-dau-da-loi-455372.vov

Vì có “ lửa” nên sức nóng ngày một gia tăng, có cảm giác như đang thổi phà phà sau gáy và váy xống của các cô đào. Báo chí vào cuộc với đủ các góc máy và những hàng tít chạy dài. Và có vẻ như điều đó tỉ lệ thuận với những đôi chân miên man đang được dịp phô phang hiên ngang trên thảm đỏ. Xin được chúc mừng cô đào Trương Ngọc Ánh, bởi cô không chỉ dài chân mà “ sợi tình” của cô cũng dài không kém.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/276471/truong-ngoc-anh-sanh-doi-cung-2--nguoi-tinh--tren-tham-do.html

2- Hôm nay ( 02/12) hoa hậu hoàn vũ Việt nam Phạm Hương lên đường sang Mỹ dự thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới với hành trang mang theo kiểm đếm được là 6 vali to có dán cờ đỏ sao vàng và 16 đôi giày dép các loại. Trước khi lên đường, thay vì nói “ ơn đảng, ơn chính phủ” thì người đẹp chỉ nói lời “ cảm ơn mẹ vì tất cả”. Vâng, xin được cảm ơn mẹ, mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Hương.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151202/pham-huong-cam-on-me-truoc-khi-sang-my-thi-hoa-hau-hoan-vu/1013275.html

Trong một diễn biến khác có liên quan, cũng đều là hoa hậu mà kẻ cưỡi trâu, người cưỡi chó. Đó là trường hợp hoa hậu Thế giới toàn cầu 2015 Hồ Thị Oanh Yến, người đẹp vừa thắng giải và đăng quang tại Philipine. Tuy đăng quang chính thức nhưng cô lại đi thi chui nên đang phải đối diện với án phạt 25-30 triệu động mà cục nghệ thuật biểu diễn giăng ra. Cô lý luận “Tôi sống cuộc đời của riêng tôi và tôi đi đâu, làm gì là việc của tôi. Tôi không làm bại hoại gia phong, không làm ảnh hưởng đến đất nước, dân tộc mình… Mọi người hãy cứ xem như tôi là người bình thường đi chơi cho vui cũng được. Không cổ vũ, khuyến khích, ủng hộ… tôi cũng không sao.

Còn phạt tôi ư, không ai nuôi tôi một ngày, không ai cho tôi tiền để đi chơi... sao lại đòi phạt tôi. Tôi đi bằng tiền của tôi. Cuộc sống này là của tôi. Tôi đi du lịch sao phải đóng phạt.”. Và cô kết luận với câu cảm thán ở dạng nghi ngờ “ Tôi lấy tiền đâu ra mà nộp phạt?”. Vâng, thưa cô, tuy cô khác Chí Phèo về mặt giới tính nhưng đều có chung câu hỏi “ ai cho tao làm người lương thiện???” bất hủ để đời. Hehe…
http://dantri.com.vn/su-kien/tan-hoa-hau-toan-cau-oanh-yen-toi-lay-tien-dau-ra-ma-nop-phat-20151201143029827.htm

Đồng cảnh ngộ thì Ngọc Trinh cũng đang bị soi khi ăn mặc hở hang không nội y trong một sự kiện tít mãi xứ Sâm Nam. Haha, thế mới biết, thi chui đã khổ mà hở chui cũng chẳng sung sướng gì. Và có cảm giác như cục Nghệ thuật biểu diễn ngoài chức năng quản lý nhà nước ra thì còn có chức năng…phạt chui. Xin được chúc mừng!

3- Ầm ĩ suốt thời gian qua là hình ảnh MC Thùy Minh và chương trình “ Những kẻ lắm lời”. Sẽ không có gì để nói về chương trình “ tám nhảm” này nhưng việc MC Thùy Minh “lắm lời” bới móc chọc ngoáy đời tư của các “ ngôi sao” và “ chòm sao “ showbiz đã đẩy sự việc đi quá xa và nguy cơ chương trình tạm dừng hoặc tạch hẳn là hiện hữu. Vẫn biết không ai được quyền xâm phạm đời tư người khác nhưng với cách làm báo của cái gọi là Gia đình này thì chẳng mấy chốc Xã hội chỉ tinh là rác rưởi. Không biết “ lắm lời” có quan hệ biện chứng gì với làm mẹ đơn thân hay không nhưng dù sao tôi vẫn mong Thùy Minh sớm…có chồng, hiuhiu.
http://giadinh.net.vn/giai-tri/mc-thuy-minh-me-don-than-lam-loi-nhat-showbiz-20151130130913749.htm

Ấy nhưng chửa kinh bằng nghi án Hoài Linh đong kim cương bằng…ống bơ. Không biết độ giàu có của danh hài này đến đâu nhưng với mật độ và tần suất xuất hiện của anh trên sóng truyền hình từ trung ương tới địa phương thì các lãnh tụ xứ ta đều về nhì hết lượt. Nhưng xin anh nhớ cho, khán giả mới là viên kim cương đáng giá nhất mà anh có. Hãy trân trọng họ và đừng bắt họ “ bội thực” anh trên mâm cỗ “ tinh thần” dù anh có tài năng và được tổ đãi.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/276171/thuc-hu-viec-hoai-linh-dung-lon-sua-bo-de-dong-kim-cuong.html

Và khi đọc đến tin này thì chúng ta sẽ “ té giếng”. Và khi được vớt lên thì lại “ đập đầu cột điện” với cái gọi là xa hoa và giàu có của showbiz Việt.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/276408/tin-nhan-rieng-tu-boc-tran-su-that-cua-showbiz-viet.html

Lời khuyên đưa ra là: các bạn nên xem lại bộ phim “ Người giàu cũng khóc” và theo dõi chặt chẽ chương trình truyền hình “ Làm giàu không khó” trên VTV. Hế hế…

Trong một diễn biến không liên quan thì Tú dưa, cựu thành viên ban nhạc Quả Dưa Hấu ( đã thối cuống ), người đàn ông “ tốn gái” nhất nhì Việt Nam tuyên bố “ chúng ta làm gì có diva”. Cơn cớ của phát ngôn này được cho là từ những phát biểu của “ diva” Hà Trần về người đồng nghiệp Thu Phương. Theo anh thì “ diva là một từ cao quý. Mỹ từ ấy chỉ dành cho nữ ca sĩ thật sự nổi bật, đạt nhiều giải thưởng, đứng đầu liên tục các bảng xếp hạng và có đối tượng khán giả phủ sóng rộng khắp chứ không phải là một người hát mãi một gu”.

Vâng, với một nền âm nhạc làng nhàng “ ao làng” thì việc dùng mỹ từ kia quả là phung phí, chửa kể đến việc nào có ai phong tặng cho ai.? Tự báo chí nghĩ ra và nhét vào đấy chứ và các “ diva” kia hoan hỉ đón nhận một cách rất…hồn nhiên. Xin cảm ơn anh Tú dưa đã có một góc nhìn khác và nói thay lòng nhiều người. Mong anh mau chóng trở thành “ divo” của nền âm nhạc “ thập cẩm “ nước nhà, tuy có hơi man rợ nhưng cực kỳ ngộ nghĩnh.
http://danviet.vn/sao/sao-lam-bao-tu-dua-khang-dinh-viet-nam-khong-co-diva-643446.html

4- Tin Khó Tin hôm nay điểm theo chuyên đề Văn hóa – Giải trí nhưng xin được “ đá xoáy” một tí sang thể thao. Ấy là sự kiện cựu tuyển thủ quốc gia, chàng trai miệt vườn Đồng Tháp Phan Thanh Bình và vợ, chân dài Thảo Trang đã chính thức ly hôn…từ lâu. Hậu trường của sự vụ được báo chí khai thác tích cực với góc nhìn từ giường ngủ lên thẳng…nóc tủ. Chuyện hợp tan âu cũng là lẽ thường ở đời, điều bất bình thường ở đây là cái cách báo chí và người trong cuộc đang “ mang xăng đi dập lửa”. Người kẻ thối mồm còn tỏ ra thông thái và phăm phăm xách “đèn măng-xông chạy trước công - nông” , rằng liệu bao giờ đến lượt Công Vinh và Thủy Tiên, hế hế???
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/thao-trang-phu-nhan-co-nguoi-khac-truoc-khi-ly-hon-phan-thanh-binh-3321469.html

Kinh dị hơn, sau khi không soi được gì từ cô MC kiêm diễn viên khá tiếng tăm Minh Hà trong xì-căng-đan với anh chàng Chí Nhân thì báo chí quay sang “ chóc nã” bà xã của tài tử kia. Những “ cặp pha” lồi ra một cách nghiêm trọng, không phải để ngó nghiêng gì đâu, mà chỉ để khẳng định “ chỗ đeo nhẫn cưới của vợ Chí Nhân đã được thay bằng một hình xăm…tinh tế”. May cho vợ Chí Nhân là xăm cái “ tinh tế” ở ngón tay, chứ nếu ở những chỗ “ nhạy cảm” thì nhẽ cô đã bị đè ra mà lột cho kỳ sạch xiêm y áo xống.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/276583/vo-chi-nhan-khoe-hinh-xam-moi-o-cho-le-ra-deo-nhan-cuoi.html

Và nhẽ cũng phải nên chỉnh lý lại lời các cụ khi dạy về sự “ khôn dại” của liền bà con gái, rằng “ khôn 3 năm – dại 1 giờ” khi mà diễn viên Nam Thư tăng “độ khôn” lên gấp đôi, nghĩa là 6 năm và giảm được “ độ dại” xuống còn… 3 phút. Thế mới biết sự tiến hóa vĩ đại đến nhường nào. Xin được hoan hô và tỏ lòng ngưỡng mộ liền bà con gái nước Nam ta.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/276517/dien-vien-nam-thu---toi-yeu-6-nam--chia-tay-trong-3-phut-.html


5- Và không còn nghi ngờ gì nữa, xin “ chốt” lại bài điểm tin hôm nay bằng hai “ cái đinh” này:




Nào ai dám bảo không có liên quan đến văn hóa chứ? Chửa kể tính giải trí lại…cực cao. Xin được nghiêng mình cho… ráo nước, hiuhiu.



























LÁO CÁ LÁO TÔM.

