Quantcast
Channel: Phọt Phẹt
Viewing all 444 articles
Browse latest View live

CHÀO 40 ĐỈNH CAO MUÔN TRƯỢNG.

$
0
0


Tôi sinh ra ở xứ Thanh nghèo khó, lớn lên bởi gánh hàng xáo của mẹ và rau má bố gỡ chân đê. Tuổi thơ cũng dữ dội như bao đứa trẻ khác cùng thế hệ thời thiên đàng mùa thổ tả. Sinh ra tôi đã mắc chứng khóc dạ đề, chẵn 100 ngày thời hết, ứng với cái 3 tháng 10 ngày hư hao.

Nếu như cuộc đời có 60 năm thì đúng ngày hôm nay 18.01.2016 tôi đã đi được 2/3 rồi. Và cùng chỉ thêm vài lần đắng cay nữa thôi thời coi như mình...đã già. Thật là:

Bốn mươi năm một cuộc đời
Tôi chờ em ở giời ơi cái nồl:))


Chúc mầng sinh nhật tôi, hehe.


NGHĨA SĨ HOÀNG SA.

$
0
0


Sáng nay đọc thấy tin này: 


Anh nhớ lại một kỷ niệm nhỏ. Khoảng năm 2006, cách đây đúng 10 năm, trong một bài viết trên diễn đàn tathy, khi đề cập đến 74 người lính tử trận trong trận đánh bảo về Hoàng Sa của lực lượng VNCH, anh gọi họ là anh hùng và nói rằng đất nước cần vinh danh họ. Quan điểm ấy lúc đó bị lực lượng tuyên huấn ném đá dữ dội. Nó cũng không nhận được đồng tình từ nhiều người đọc ôn hoà khác, vì sự tuyên truyền sâu rộng Nguỵ - Ta suốt nhiều năm sau cuộc chiến Nam Bắc. Cũng có nhiều người khác, có lẽ đồng tình với ý kiến mới mẻ lúc ấy, nhưng không dám lên tiếng, vì sợ.

Có những ý tưởng, cần đến thời gian để kiểm nghiệm giá trị của nó. Cũng giống khái niệm Dân chủ pháp quyền, hiện nay nhiều người cấp tiến hô hào và coi đó là chìa khoá cho vấn nạn tụt hậu, suy thoái xã hội và cả mối nguy chủ quyền. Nhưng sự hưởng ứng ít ỏi của người dân với các phong trào xã hội hiện nay cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất là những tư tưởng thủ cựu nhiều năm được tuyên truyền vẫn còn sức nặng ngự trị xã hội không nhỏ, dù nó đang bị xói mòn dần một cách chắc chắn. Và thứ hai, có lẽ đông đảo hơn, nhiều người đồng tình với những quan điểm đó, nhưng họ chưa đáp lời, vì sợ.

10 năm đủ để anh thấy sự thay đổi quan điểm hoàn toàn của xã hội và cả chính quyền về một ý tưởng từng được gọi là "xúc phạm anh linh liệt sỹ, bôi nhọ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc" khi những người anh hùng chết trận lặng lẽ năm 1974 vì tổ quốc giờ đây được nhớ đến và tưởng niệm, thân nhân họ được giúp đỡ sau nhiều thập niên đắng cay. Tốc độ trưởng thành của xã hội đang ngày một nhanh, vì thế anh cho rằng những suy nghĩ bi quan về việc xã hội Việt Nam thiếu trưởng thành và không thể đạt tới văn minh cũng sẽ là một câu chuyện cười bị phản bác ngược trong không quá 5 năm tới.

Dù đại hội Đảng Cộng Sản thứ 12 có thế nào thì hướng tiến xã hội cũng chỉ có một thôi. Mọi sự thủ cựu giáo điều và ngu dốt rồi sẽ bị ném hết vào thùng rác lịch sử.

***

P/s: những lời vàng ngọc của Lãng phò, đệ anh:))


LÝ SƠN KÝ SỰ - CHƯƠNG # 1.

$
0
0


Trước khi đọc thiên LÝ SƠN KÝ SỰ, các tình yêu vui lòng soạn tin nhắn theo cú pháp: HS gửi 1407. Mỗi một tin nhắn là 20.000 VND. Đây là cách chúng ta góp một viên đá xây dựng tượng đài NGHĨA SĨ HOÀNG SA do Tổng liên đoàn Lao động Việt nam phát động. Trân trọng cảm ơn.