$
0
0

Từ ngày 27/11/2015, báo Lao Động đăng loạt bài phóng sự của một “nhóm phóng viên” về hai nhà sư trụ trì thuộc Văn Giang (Hưng Yên).
Thay vì thực hành chức năng nhà báo là chỉ tường thuật sự thật khách quan, để độc giả tự kết luận, thì ở đây “nhóm phóng viên” lại tỏ ra sân si, để quá nhiều cảm tính xen vào.

Buồn cười nhất là bài kỳ 4 trong chuỗi “phóng sự” kể trên, họ chạy cái title: LÝ LUẬN KIỂU “HÀNG TÔM HÀNG CÁ” CỦA SƯ TRỤ TRÌ NGÀY NÀO CŨNG SAY.


Trong loạt bài này, không chỉ xâm phạm đời tư một cách không cần thiết (đăng ảnh kèm lời chú thích “Mặc quần cộc, cởi trần quét dọn chùa, không ai nghĩ đây lại là một vị sư trụ trì” – làm như thể sư trụ trì thì không thể làm công việc quét dọn, hoặc sư trụ trì khi quét dọn thì không thể cởi trần?), mà các phóng viên còn nhiều lần cố tình đặt những câu hỏi có ý khiêu khích đòn xóc hai đầu để soi mói, bươi khoét chuyện xích mích giữa hai vị trụ trì.

Đặc biệt trong bài “Hàng tôm hàng cá”, nhóm phóng viên có cách đặt câu hỏi ngây ngô, khiến nhà sư có cớ “bật” lại. Về việc nhà sư dùng món mặn chẳng hạn, thay vì căn cứ thanh qui giới luật nhà Phật để chất vấn thì phóng viên lại dựa vào… cái nhìn trong dân mà hỏi.

Trích ra đây vài đoạn nhà sư đốp chát thẳng thừng:


“Ai cấm đâu? Đấy là anh chị tưởng thế thôi. Tôi không muốn nói trên khái niệm và quan điểm, tôi nói trên mặt định chế và pháp luật. Nếu không cấm đi ngược chiều thì tôi cứ đi chứ. Đấy là chuyện bình thường mà”.

“Tu hành là chuyện tu hành. Ông Phật ông ấy có cấm không, ở dòng bao nhiêu, trang bao nhiêu, quyển sách nào”

“Nếu mà chùa S nó bảo là chúng tôi ăn chay nên chúng tôi hơn người khác, thì tôi sẽ gọi là trại bò S chứ không phải trại người S. Vì Đức Phật còn không ăn chay, đúng không, thế chúng mày ăn chay, thì khác gì trâu bò, đúng không? Tôi có con bò, có bao giờ nó ăn thịt đâu, nó không những ăn chay, mà còn ăn chay từ kiếp nọ đến kiếp kia”.

“Thế tôi hỏi anh chị nhá, tại sao người ta lại gọi anh chị là người Việt Nam? Tại sao người ta lại gọi đất nước này là Việt Nam? Chẳng qua là người ta gọi nó thế thôi. Chứ hồi xưa người ta gọi là Đại Ngu cũng được chứ sao. Việt Nam (là cái tên) sau này người ta mới đặt cơ mà. Cho nên đấy là khái niệm, đúng không? Bây giờ anh chị tên là Hoa, nhưng anh chị có phải là Hoa không, chẳng qua là bố mẹ anh chị gọi thế để phân biệt với cái đứa tên là Lá thôi. Lâu dần người ta cứ gọi anh chị Hoa ơi, thì anh chị tưởng anh chị là Hoa, chứ anh chị có phải là Hoa đâu… Tất cả đều là do người ta đặt ra và gọi thế, mà đa số những cái mà người ta vẫn dùng là sai. Bản chất nó chỉ là những khái niệm mơ hồ”.

Tất nhiên, đó đều là những lời ngụy biện, hay nói đúng hơn, là lý sự cùn. Nhưng lối ngụy biện đó có hàm ý chửi bới, xúc phạm người đối thoại – ở đây là “nhóm phóng viên” – đâu, sao lại nhận định nhà sư là “hàng tôm hàng cá”?

* * *


Trong lịch sử, từng có một lối ngụy biện y chang vị hòa thượng trụ trì kia, tôi muốn nhắc Tuệ Trung thượng sĩ:


Tuệ Trung thượng sĩ (1230-1291), tên thật Trần Tung, tước Hưng Ninh vương. Ông là anh ruột Trần Quốc Tuấn. Ông đi tu từ nhỏ, có thể là sau khi người cha (tức An Sinh vương Trần Liễu) gây họa chống lại triều đình.


Có lần, hoàng hậu Thiên Cảm (em gái Tuệ Trung) mời ông vào cung ăn tiệc. Trên bàn có những món mặn và món chay, ông đã gắp thức ăn một cách không phân biệt.

Hoàng hậu hỏi:
– Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?
Ông cười đáp:
– Phật là Phật, anh là anh; anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh. Em chẳng nghe cổ đức nói “Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát “đó sao?

Lần khác, Trần Nhân tôn hỏi ông:
– Bạch thượng sĩ, chúng sinh quen cái nghiệp ăn thịt uống rượu thì làm thế nào mà thoát khỏi tội báo?
Tuệ Trung đáp:
– Nếu có người đang đứng xây lưng lại, thình lình vua đi qua sau lưng, người ấy không biết, cầm một vật gì ném nhằm vua. Thử hỏi: người ấy có sợ không, ông vua có giận không? Nên biết hai việc ấy không dính líu gì với nhau vậy.

* * *

Rõ ràng, cả Tuệ Trung xưa lẫn sư trụ trì chùa N.T nay đều đã lẫn tránh, lý luận vòng vo để khỏi trả lời thẳng vào câu hỏi. Nhưng một đằng là “tiền nhân”, dòng dõi họ Trần tôn quý, nên lời Tuệ Trung thì được thế gian xúm vào bàn luận tâng bốc, khiến đó thành “yếu lĩnh” của phái “thiền Yên tử”, là lý giác ngộ siêu việt. Còn sư Thích Thanh Th., lại bị qui cho là “hàng tôm hàng cá”!

Chuyện nhà sư ngả mặn, thế gian chẳng thiếu gì. Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, có ông Lương Sĩ Hằng tự xưng thiền sư kiêm Phật sống, người lập ra phái “Thiền Vô vi” rất có thanh thế thời bấy giờ, còn bảo rằng mình ăn mặn là vì từ bi tâm, ăn thịt con nào là độ con đó vào Niết Bàn. Định luận thị phi vụ này hãy để giáo hội Phật giáo phân xử (mà nói thiệt, tôi cũng không dám tin là trong Phật giáo quốc doanh có vị nào đủ tư cách và phẩm hạnh để công khai lên tiếng bình phẩm chuyện này, thế mới đú he he!)

Còn “nhóm phóng viên” cùng tờ báo kia, không cần biết động thái đăng loạt phóng sự nọ nhằm mục đích gì, nhưng đã đánh giá sư là “hàng tôm hàng cá”, thì phải trưng ra được bằng cớ hòa thượng đã văng tôm cá vào mặt các vị, bằng không, các vị đã phạm tội nói xấu nhà sư: Các vị cần phải xin lỗi và chịu phạt nặng để làm gương.

***

Bài biên của anh Lê Vĩnh Huy. Tôi dẫn về từ https://kimdunghn.wordpress.com/2015/12/03/ly-luan-hang-tom-hang-ca/

QUÝ HÓA QUÁ.

$
0
0


Hồi mới lấy vợ, mình ở chung nhà với song thân nàng. Thú thực là mất tự do và nhân cách bỏ mẹ. Tuyền phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, đánh rắm xịt. Một hôm mình bảo bố vợ:

- Chúng con xin ở riêng.

- Cho thiên hạ ỉa vào mặt tao à. Lão quát. Nhà có ba mống, thêm anh là bốn, chật chội gì mà riêng với chung.

- Cơ mà chúng con muốn độc lập. Vả lại bạn bè, khách khứa cũng tiện hơn.

- Nhà này làm anh bất tiện thế cơ à? Lão nổi điên. Mình tịt hẳn.

Mình tâm sự với vợ. Vợ mình bảo cứ cò cưa thời gian nữa, rồi tính. Chứ tiền đâu mua nhà riêng, thuê mướn đắt đỏ. Đúng là cái loại liền bà, bướm cạnh đít.

Mình bắt đầu gây sự, cốt để bố mẹ vợ ngứa mắt tống đi, đồng thời thử gan vợ xem nó có tha thiết với mình hay không. Mình bắt đầu về muộn, bỏ bữa tối liên tục nhưng không thông báo cắt cơm. Bố mẹ vợ chả thấy cằn nhằn gì, lại còn bắt vợ mình phần cơm nóng sốt, bữa nào cũng ý tứ để dăm lon bia hoặc vài giọt rượu mật ong ngâm sâm đất. Mẹ vợ động viên, tranh thủ nhắc vợ mình, anh ấy bận rộn công việc, phải lo mà chăm nom, tẩm bổ. Vợ mình gật. Tối lên phòng, nó hỏi:

- Anh bận thế cơ à?

- Biết rồi còn phải hỏi.

- Liệu liệu cái thần hồn. Léng phéng con nào tôi giết.

- Mẹ cái loại đàn bà, bướm cạnh đít.

Mình bắt đầu về thất thường, hôm sớm, hôm muộn. Đã thế tuyền trong trạng thái khê nồng, liêu xiêu. Hôm nào về sớm mẹ vợ lại phải khổ sở đi pha nước mát. Về muộn thì vợ phải giặt khăn chườm mặt, đắp đầu. Bố vợ còn kiếm đâu được đồng bạc trắng, to tròn như cái bích quy, í tứ dúi cho mình, dặn, trúng gió có cái mà cạo. Mình điên lắm.

Bạn vợ đầy tháng con, mời hai vợ chồng mình đến đánh nhắm. Nhìn chúng nó nhà riêng bé xinh, hai vợ chồng son và ông cún con mới đẻ mà thấy thèm và ngưỡng mộ. Đã thế, chúng còn xát muối vào lòng mình khi bô bô kể chuyện hạnh phúc và nỗi đau của sự riêng – chung. Mình tủi thân, xấu hổ, hờn ghen quá thể. Mình trút hết vào rượu, phê mắt lồi đụng trần. Vợ mình chở mình về. Nhục quá, đã chó chui gầm chạn giờ lại ngồi sau đít liền bà thế này là đéo được. Mình khật khưỡng giành lái, hùng dũng loạng quạng hiên ngang phóng về nhà. Mẹ vợ ra mở cửa thì nhận ngay “ gói sản phẩm” to tướng vào chân. Bố vợ ra đỡ thì nhận ngay một bãi nữa vào vạt áo. Vợ mình lúi húi dắt xe vào nhà, khóc như ri. Mình nôn từ tầng một đến chỗ nằm, giải đều 3 cấp cầu thang.

Tỉnh dậy đã nghe tiếng song thân mắng vợ mình, rằng là ngu, chồng say mà để đi đứng thế có ngày chết, rằng phải cho anh ấy nương nơi kín gió xong hẵng về, hoặc về thì gọi tắc xi, rằng, thì, là, mà...Mình buồn thúi ruột.

***


5 YEAR LATER

Bố mẹ vợ mình cũng già đi trông thấy. Vợ mình còn tệ hơn, bụng ỏng, đít beo, vú lõm, chán chán là. Còn mình, ngày càng được yêu chiều tợn, phởn phởn là. Nhà có đám giỗ, mình tọa mâm trên, y thượng khách. Mình dọa bố vợ, dọa luôn cả họ nhà vợ, xin giả vợ con về nơi sản xuất. Bố vợ run, cả họ giận. Nguôi cơn, bố vợ mình bảo, anh bé miệng thôi, im tôi nhờ, các cho cái nhà đấy, ra ở riêng. Ối giời, mình phấn khởi cực.

Đêm, họp gia đình. Bố vợ mình hỏi:

- Vợ chồng anh có bao nhiêu?

- Vàng 7 cây, tiền mặt hơn trăm triệu. Mình nói vống

- Thiếu nhiều đấy. Bố vợ đăm chiêu.

- Mẹ cho một trăm. Mẹ vợ mình bảo.

- Em ứng lương vay quỹ thêm năm chục. Vợ mình thật thà ( ngu vãi ra )

- Thôi được, còn đâu tôi lo tất. Bố vợ mình dứt khoát.

Mua được cái nhà 500 chai, xóm ếch nhái, khá xinh. Mình đòi đứng tên sổ đỏ. Bố vợ mình không nhất trí, đòi đứng chung. Đèo mẹ, cho ông đứng một mình đấy, tôi đây dí dái.

Vợ chồng mình chuyển nhà mới, sống say sưa. Hai thân già gật gù như... gà rù, ngày đêm rình rập thăm nom.

Năm nay 2011, nhà mình giờ là trung tâm phố nhớn, khu kiểu cách, giá xấp xỉ gấp 10 lần giá khi mua. Bố mẹ vợ mình già lắm rồi nhưng còn lâu... mới chết.

Hôm nọ, kỷ niệm 10 năm ngày cưới, mình đặt tiệc sang nhà hàng, đón cả bố mẹ vợ đến xơi. Dứt bữa, lão khọt khẹt:

- Bố mẹ bán nhà sang ở với vợ chồng anh nhế? ( tử tế tợn, hehe)

- Tiền bán nhà cho vợ chồng con một nửa. Mẹ vợ mình chân tình.

- Chúng con bận công việc nhưng sẽ thuê cho bố mẹ một ô sin. Vợ mình lo xa.

- Thôi, cứ cho vợ chồng con hết. Con tình nguyện ở nhà chăm nom chu đáo, ân cần. Mình giở khôn, giở dại.

Nhà bán, 7 tỷ đồng. Chả biết cam kết kia thực hiện đến đâu nhưng mọi nhẽ im thít. Bố mẹ vợ chuyển sang sống cùng vợ chồng mình. Dọn nguyên tầng 3 cho cặp uyên ương già với bao thứ của nợ lỉnh kỉnh. Mình thành rể ngoan nhưng đêm đêm vẫn rình rập đổ mỡ cầu thang và bôi dầu xí bệt. Mình thèm món 7 tỷ kia quá thể nhưng không dám nói ra vì sợ tiếng tham lam, xấu tính. Mình kháy vợ:

- Tiền nhiều chết thì ma to lắm

- Mua vàng với gửi tiết kiệm hết rồi. Vợ mình tiết lộ.

- Em phải giục viết di chúc đi.

- Ừ phải. Chứ nhỡ chết đi chả biết đâu mà lần. Vợ mình hồn nhiên.

***

Hôm trước, chủ nhật, mình không đi chơi đâu, tự nguyện ở nhà dọn dẹp. Con ô sin chân ngắn không lau được ban thờ. Mình tranh lau và thắp hương cẩn báo luôn thể. Bỏ mấy thẻ hương thừa trong cái ống hương bằng đồng bóng nháng, mình cho bó mới vào. Lật đật thế nào mà ống hương lại tòi ra cuộn giấy được buộc nhiễu đỏ rất chi là cẩn mật. Mình tò mò giở ra. Di chúc, giời ạ. Bố mẹ vợ mình để di chúc trong đó, nét chữ còn tươi màu mực. Mình run rẩy đọc trộm, tìm mỏi mắt chỗ bạc vàng để đâu, cho ai mà chả thấy nhưng dòng cuối có ghi “ ông con rể phot_phet nếu ngoan và biết điều thì di chúc này sẽ được bổ xung...bằng miệng những điều khoản cần thiết.”

Mình xé tờ lịch, lật mặt sau biện lên 6 chữ đầy ai oán " con không thích xem...kịch câm".

Cái ống hương bằng đồng ngoài di chúc ra thì còn có cả bản tuyên ngôn đanh thép của thằng con rể trời đánh song hành.

Hehehe.

***

P/s: bài biên mùa 2011.


VỈA HÈ TÈ HE.

$
0
0

Vỉa hè là công thổ quốc gia, phải khẳng định và công nhận với nhau là như vậy. Ấy nhưng ở ta, vỉa hè đã và đang biến thành tư thổ của các hộ gia đình. Không tin ư, tôi đố các bạn đỗ xe hay bày biện cái gì trước vỉa hè cửa nhà người ta được đấy. Không bị đuổi như tà ma thì cũng nghe ngay bài tráng ca “ mặt nặng như chì và hãy đi chỗ khác”. Vỉa hè không hiểu tự khi nào đã biến thành khoảng sân riêng một cách cắc cớ và vô duyên như vậy.

Vài người bạn từ Sài Gòn ra, nói Hà Nội là một ngôi làng, tôi cho là thỏa đáng lắm. Phố phường gì mà qua 12h đêm đã đèn mờ và hun hút thâm sâu với những ngõ nhỏ, phố nhỏ rồng rắn quanh co vô định. Và ở đó phép vua đều thuê hết lệ làng. Bằng chứng ư? Hãy nhìn các “ liền anh, liền chị “ phóng xe như bay trên phố đầu không mũ bảo hiểm và xe không gương chiếu hậu. Cố dõi mắt tìm mấy chú cảnh sát giao thông thì càng thất vọng bởi mấy chú cũng chỉ hơn cái cột đèn tín hiệu tí chút mà thôi. Hiểu ra thì mới biết ở đây chẳng có cái luật lệ gì sất mà chỉ có “ mối quan hệ” kiểm soát mọi thứ. Đâm ra người ta “ngại “ bắt xe vì kiểu gì “ đối tượng” cũng sẽ gọi cho người quen làm nhơn nhớn, rồi lại phải thả ra sau khi vâng dạ mỏi mồm.

Hay như những sinh hoạt bên cái “ ao làng” được người ta khoác lên mỹ từ là Hồ Gươm cũng vậy. Đừng ngạc nhiên kiểu mắt chữ A mồm chữ K khi nhìn thấy cô hàng nước hắt vut vút nào trà đá cà phê và vỏ hạt hướng dương xuống hồ. Và cũng đừng xấu hổ khi một trung niên bù bựa dạng chân chữ bát bê dái mà đái vèo vèo xuống “ ao”. Nếu có cảm cảnh thì cũng nên dành một phút xót xa mà “ mặc niệm” cụ Rùa vậy.

Ấy chửa kể đến cái lối ăn uống rặt làng xã aha. “ Hàng quán” là từ được dùng phổ biến chỉ nơi ăn uống hơn là từ “ Nhà hàng”. Hàng quán có khắp mọi nơi, từ vỉa hè, ven hồ, chân cầu, công viên, quảng trường…, cứ chỗ nào hở ra là mọc lên chỗ đó. Từ giải chiếu ngồi bệt cho đến lê lết ghế nhựa, chõng tre. Người ta thích lệt phệt ở quán xá hơn là nhà hàng, từ già trẻ - lớn bé cho đến nghèo hèn – giàu sang. Quả không hổ cho cái câu “ một miếng giữa đàng bằng một sàng…xó bếp”.

Nhưng cái tệ nhất là “ làng” đang bị hiện đại hóa nhưng lại theo lối dở chuột dở voi. Nếu như bạn muốn xem cái “ cổ” của 36 phố phường thì chịu khó ngước lên tầm trên 5 mét. Còn nếu “lé mắt trông ngang” thì chẳng thấy “ cổ” gì đâu hoặc có “ cổ” thì trông cũng rất “ quái” bởi mặt bằng phía dưới đều đã bị cải tạo cho hợp thời để kinh doanh với những bảng hiệu xanh đỏ lập lòe và nhiều món hàng cao sang thời thượng.

Ơ đấy, đang tản mạn về vỉa hè mà lại lang thang tận đẩu tận đâu. Nhưng tôi biết viết gì về vỉa hè bây giờ khi từ lâu nó đã không thuộc về tôi? Nhưng tôi xin được kể một câu chuyện vậy.

Ấy là chỗ gần nhà tôi ở có một con phố rộng. Bởi là khu đô thị mới nên được quy hoạch khá bài bản và vỉa hè cũng rất phong quang. Cứ chiều đến, người ta giăng mắc bàn ghế ra mà bày biện lên trên nhiều bia hơi và các món nhậu. Vài hàng chè bồm thuốc lào kẹo lạc cũng khép nép ẩn mình bên cạnh để sinh tồn. Tôi thi thoảng vẫn ra ngồi nhâm nhi ly bia với dăm con cá chỉ vàng khoái khẩu mà nhìn thiên hạ ngược xuôi trong cái náo nức đến ngộp thở của công cuộc mưu sinh. Một chiều như bao chiều, khi tôi đang lặng thing với những vẩn vơ ngớ ngẩn thì nghe tiếng khóc xé lòng của một người đàn bà trong bộ dạng lam lũ và tiếng quát nạt nhặng xị cửa vài anh Cẩm ( công an ) phường và đôi ba chú “ tuần đinh” ( dân phòng). Ồ, hóa ra người đàn bà kia đang ra sức van nài khi hai sọt ngô và chiếc xe thồ bị “ lực lượng chức năng” bốc lên thùng xe “ đặc chủng con cóc” bán tải năm tạ. Lý do a? Chiếm dụng vỉa hè lòng đường buôn bán gây mất trật tự giao thông và mỹ quan đô thị. Chiếc xe vù đi. Giọng một anh Cẩm ngồi trong cabin mang chất Nghệ nằng nặng “ khóc lóc chi, có gì lên phường”.

Tôi hỏi thằng chủ quán bia “ sao các ông bày biện ra đây mà không bị dọn?”. Nó không nói gì mà lừ mắt nhìn tôi. Bà hàng chè bồm thuốc lào kẹo lạc kề bên lẩm bẩm “ bé như chúng em đây mà hàng ngày vẫn phải đóng hụi chết nữa là”.

À, ra thế! Vỉa hè luôn là công thổ quốc gia, khà khà. Và xin được nói lời cáo lỗi với những ai thuộc cái gọi là…tư thổ, ô hô.







GIẢI OAN TRIỆU ĐÀ.

$
0
0


Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc. Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt. Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương. Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi.


Bài viết mang tính chất tham khảo, thể hiện góc nhìn riêng của tác giả.

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Đà. Oan không phải vì những gì Triệu Đà đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…


Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc

Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc??? Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.

Xem thêm:

>> Không thể chối bỏ Triệu Đà và nước Nam Việt?

>> Tranh cãi lịch sử về tính chính danh của Triệu Đà và nhà Triệu

>> Kho báu trong lăng mộ 2.000 năm của hoàng đế Nam Việt

>> Nàng Mỵ Châu có phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Âu Lạc?

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.


Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.

Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt.

Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.

Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?

Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là … Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.

Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.


Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương.

Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…

Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.

Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?

Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.

Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.

Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.

Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi.

Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.

Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.

Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?

Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.

Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.

Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.

Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.

Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:

- 207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
- 180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
- 137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
- 124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
- 113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
- 112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.

“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét…

Reds/ Theo BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU


GÁI CHỐNG CÒ.

$
0
0


Nàng sinh ra và lớn lên ở một miền quê giàu có mạn thành Nam. Tuổi thơ nàng không mấy dữ dội như đám bạn cùng trang lứa. Và nếu có chăng thì cũng chỉ là chút tình học trò thoảng qua với cậu giai quê cùng lớp hồi trung học mà ra trường là chia xa. Nàng ra với kinh kỳ, an phận nữ nhi với cuộc sống vô cùng sung túc bên đức lang quân không nhiều nét hào hoa nhưng vững chãi tựa trụ đồng và hai bé bi má hồng mang nhiều nét cao sang của mẹ. Cuộc sống sẽ cứ mãi trôi đi nếu như thằng Mắc Du Côn Bấc không nghĩ ra cái mạng kết nối xã hội có tên là Phất - búc. Nàng tìm lại được bạn bè trên đó sau 20 năm biền biệt. Khỏi phải nói nàng vui ra sao bởi trong cái điều kiện của nàng thì bạc vàng là phù du còn mù u mới là giá kể. Nàng như trôi về những êm đềm xa xăm trong lầu son gác tía và những hân hoan của một quý bà danh giá ngọc ngà.

Những cuộc vui bạn vui bè ở đất kinh kỳ nàng luôn là tâm điểm. Không những thế, lại luôn được chồng ủng hộ nhiệt thành và cởi mở tẹt ga. Nàng cùng bạn bè có nhiều chuyến đi xa cũng như gần gụi trong căn nhà của nàng mang nhiều ô cửa sổ. Ai cũng thương mến nàng và thậm chí hờn ghen. Người xứ ta lạ lắm, bởi luôn tồn tại những cảm xúc trái chiều và đan xen mỗi khi suy nghĩ về một điều gì, kiểu như " khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một rừng cây" vậy.

Mùa hạ, khi người ta đang ngột ngạt và chui rúc đâu đó trong rèm hồng máy lạnh hoặc những tán lá xanh đỏ bụi đường thì nàng lại lần hổi về thăm trường cũ, tất nhiên là đông đủ cùng các bạn nàng với cái lý do 20 năm cách trở. Thôi thì cái sự ấy cũng hay ho bởi khi nghĩ về những quá vãng đẹp đẽ êm đềm, thậm chí là dữ dội cũng giúp con người ta sống tử tế ra. Chứ với cái hiện tại kim tiền và tương lai bốc cứt ăn vã thời cũng đau lòng buốt ngực lắm. Ấy nhưng chồng nàng không cho đi dù nàng luôn là vong sống trong nhà, vong chín còn thua xa. Lý do a? Chồng nàng ghen với quá khứ, rằng ở chốn quê nhà kia nàng còn váng vất mối tình cóc nhái trái tim chuột trù thủa học trò. Liền ông xứ ta lạ lắm, họ hay ghen tuông và bỉ bai những thứ không thuộc về để rồi nhận lấy sự hằn học tức tối và cuối cùng là...thối rinh lên. Người ta gọi đó là phép " chọc cứt ra để ngửi". Thật đáng xấu hổ và nghộ nghĩnh vô biên.

Nàng trốn đi cùng lũ bạn bằng cách nói dối chồng. Thế mới biết, khi sự tự do bị kiềm tỏa thì bằng cách này hay cách khác người ta vẫn nghĩ ra cách để mưu cầu. Nàng về thành Nam trong một sớm tất tả tâm của trạng lẫn sự lóc cóc lòng mề day dứt khôn nguôi.

Trường vẫn đó, thầy cô đây và bạn cũ. Nhưng nàng tịnh không thấy bóng dáng của người xưa. Hỏi ra mới biết chàng ờ nhà lo cỗ bàn cơm nước cho bạn hữu sau khi hết lễ lạt xong ở trường dù nàng ngỏ ý muốn mới tất cả ra nhà hàng mà đánh chén. Ấy thời cái việc ăn uống nó cũng khác biệt giữa nhà hàng và nhà riêng, chứ theo lẽ thông thường, thì ăn đâu chả là ăn. Vấn đề là ăn với ai thôi, có phỏng?

Chàng trai thư sinh năm nào giờ là gã lực điền chính hiệu với đôi đũa cả trên tay và ngổn ngang nồi niêu xoong chảo cùng với những cá mú thịt thà. Nàng sà xuống bếp. Ai cũng nghĩ nàng đói lòng mà bốc bải dăm thứ con con. Nhưng không, nàng ôm chầm lấy chàng như một lẽ tự nhiên không gì cưỡng nổi. Trong phút xúc động, nước mắt nàng hòa với mồ hôi chàng cùng với những dầu mỡ tanh tao xào nấu, chan hòa trong gian bếp chật. Rồi nàng bừng tỉnh khi một bàn tay mỏng manh kéo ngược mái tóc được làm cầu kỳ theo lối quý tộc của nàng ra phía sau. Một giọng kim lạnh, tanh mùi dao thớt " mẹ con này, là ai mà dám ôm chồng bà".

Nàng co chân chạy vút đi y như cái lối người ta bị chó đuổi, bỏ mặc những lời réo gọi của bạn hữu sau lưng. Nàng về lại với căn nhà có nhiều ô cửa sổ. Chồng nàng đi làm về, thấy nàng bần thần trên ban-công thì ra ôm ấp vỗ về như một thói quen có phần trưởng giả. Rồi bất giác gã rít lên " chui rúc ở đâu ra mà tinh mùi lạ thế này?". Nàng bưng mặt khóc. Hai hàng lã chã lăn trên đôi má còn vương vết nhọ nồi.

Rồi hằng đêm sau đó, nàng luôn bị trở dậy bởi những giấc mơ mùi vị nơi căn bếp chật. Còn chồng nàng thì lại mộng mị biền biệt đi hoang. Tôi kể thay cho nàng chuyện ấy ra đây như một sự chia sẻ. Đó hầu như là một giải thoát cho nỗi lòng và sự sáng trong của nàng vậy.

A-men!





SỐC &ĐỘC # 104

$
0
0


Hoa súng tím cả mù u
Xà - liệp tím cả mùa thu bưởi bòng.





Râu ông nọ, cằm bà kia
Nghệ an - Hà tĩnh đi xia trong quần.



Khi say thời nhớ nôn ngay
Vào tường hoặc phải vào giày, nghe chưa?



Tối phang khẩn cấp con đề
Xong rồi làm nháy tái tê lộn cò.



Da trắng môi đỏ má hồng
Ước gì ta được chổng mông lộn lèo.



Đem về giá chỉ sáu nhăm
Còn mua tại chỗ lộn gằm bảy mươi.
Ai bưởi đê...



Cô bán ngô ơi
Hãy quạt thốc lên
Bay cả dậu phên
Để tôi rên...hừ hừ...( Xin lỗi ông nào có bài bát Cô hái mơ, khớ khớ...)



Chuối chiên có cả oai - phai
Cô em chiên chuối có tài...tuốt lươn.



Nông thôn mới đấy, thấy chưa?
Bê - tông hóa mái gianh thừa dột xiêu.



Bốn nghìn năm lại là ta
Từ trong hang đá chui ra
Hét lên một tiếng rồi ta...chui vào.



Đáp án cho câu hỏi mà đảng - nhà nước cùng toàn dân luôn trăn trở, là: trồng cây gì và nuôi con gì? Hehe.



Công dân nghĩa vụ đi bầu
Con chó lại sủa gâu gâu cái quyền.

***

Nguồn: nhặt trên NET.

PHƯỢT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ.

$
0
0


Phượt là từ dân dã chỉ những người đi tìm hiểu khám phá các vùng miền quê hương đất nước. Đi lại chủ yếu bằng xe máy, ăn ngủ tiết kiệm tối đa có thể. Tự túc chế biến thức ăn, ngủ lều trại, đi lại bằng xe máy hoặc ô tô gầm cao, bán tải.

Tức là tôn chỉ của dân phượt rất rõ ràng, đi hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu các phong tục tập quán con người và cảnh đẹp của các miền đất nước. Nâng cao kỹ năng sống, thử thách sự dũng cảm, sức chịu đựng cũng như kỹ năng tồn tại trong điều kiện khó khăn.

Tất nhiên để chuẩn bị kỹ càng cho một chuyến đi thám hiểm đòi hỏi người đi phải tìm hiểu rất kỹ, từ lịch trình, chuẩn bị kiểm tra phương tiện, dụng cụ , đảm bảo sức khoẻ cho chuyến đi. Các dự báo về điều kiện thời tiết, đặc điểm địa hình đường sá của lộ trình chuyến đi.

Thỉnh thoảng lại thấy báo chí thông tin về những vụ tai nạn của những nhóm đi phượt, nào là đổ đèo lao vực, nào là đâm đầu ô tô, ngủ gật mất lái hoặc tránh bò lao vào chó, lộn chổng vó.

Phải nói rằng thực sự đó không phải là những người đi phượt thực thụ, đó là những người a dua theo phong trào mà xách mông lên và đi.

Mùa tam giác mạnh, thấy ảnh trên mạng, lên đường. Mùa lúa chín ruộng bậc thang, thấy ảnh trên mạng, lên đường…

Một nhóm sinh viên, một ngày điên điên rủ nhau đi phượt, mấy cậu con trai lại rủ được mấy bạn gái đi cùng. Vậy là còn gì bằng, đi đến cùng trời cuối đất gặp thiên đường hay địa ngục, ác quỷ hay thiên thần thì cũng ngán gì?, các bạn gái thì sung sướng khi nghĩ đến những bức ảnh tung lên phây ngất ngây giữa rừng núi điệp trùng hay toe toét trong những vườn hoa cải vàng ruộm, cánh đống tam giác mạch trắng cả trời chiều, những ruộng bậc thang với vạt lúa chín vàng… Vẫn nhìn thấy đầy rẫy trên mạng xã hội, ga tô mãi mà giờ mới có cơ hội.

Vậy là hò nhau chuẩn bị xe, mỗi xe một xế một ôm ( Bạn gái ngồi sau), lịch trình vạch ra sơ sài theo kiểu 5h sáng gặp nhau ở điểm XYZ, lên đường kéo một mạch đến thị trấn Y, ăn trưa, lại tiếp tục hành trình đến điểm H, dừng lại chụp choẹt tự sướng tung phây, ngắm cảnh. Tiếp tục lên đường đến suối K, tăm suối, chụp choẹt… Tiếp tục đi đến Thị trấn B, ăn tối nghỉ đêm.

Sáng hôm sau, ăn sáng xong lại đi đến điểm G, lại chụp choẹt, lại lên đường đến núi U, lại chụp choẹt…. Tối có khi lại lên kế hoạc dừng lại bên một con suối, cắm trại, bắc bếp tự nấu ăn, đêm ngủ trong lều hoặc chui vào túi ngủ.

Và hình ảnh thì thường xuyên được cập nhật lên phây, từ hình đứng trên đỉnh đồi cao, hai ngón tay hình cữa V, biểu tượng của chiến thắng. Rồi hình lội suối leo đồi, bắc bếp nấu ăn lẫn buổi sáng với mỳ tôm pha nước sôi tự nấu.

Xong về đến nhà nghiễm nhiên được coi là phượt thủ, coi như một chứng chỉ là những người dũng cảm, ưa mạo hiểm, ham thích du lịch khám phá văn hóa và con người các vùng đất mới…Thêm dòng ưa màu tím gét sự thủy chung là hoàn tất dòng thông tin trên mục làm quen kết bạn há há.

Thực sự là may mắn nếu như những nhóm phượt như vậy về đến nhà được an toàn. Bởi vì họ đã quá thiếu kỹ năng, thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc cho một chuyến đi đầy nguy hiểm khó khăn mà họ chưa hề lường trước.

Xe cộ thì có ( hoặc mượn được) loại nào thì đi loại đó, ai lại leo đèo xứ Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai mà có khi lại vác con xe ga vốn dành để đi trên con đường phẳng phiu nơi thành phố. Trước khi đi cũng chẳng thèm kiểm tra thay dầu mỡ, lốp có khi đã mòn hết ta lông.

Mặc kệ, xe đi mượn ấy mà, đi có hai hôm ấy mà.

Đường sá thì biết sơ sơ, đại khái đi theo quốc lộ 2 đến điểm X, rẽ trái, đến thị trấn Y , vượt đèo Z qua suối K….

Cúng chẳng cần biết thời tiết mùa này thì đến đó sẽ ra sao, nóng hay lạnh, đèo mùa này sương mù vào thời gian nào biết để mà căn chuẩn vượt đèo vào giữa trưa cho tầm nhìn được tốt.

Rồi còn thuốc cảm cúm, lọ cao, con dao, băng sơ cứu, thuốc muỗi, đèn pin, đôi giày thể thao leo đồi núi…

Quần áo thì cấn phải hấm hố rằn ri, đầu quấn khăn, thêm lá cờ cuốn quanh cổ.

Đôi khi còn nhớ vác theo cây đàn to uỵch trên lưng hơn là cần mang thêm một cái áo dầy chống rét, chuẩn bị Iphone, láp tóp còn nhớ hơn là lọ cao hay tờ bản đồ đường sá.

Khởi hành ban đầu thì hăng hái lắm, trai đèo gái ôm eo thì dặm trường đường xa là chuyện nhỏ, anh hùng thể hiện đánh vóng lạng lách xe nọ vượt xe kia, đôi này cười tươi khi cho đôi kia hít khói.

Rồi đến đỉnh đèo, rồi đến con suối, rồi đến vườn hoa. Tất cả cũng chỉ là tranh nhau giơ máy ảnh lên làm vài kiểu tự sướng, post lên phây cho lũ bạn ở nhà nó ga tô. Vậy là sướng rồi. Mua cái vé vào vườn hoa là coi như mặc nhiên được quyền dẫm đạp nát bét, trèo lên cả luống hoa mà chụp ảnh. Ra về có khi còn bẻ cả bó ôm theo.

Giữa đường gặp trẻ em dân tộc cởi truồng bên đường trong giá rét, dừng lại làm vài bức ảnh cưởi toe toét bên đứa trẻ lấm lem, tím tái. Cho nó cái bánh, cái kẹo hoặc gói mỳ tôm. Lại chụp thêm cái, tung phây ra vẻ ta đây lòng thương người mênh mông bát ngát.

Tối đến thì lửa trại bập bùng, ghi ta réo rắt rất nghệ sỹ. Tự do giữa trời đất thiên nhiên, ăn uống rượu chè bét nhè. Trai gái giữa đại ngàn rồi cái gì đến cũng phải đến.

Cho nên từ phượt đến phịch chỉ trong tích tắc, từ tình bạn sang bạn tình cũng dễ như một cú Bắc Cạn chén rượu tăm.

Sáng hôm sau lên đường, hiện trường ngủ nghê ăn uống bừa bãi mặc kệ, giấy li nông lẫn thức ăn thừa vương vãi, vỏ mỳ gói với bao ba con sói bập bềnh trên con suối lãng mạn róc rách lượn quanh.

Cả đêm rượu chè, giao hợp sướng, sáng ra đi đường các xế mệt mỏi, mắt mũi buồn ngủ cứ như lái trong mơ. Đường thì xa, đèo thì dốc, cua gấp lại thường xuyên. Xe thì có khi xe Lead, lốp thì mòn vẹt đã lâu, trời thì có khi mưa lâm thâm đường trơn như mỡ, khi sương mù mờ ảo bao quanh... Tất cả các yếu tố đó làm tăng nguy cơ tai nạn lên gấp nhiều lần bình thường.

Cho nên rất rùng mình khi thấy có ảnh cả đoàn phượt cả vài chục xe máy ( Kinh khiếp là một đoàn đi phượt mà số lượng như cả vài đại đội) nằm ngủ ngổn ngang trên đường giao thông đúng chỗ vòng cua. Thật kinh hãi khi nghĩ đến quả vào cua của một xe tải đi đêm trốn vượt tải cảnh sát, tài xế lại đang chợp chờn thức ngủ lúc quá nửa đêm. Không dám nghĩ đến hậu quả của nó .

Kinh hãi khi một đôi sinh viên đi phượt xứ Lao Cai mà lại liều mình phi cả lên đường cao tốc ( cấm xe hai bánh ) mà phi cho nhanh để đến xứ Sapa tuyết rơi đang vẫy gọi. Để rồi tai nạn xảy ra, anh chàng thì ra đi mãi mãi còn cô gái thì thương tật cả thể xác lẫn tinh thần cả đời.

Cuộc sống rất cần trải nghiệm, rất cần những cú dấn thân, cũng rất cần những hiểu biết để về thiên nhiên đất nước, con người trên quê hương, đất nước mình. Nhưng trước hết hãy trang bị cho mình kỹ năng vững vàng, kiến thức đầy đủ trước khi nên đường khám phá.

Một trong những kỹ năng đó là : Đừng a dua theo phong trào mà lũ lượt kéo nhau đi phượt.

***

P/s: Bài của anh Nguyễn Quốc Trung đăng trên Phất - búc Người nhà quê Group.

PHỎNG VẤN CON RUỒI.

$
0
0


Phọt_Phẹt: Mới bảnh mắt mà đã o e vo ve như nhặng thế, hả con ruồi kia?

Ruồi: Em là ruồi chứ không phải là nhặng tuy cái sự o e vo ve là giống nhau. Em bay ra tòa, anh ạ.

Phọt_Phẹt: Việc của mày là bâu đậu lên xú uế và những đĩa thịt thà nơi quán xá chứ ra toà án để bậu mép phán quan à?

Ruồi: Không, em đi dự phiên xử anh Võ Văn Minh đấy chứ. Cái anh mà can tội tống tiền tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát ấy.

Phọt_Phẹt: Á à, gớm chửa. Mày ra đấy với tư cách gì?

Ruồi: Anh rõ là chẳng biết mô tê gì cả. Em ra đó với tư cách là con vật có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Phọt_Phẹt: Mày thì có quyền và nghĩa vụ gì?

Ruồi: Chán anh chửa? Quyền của em là bâu đậu lên tất cả những thứ mà người ta không xua đuổi hay phòng trừ. Còn nghĩa vụ của em là ăn hút rồi ị bậy ra thôi.

Phọt _Phẹt: Há há, đúng là đồ con ruồi. Cái nghĩa vụ của mày cũng tự nhiên như ruồi nốt. Nghe này, nghĩa vụ của mày là làm chứng cho cái anh Minh kia, rằng anh ấy có tội hay không. Nghe chửa?

Ruồi: Ơ, em tưởng việc ấy là của anh Minh và tòa án chứ ạ?

Phọt_Phẹt: Mày ngu lắm. Tòa án người ta không khẳng định được mày chui vào chai nước là do ai. Và cái anh minh kia cũng sống chết là không biết và cũng không bắt mày bỏ vô. Chỉ có mỗi mày mới biết là chui vào bằng cách nào thôi.

Ruồi: Em chả dại mà chui vào đấy để chết. Và cũng chẳng ai bắt em để bỏ vô. Em hẵng sống sờ sờ ra đây thôi.

Phot_Phẹt: Thế cái con ruồi nằm trong chai nước kia là bố mày à?

Ruồi: Bố em chết lâu rồi. Nhưng em khẳng định trong chai nước kia là ruồi nhưng lại không phải…là ruồi.

Phọt_Phẹt: Thế là con mẹ mày chắc?

Ruồi: Là con nhặng anh ạ, hahaha.

Phọt_Phẹt: Tiên nhân mày. Quan tòa không chứng minh được đứa nào bỏ mày vào, anh Minh thì chối đây đẩy và một mực kêu không làm bậy và mày lại đi đổ thừa cho con nhặng. Rốt cục là con nào ở trong chai?

Ruồi: Là…con Giời, anh ạ, hahaha.

***

P/s: Chấm mút tí để đề mô cho thiên LỢN TẾT phát hành vào ngày mai, thứ 5 ngày 24/12/2015 trên tuần báo NGÀY NAY.

Sorry em Mượt máy khắm cùng Duong Tieu cháng sĩ, hiuhiu.

LỢN TẾT.

$
0
0


Tôi vốn là một thằng nhà quê. Tuổi thơ gắn chặt với ruộng vườn và lợn gà cám bã dù cha mẹ đều làm thân giáo chức. Thủa đó giáo viên cũng chả khác mấy anh dân cày, đều lam lũ và đói khát cả. Khác chăng thời được trọng vọng hơn thôi bởi trong người có chút chữ nghĩa và chức phận răn dạy lũ ấu nhi cái nết học hành. Ấy là so sánh thế, chứ thật ra cha mẹ tôi còn khổ hơn họ nhiều bởi ngoài giờ lên lớp thì cũng phải lăn ra mà hàng xay hàng xáo để lấy cám bã chăn thả lợn gà, chứ như nông dân người ta một năm cấy hái hai vụ, hết việc đồng áng là nhàn nhã trong sự buồn bã kinh niên.

Nhà đông anh em, những bốn, nên càng vất vả tợn khi mà đồng lương được quy ra là tem phiếu và được quy đổi bằng gạo hẩm thịt thiu và lìu tìu những kim chỉ đá lửa dầu hôi theo hạng bậc. Giấc mơ tuổi thần tiên của anh em tôi chỉ là cơm no và mỗi khi ốm đau được cốc nước có vị đường để uống viên thuốc cảm Xuyên Hương cho đỡ đắng. Phận làm cha mẹ chả ai nỡ lòng nhìn bầy con nheo nhóc và đói khát như thế cả. Thế là cha mẹ tôi quyết đi làm hàng xáo, một nghề xưa cũ của cái nền văn minh lúa nước lắm phập phù bởi thiên tai và địch họa. Nhiều người nhẽ không biết đến nghề này, ấy là cái việc đi mua thóc rồi xay xát ra, gạo đem bán cho người ta, còn cám bã thời thu về để chăn thả lợn gà, một công việc đặc thù của cái gọi là lấy công làm lãi. Nhưng hỡi ơi vào cái thời đó, một việc ngay tình và đương nhiên này lại là trọng tội bởi chính sách ngăn sông cấm chợ và bài bác tư thương. Tôi nhớ mãi cái cảnh cha mẹ tôi phải dậy từ 2-3 giờ sáng, bất kể đông giá hay nắng lửa mưa nguồn mà chở gạo xuống thị xã theo những cung tường ngang tắt hẹp hòi tăm tối để tránh việc tầm nã của thuế vụ. Không biết tỉ lệ thành công trót lọt như thế nào nhưng hễ hôm nào mẹ tôi dấm dứt khóc thầm thời tôi biết là có chuyện hay như cha tôi ngồi phệt bậu cửa mà ngửa cổ nốc chai rượu suông thì y rằng là việc hỏng. Mỗi bận như thế, anh em tôi cứ len lét như rắn mồng năm, mỗi đứa mỗi việc hoặc lỉnh đi đâu cho đỡ tủi phận và ngứa mắt song thân.

Chúng tôi lao động bằng việc chăn thả lợn gà như một lẽ đương nhiên tuy có phần hơi cưỡng bức. Vào cái thời ăn không đủ no thì việc mải chơi còn là một thách thức, huống hồ là đánh vật với lũ lợn gà. Mẹ tôi gầy giống lúc đầu năm bằng đôi lợn thịt, một con nái sề và hẳn cả thê đội gà nhiều lông lá. Tất cả đều ở hạng…mini. Tôi nhớn nhất nhà nên lãnh cái việc chăn lợn, mấy đứa em bé hơn thời chăn gà và phụ việc cám bã bèo rau. Mẹ tôi hay xoa đầu động viên, rằng hãy chịu khó chăm bẵm chúng chóng nhớn, cuối năm xuất chuồng thời mua cho áo mới lẫn bút mực Hồng Hà. Tôi ăn nhời lắm, quần quật như khổ sai bởi cái tương lai huy hoàng phía trước. Sáng tôi dậy sớm vớt bèo thái chuối, hoàng hôn lại lân la từng cuống rạ đồng chiều mót những thứ rau cỏ đang la đà như buồn ngủ. Tôi nấu chúng trong cái nồi gang mà mỗi nhần nhấc bàng lên thời cứ y như cử tạ, đun sôi chín là cho cám vào quấy lên, thế là xong khẩu phần cho cả ngày. Mà nào đã xong, còn phải cho ăn cho uống, ngày ba bữa đàng hoàng sáng trưa chiều. Nhiều lúc tôi tủi thân lắm, bởi vào bữa sáng khi lũ lợn no căng bụng nằm thở kềnh càng thì khẩu phần của tôi chỉ là ngụm nước muối loãng òng ọc trong miệng súc vội để nhanh cho kịp giờ đến lớp. Chúng càng lớn nhanh thì tôi lại càng bé đi trong cái vất vả thổ tả lẫn huy hoàng. Mẹ tôi khen lắm, nhưng là khen mấy con lợn ở cái nết hay ăn chóng nhớn chứ tịnh chả thấy đả động đến công sức của tôi. Nhẽ bà cho đó là trách nhiệm?

Cuối năm con nái sề động dục. Từ một con cái mini ngày nào, giờ thì mông to vú nở, phá chuồng phá cũi như ranh. Tôi chẳng dám làm phép so sánh với loài người bởi suy cho cùng ra chúng ta đều có khởi sự là…CON cả.

Mẹ tôi gọi một người có tên là Tuyết, chuyên bán tinh đến thụ thai. Nói thế này thì không rõ nghĩa lắm bởi người ta lại tưởng chú Tuyết giao phối với lợn thì thậm nguy. Mà chỉ là việc chú mang tinh lợn giống đựng trong cái lọ penixilin be bé, hút cái dịch chất đó vào cái xi-lanh mạ i-nox bóng loáng, gãi gãi rồi bơm phọt vào “ cửa mình” của con nái là xong. Mẹ tôi công xá chú đầy đủ nhưng thứ làm bà thỏa mãn nhất là từ nay tự chủ được về giống má cho những chăn thả lâu dài.

Đôi lợn thịt thì khỏi nói, chiều nào mẹ tôi cũng ra chuồng gác chân ngắm mà không biết chán. Bằng nhãn kế ( cân đo bằng mắt ) bà phán phải cỡ tạ mốt, tạ hai, có móc hàm ra cũng phải đạt bảy đến tám thành. Chẳng hiểu tự khi nào ngoài những ngôn ngữ khi đứng lớp thì bà lại tỏ ra khá thông thái với mớ từ vựng của cánh hàng xeo. Và như một lẽ dĩ nhiên, tôi vẫn chả có tí cân lạng hay thành quách gì, huhu.

Còn mấy hôm nữa là Tết, tôi cứ thấy cha mẹ tôi chụm đầu bên ngọn đèn dầu, xì xụp xầm xì y buôn bạc giả. Linh tính mách bảo tôi chuyện nghiêm trọng hoặc khuất tất nên cũng cố công rón rén chân mèo áp vách lắng nghe. Giời ạ, hóa ra họ bàn nhau giết hai con lợn thịt để ngả ra cho cả làng đụng tết đặng đến mùa thu lúa. Thật là một phép đầu cơ kinh điển của những người có tí chút chữ nghĩa lẫn tí tẹo con buôn. Tôi sướng run lên khi nghe cha tôi xí phần bốn cái chân giò cùng mảng mông sấn và một cơ số gan cật lòng mề. Có thế chứ. Tôi thoắt leo giường trùm chăn và thông tri đến lũ em y cái cách người ta truyền giáo. Chúng nhao lên và cũng tranh nhau đòi xí phần nọ phần kia, ầm ĩ trong sự so bì bọt dãi.

Ba giờ sáng ngày hăm sáu tết mùa xa lắc, nhà tôi rầm rập tiếng chân người. Bốn anh em choàng tỉnh trong cái lạnh buốt giá buổi cơ hàn. Mẹ tôi nhờ đâu đó một ông đồ tể chuyên nghề giết lợn thuê cùng hai tráng niên hàng con hàng cháu. Giữa sân, cái nồi gang vẫn hay đun cám ùng ục những nước sôi. Buổi khai đao và hóa kiếp bắt đầu.

Xin cho tôi thôi kể về những máu me và giết chóc. Chỉ biết sáng bảnh mắt, nền sân gạch đỏ phủ xanh những lá chuối và những phần thịt hồng hào được chia chác đều đặn một cách rất kỳ khôi. Mẹ tôi cạp quần găm quyển sổ, cây bút cài trong búi tóc cu, tay thoăn thoắt cân đo đong đếm, nhoáng cái chẳng còn lại gì. Trong nhà cha tôi và ông đồ tể cùng hai tráng niên hàng con cháu đang chiêu trà trên phản gụ.

Dưới bếp, mẹ tôi ngả thớt vào cái mẹt con con thủng một lỗ ở trung tâm. Bà đang nắn nót thái miếng gan cùng với mớ lòng dồi bối rối. Bốn anh em tôi kéo xuống ngồi chầu hẫu chung quanh. Vòng ngoài hai con chó khép chân run bần bật nhưng lưỡi lại thè ra như hô hấp mùa hè và đầu thời nghểu lên một cách vô cùng nghiêm túc. Bà cẩn mật xếp từng món một ra những cái đĩa mẻ xinh xinh rồi bê lên nhà. Tôi hiểu là cho cha tôi và người ta nhắm rượu. Bốn anh em nhân lúc vắng mẹ đua nhau thò tay vào nhặt những miếng vụn vương vãi trên thớt, trên mẹt và cả ở lưỡi dao. Vừa chấm mút, vừa xuýt xoa và đánh lưỡi liếm vồng lên quanh mép.

Và lần đầu tiên trong đời bốn anh em được ăn sáng bằng cháo nhưng chẳng có miếng lòng nào mà tinh những xẩu xít hư hao. Và cũng chẳng có cái chân giò, mảng mông sấn hay miếng gan cật lòng mề nào dù tôi đã cố công kiễng chân lục tung chạn bát hẩm hiu và gác bếp lạnh lùng. Tôi khóc ầm lên. Lũ em tôi cũng mỗi đứa một xó vê vạt áo mà dấm dứt. Mẹ tôi cố dỗ dành nhưng chẳng đứa nào chịu nín.

Tết đó nhà vẫn có thịt lợn. Nhưng không còn là LỢN TẾT nữa rồi.




NÀY THÌ QUỐC NGỮ.

SỐC &ĐỘC # 105

$
0
0




Trong vườn gì đẹp bằng hoa
Tam giác mạch phải xuýt xoa cái nồl.



Nhà vệ sinh cũng cắt băng
Khánh thành như thế mới căng củ cọt.



Hưởng ứng phong trào Phê & Tự phê. Hế hế...



Khi con tu hú gọi bầy
Mùa đông đã gọi, mùa cầy đã thui.



An khang hạnh phúc mới hay
Bảo hiểm như quả bóng bay thôi mà.



Khi dân kiến...đi buôn.



Độc thân chống rét.



Hoan hô con cháu Bác Hồ
Suy tư cũng phải bờ - rồ thế kia.



Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay:))



Tẩy chay mả cụ chúng mày
Doanh nghiệp nó chết bọn bay vui à?



Tiền đâu mau hãy nôn ra
Không thì tao táng bỏ cha mày giờ.



Xin chào các cụ xệ bi
Gái này có xứng để thi lộn gằm?.

***

Nguồn: nhặt trên NET.


RANH NGÔN

$
0
0


Ranh ngôn của tiến sĩ Lê Thẩm Du, ối quên, Thẩm Dương:))

1. Cuối cùng mọi thứ sẽ ổn. Nếu nó chưa ổn, thì chưa phải... cuối cùng.

2. Cấp trên bao giờ cũng đúng. Nếu cấp trên sai, cấp trên sẽ đúng vào... lúc khác.

3. Đừng quan tâm tại sao mình nghèo. Hãy quan tâm tại sao người khác giàu.

4. Đừng sợ kẻ thông minh. Hãy sợ kẻ ngốc tưởng mình thông minh.

5. Đừng là người đầu tiên cũng đừng là người cuối cùng.

6. Số tiền còn lại trong túi mình là điều tuyệt mật.

7. Đừng khi nào tham dự một bàn tiệc khi chưa biết rõ ai là kẻ trả tiền.

8. Chỉ làm quen với các cô gái không có anh trai nếu mình là... đàn ông.

9. Đừng kể những mơ ước nhỏ bé của mình cho bất cứ ai, vì thế nào cũng có ngày bị lôi ra giễu cợt.

10. Đừng phí tiền ăn một món sang trọng nếu không có người nhìn.

11. Khi xem một bức tranh, nếu chưa hiểu gì, hãy tin chắc những người chung quanh đều như thế.

12. Đừng đánh giá ai khi họ mặc quần áo. Hãy đánh giá khi họ cởi ra.

13. Đừng tỏ ra giàu có. Hãy tỏ ra bí hiểm.

14. Khi chia tay, luôn luôn nói tốt về người cũ. Nếu họ quá xấu thì không nói gì.

15. Đừng tin vào quảng cáo. Hãy tin vào giá tiền.

16. Không tranh luận với kẻ có địa vị và kiến thức thấp hơn mình.

17. Hiểu thế nào là cao cấp mặc dù suốt đời không có tiền mua. Nếu không cao về tài sản, hãy cao về thẩm mỹ.

18. Muốn thử một cô gái, hãy dẫn cô ta vào cửa hiệu vì lòng tham là thứ khó giấu nhất trên đời.

19. Chỉ đánh nhau khi biết chắc mình có thể thắng hoặc hòa.

20. Đàn ông không bao giờ tiếc tiền với những cô gái không quan tâm tới tiền.

21. Nếu không làm cho mẹ chồng yêu, hãy nhanh chóng làm cho mẹ chồng sợ. Đừng cố hòa hợp vô ích.

22. Đối với phụ nữ, có hai thứ luôn phải để ý: khuôn mặt và bàn chân.

23. Muốn thân ai đó, phải có lúc cùng hư hỏng với người ta.

24. Cái gì mình ngu, hãy cố gắng biến nó thành phong cách.

25. Phải hiểu ai cũng là con ếch. Chỉ khác nhau cái giếng mà thôi.

26. Người phụ nữ duy nhất trên đời vẫn đẹp lúc già chính là vợ mình!...


BÁN GAN

$
0
0


Từ thủa sinh ra làm người tới giờ, mộng ban đầu là ước được làm tình với con bé quản ca cùng lớp. Nhưng hỡi ôi, chửa cấu véo được gì thì đã rụng mất hai răng.

Nhớn lên cũng đú đởn tập tành con chữ, ngõ hầu lưu chút danh vị với con mái già. Nhưng lại hỡi ôi, chữ nghĩa thời nay còn rẻ hơn mạt cưa mướp đắng, chả đủ nuôi thân.

Vì yếu sinh lý nên tôi phải giữ lại đôi thận, chứ khỏe khoắn như người ta thời cũng bán đi con mẹ nó rồi. Xét cả cái thằng người chả có gì là giá kể ngoài bộ gan. Vậy nên tôi quyết bán đi mà nuôi thân vậy.

Tôi bán nó ở đây: QUÁN HOA VIÊN - 107 Quan Hoa - Cầu Giấy.

Chân con mẹ ló chọng!


CỨU BÌNH CỨU HỎA.

$
0
0


Bình cứu hỏa: Anh Phẹt ơi cứu em. Thằng BCA nó bắt nhốt em vào trong mấy cái xe ô tô từ 4 chỗ trở lên rồi.

Phọt _Phẹt: Càng oai chứ sao. Còn hơn mốc meo ở những cái chung cư chờ sập hoặc mấy cái bếp ăn mà đến Táo Quân cũng phải lạy như tế sao. Kêu cái đéo gì nào?

Bình cứu hỏa: Em sợ lắm. Nghe người ta nói thế giới có ai làm thế bao giờ đâu nhưng riêng cái nước Nam ta lại dở trò dại dột. Ngay như các hãng sản xuất ô tô người ta cũng không khuyến cáo hay quy định cho việc này.

Phọt _Phẹt: Láo nào. Đừng có đùa với những bộ óc thiên tài của xứ ta. Bọn ngu kia nước non mẹ gì ngoài cái việc đang...giãy chết. Mày thuộc loại nào trong những thứ sau đây? " Căn cứ theo danh mục thiết bị PCCC, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg."

Bình cứu hỏa: Em là một trong số chúng thôi. Người ta còn quy định cho bọn em ngồi như thế này mới hãi này. "Trong Thông tư quy định rõ, các phương tiện PCCC trang bị trên xe được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.

Với những ôtô mà nhà sản xuất không bố trí nơi để treo, đặt bình cứu hỏa thì chủ phương tiện nên để ở hốc cánh cửa trước, hoặc cửa sau, gầm ghế. Hoặc tốt nhất nên mua loại bình có đai ngang hông bên trong xe để dễ thấy, dễ lấy và dễ dàng cho việc sử dụng."


Phọt_Phẹt: Thế là ấm đít rồi. Sợ gì nữa nào?

Bình cứu hỏa: Em sợ em phát nổ. Vửa thiệt thân lại hại người. Cứu chả được ai lại rủ nhau chết chùm thì nhục lắm.

Phọt_Phẹt: Yên tâm đi, thằng BCA khẳng định rồi. Đây nhá: "chưa gặp trường hợp cụ thể nên không thể có đánh giá chính xác được. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định khi sử dụng bình chữa cháy mà các chủ phương tiện cần nắm rõ. Đơn cử, bình phát nổ có thể là do để ở vị trí bất lợi, sát cửa kính trước, xe đỗ dưới trời nắng to, khiến nhiệt độ tăng cao, gây nổ. Hoặc cũng có thể do chất lượng của bình, không đủ tiêu chuẩn, không có đăng kiểm, tem mác.

Để tránh được những sự cố đáng tiếc, chủ phương tiện nên để bình theo hướng dẫn, mua bình ở những cơ sở uy tín, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đặc biệt nên để xe tránh ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiệt độ quá cao."


Bình cứu hỏa: Anh xem, nước ta là nước nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Chửa kể cây cối lại còn bị đốn trụi thì biết nấp vào đâu mà phòng bị như người ta nói. Ra luật pháp là để bảo vệ công dân chứ sao lại đẩy công dân vào cái việc tự đi bảo vệ mình.

Phọt_Phẹt: Gớm chửa. Làm cái thằng bình cứu hỏa thôi mà ăn nói cứ như bọn lãnh tụ bú zù ý. Thế giờ muốn gì?

Bình cứu hỏa: Em nói rồi đấy. Xin anh cứu em.

Phọt_Phẹt: Không ai cứu được mày đâu. Chỉ tự mày mới cứu nổi mày.

Bình cứu hỏa: Bằng cách nào ạ?

Phọt_Phẹt: Ngu lắm. Thay vì cứu người thì mày phải giết người. Nghĩa là mày phải phát nổ. Và lúc đó thằng BCA sẽ tống mày ra thôi.

Bình cứu hỏa: Ôi, em xin được đội ơn anh. Anh thật là thần thánh.

Phọt_Phẹt: Bé mồm thôi. Đồ tồi.

***

P/s: Những đoạn trong ngoặc kép là nguyên văn trả lời phỏng vấn và được trích dẫn ở đây http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/cuc-canh-sat-pccc-oto-chua-lap-binh-cuu-hoa-khong-duoc-dang-kiem-3338335.html

ĐẢNG.

$
0
0


Tôi chỉ bán đi lá gan thôi mà con Bín bần nông thối mồm đã rủa chóng xuống âm phủ bú với Bói già. Lo lo là...

Bốt lại văn phẩm bất hủ của Bói già, như một lời hò hẹn, hehe.

***

Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng.

Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhức.

Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó, lại gọi gã. Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên Ủy ban thành thân tình. Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền.

***

Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó.

Hôm khai trương, gã mời cán bộ trong xã đến đánh chén. Rất vui. Nhưng đang dở bữa, thì bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề THỊT CHÓ ĐẢNG. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến, quắc mắt: “Ông ghi thế này là chửi ai?”. Cao Như Đảng nói: “Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó, các bác trên xã cũng gọi em là Đảng Chó, thì giờ mở quán em làm biển thế cho tiện!”. Bí thư bảo: “Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm bằng, chứ ghi lên thế này thì mặt mũi đảng còn cái chó gì nữa?”. Gã đành “dạ dạ…”.

***

Cái biển sau, rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề: ĐẢNG THỊT CHÓ.

Bí thư xã đến ăn, nhìn biển mới, gật gật gù gù bảo: “Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng, cho đỡ bị hiểu lầm!”.

Đang bữa, bí thư sực nghĩ, giật mình, mới quát: “Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à?”. Cao Như Đảng méo mặt hỏi: “Cả nhà nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động?”. Ông bí thư hạ giọng, thầm thì: “Nước mình là một đảng lãnh đạo, cấm có cái chuyện hai ba đảng, ông ghi thế này nhỡ ai hiểu là ông lập đảng đối lập, thì toi!”. Cao Như Đảng bảo: “Chả nhẽ thằng bán thịt chó và mấy thằng ăn thịt chó mà cũng bị thành đảng à?!”. Bí thư bảo: “Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời này cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng!”. Gã đành “dạ dạ…”.

***


Sau bữa đấy, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi THỊT CHÓ.

Nhưng lắm lúc gã tấm tức: đến cái giống chó còn đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, lúc biến thành thịt vẫn gọi là chó, chẳng nhẽ chỉ do nước này có độc cái đảng mà thành mình phải kị húy, phải kiêng cả tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho, thì hóa chẳng bằng chó!

ĐÒN RỒNG

$
0
0


Làng tôi có anh Long Căn, năm nay đâu cũng hơn bốn sọi. Hồi tôi còn bé, anh đẹp giai nhất làng. Nhưng khi tôi nhớn lên, thì anh lại về nhì. Vì ngôi độc bá đó bị tôi soán mất. Hehe, thế mới tài.

Anh hiền nhưng cục. Cục hơn nữa khi anh đi lính oánh Tàu về, đâu như năm 88. Hai năm sau anh lấy vợ. Giai làng tôi hồi đó có tật là tuyền mò đi mạn ngược chim gái. Chả phải gái mạn đó đẹp, mà vì lùn, xấu và ngu. Bù lại, khỏe như cái máy cày chạy dầu hôi, cần cù như những con trâu cái vào mùa bừa ải. Ngày đó, người ta dựng vợ gả chồng để lấy sức kéo là chính, xấu đẹp quan trọng đéo gì.

Nhưng anh thì khác, mò tán gái miền xuôi. Đã thế còn chim được em kháu nhất vùng, Lại giỏi giang thạo nghề chạy chợ. Mỗi tội người nhỏ và mảnh lắm. Được cái trắng trẻo, hồng hào, môi thơm rưng rức, mắt hấp háy rừng rực. Cả nhà anh chả ai đồng ý, chửi anh không biết chọn vợ, rằng lấy ngữ đó về tổ công hầu hạ và đặt tủ ba buồng bích phê làm cảnh. Anh cũng không vừa, chưởi lại cả họ, rằng sướng khổ là ở cái con cặc anh, liên quan và chết chóc thằng Tây đéo nào mà bi bô khóc hộ. Phải chịu đấy, và làm cỗ to nhất làng cưới vợ cho anh.

Cưới xong, anh xin ba tạ thóc làm vốn ăn riêng, dựng một cái chòi sát mé bến làm tổ ấm. Anh không chung chạ đéo gì với song thân và bầy em dại, tuyền gái, dạng bà cô và quạ mổ. Ngày ngày anh lo việc đồng áng nặng nhọc, lúc nông nhàn lại thả đó và vó bè kiếm cá. Vợ anh tất tả chạy chợ, chả có vốn nên có gì bán nấy, tuyền những thứ rau rợ, cá mú bến sông. Thi thoảng cũng áp phe phản thịt nhỏ, mua chợ sáng, bán chợ chiều ăn lãi mấy hào. Những hôm ế, anh lại có đĩa thịt luộc mút mát với be sành.

Rồi lần lượt hai đứa nhóc ra đời. Chúng thừa hưởng ở vợ chồng anh những gì tinh túy nhất về thể chất, nhưng lại rất lìu tìu về mặt trí não. Thế nên, nhớn cái một đứa đi làm đá ngoài Hà nội, một đứa thì làm công nhân tít mãi tận miền Nam, năm thì mười họa chúng mới về. Còn vợ anh, sau khi hoàn thành nghĩa vụ sinh nở lại đỏm dáng ra mới chết. Thịt hồng, da thắm và to nhớn hơn hồi con gái nhiều lần. Cái giống liền bà nó lạ lắm, nhiều đứa to nhớn đẹp đẽ lúc con gái, nhưng chồng con vào cái cứ như ốm hao, tướp như xơ mướp. Ngược lại, nhiều em trông lại mỡ màng, đằm thắm ra.

Anh vẫn đẹp giai như xưa ( tất nhiên vẫn thua tôi, mặc dù giờ đây đã bơn bớt rồi.) Vợ anh vẫn chạy chợ, bán những thứ của xửa xưa. Căn chòi mé bến anh đã cất nền cao và dựng thành nhà gạch, tuy không được khan trang nhưng so với lề thói ở quê cũng thuộc diện chấp nhận được. Việc đồng áng anh vẫn làm, nhưng nhàn lắm vì có máy móc hộ hành. Việc đơm đó, vó bè mé sông là anh đoạn tuyệt. Chả phải anh lười, mà vì cá mú nó lười sinh sôi bởi bàn tay tận diệt của con người. Những tưởng đời thế cũng là được với vợ chồng anh. Nhưng không, anh bắt đầu giở chứng, rượu suốt ngày. Và cứ mỗi cơn say, vợ anh lại là thức nhắm với những cú bạt tai, lên gối ầm ầm. Tôi có hỏi tại sao lại thế, anh cười hiền, đời nó buồn quá, rượu say rồi đánh vợ cho vui. Tôi lại hỏi vợ anh, bị đánh thế vui không, thị đỏ mặt ấp úng, nhục nhưng sướng, em ạ. Tôi chả hiểu vợ chồng anh là thế đóe nào.

Việc đánh vợ của anh cũng hay, đánh có ngày, thường là cách nhật. Y như bọn trẻ nít đi học thêm 3 -5 -7 hay 2 – 4 – 6 vậy. Quen đến độ làng nước thấy ầm ĩ mé sông là biết hôm nay ngày gì, thứ mấy. Mà anh đánh có lớp lang, trình tự. Là bắt vợ dọn mâm, rồi ngồi hầu rượu. Anh kề cà hết chuyện nọ đến chuyện kia đến tận khi say. Rồi quăng mâm ra hè. Và rồi bôm bốp. Vợ anh chạy có cờ, nhưng cổng anh khóa từ lâu nên chỉ loanh quanh hết gậm giường lại leo tràng kỷ. Chán là anh phệt hè ngồi thở. Vợ anh lại dìu vào giường buông màn, đắp chăn. Mai lại coi như không có chuyện gì, mặc dù mặt mũi sưng phồng như lồn trâu phải nứng.

Những hôm không đánh vợ thì anh lại chửi. Mà cái sự chửi của anh nó cũng vô tiền khoáng hậu, chả ầm ĩ bao giờ. Là cứ đến giờ lên giường, anh chìa tay cho vợ gối đầu, nhưng mõm lại sục vào tai rỉ rả, y như chương trình tiếng thơ hay đọc chuyện đêm khuya trên đài tiếng nói Việt nam.

Tôi mang chuyện này kể với vợ. Nó trợn mắt kinh ngạc, bảo tôi mà như thế là nó phé. Còn phé không được thì báo công an. Mẹ con nài, học đâu ra cái thói Tây - Tàu của nợ. Dờ được vạ thì má sưng, nghe chửa. Chán đi nó lại chê bai vợ anh, rằng vợ chứ có phải bịch bông hay quả bóng đâu mà suốt ngày để chồng nó vần vò, đá đấm. Thì tôi biết đéo đâu đấy. Thấy chuyện lạ mang về kể thôi. Thế mà nó đã oang oác thế rồi.

Tôi mang chuyện này hỏi các nhà tâm lý nửa mùa thì được giảng, rằng ấy đơn giản chỉ là chuyện khoái cảm vợ chồng thôi. Càng đau càng chóng lên đỉnh lúc buông màn. Các bạn, lũ con bò, hễ khi nào hết nồng nàn thời làm theo lối ấy xem sao. Phần tôi liệt rồi nên không phận sự.

Hự hự:))

***

P/s: Cơm nguội rang lại hehe.

Viewing all 444 articles
Browse latest View live