***

Tôi đi Lý Sơn theo lời mời của báo Lao Động qua khẩu dụ của đại ký giả Đào Tuấn. Gã không nói về mục đích chuyến đi mà chỉ bảo hay lắm, không đi thì phí một đời. Mẹ kiếp, đời tôi đã phí con mẹ nó rồi thì còn chỗ đếch nào mà hoài của nữa. Ấy như năm ngoái đấy, trong chuyến xuyên Việt bằng còn xít - đờ - ka ba bánh cùng với Hải Âu mặt dế tôi còn chả thèm ra nữa là. Nằm ôm gái ở sông Trà thú vật hơn nhiều, có phỏng?.

Hẹn tối tiếp nhế, lại phải đi gỡ mạng nhện ở đýt rồi:))


VĂN TẾ RÙA HỒ GƯƠM.

$
0
0


Hỡi ôi!

Sóng nước lao xao,
Lộc vừng bối rối,
Đền Ngọc Sơn gió bấc đìu hiu,
Cầu Thê Húc thoảng mùi thôi thối,
Tưởng đâu từ nơi đống rác, quân vô lương đổ trộm xuống hồ?
Thì ra là xác ông Rùa, chết đột quỵ nhẽ chưa kịp trối!
(Thôi thì
Kêu bằng ông cũng lắm kẻ la,
Gọi bằng cụ hẳn không phải lối,
Mặc kệ họ la,
Cứ “ông” tôi gọi)

...

Nhớ linh xưa
Giống hiếm nòi khan,
Con dòng cháu dõi,
Cùng Ếch, Nhái, Thằn lằn - chính danh bò sát lưỡng cư,
Với Rồng, Phượng, Kỳ Lân - góp mặt tứ linh một hội,
Đường Tam Tạng đã từng quịt tiền đò,
Thần Kim Quy vốn là ông tổ nội.
Còn nhỏ ông chạy đua với Thỏ, nhờ mưu cao nên về đích trước tiên,
Lớn lên ông làm bạn với Sên, nết cẩn trọng chả bao giờ thèm vội!
Tính ưa đồng trũng ao hồ,
Chẳng chịu phồn hoa đô hội,
Ông quê ở chốn Lam Kinh,
Vua vác ông ra Hà Nội.
Ông uống phải nước Hồ Gươm,
Ông ăn cả gươm Lê Lợi.
Mà ông to phải cỡ mét ba,
Và ông nặng đến hơn tạ rưỡi.
Ông ốm đâu có một đôi lần,
Rồi thọ đến hơn ba trăm tuổi,
Tính ông kiên định, cắn rồi thì ngậm mãi không buông,
Miệng ông thép gang, muốn nhả ắt phải chờ sấm dội.
Hành tung ông khi chìm khi nổi, dân ghi nhận rất mực thất thường,
Công trạng ông lúc thụt lúc thò, sử chép lại bỗng thành chói lọi.

Thương ôi!
Bao nhiêu năm, hồ nọ thỏa thích rong chơi
Chợt một chiều, xác kia lềnh phềnh sóng nổi
Lá úa trên cao rụng đầy
Ba ba cũng đành chết đuối!
Tiến sĩ, giáo sư tranh luận búa xua,
Kền kền, lá cải đưa tin ỏm tỏi,
Quân thối mồm đã được dịp phán nhăng,
Bọn nhọ mõm lại thừa cơ đồn thổi
Chẳng biết rằng: Sinh Lão Bệnh Tử, sự vốn vô thường
Cũng nhờ vậy: Xuân Hạ Thu Đông, đời luôn đổi mới

Ôi thôi thôi!
Ruột gan kia nào ai nghĩ đến chuyện xào hành,
Thân thế ấy đố thằng mô dám đem rang muối!

Nay tế ông đây:
Một thúng chuối xanh,
Một giành ba rọi,
Một gói riềng nghệ mắm tôm,
Một ôm tía tô kinh giới,
Đậu phụ chín tới, bỏ chảo xào chung,
Hành tiêu lung tung, rắc lên nóng hổi.
Hồn ông thiên đình,
Xác ông hạ giới,
Ông ăn cho no,
Ông bò cho tới,
Gần thì ngay Ngọc Sơn đây, hễ muốn tiêu bản thì tiêu?
Xa thì sang Văn Miếu đó, có thích đội bia thì đội?

Từ từ,
Đừng vội!

***  

P/s: bài tế của anh Lý, tôi dẫn về từ đây http://locliec.blogspot.com/

TÁO 2016

$
0
0


Táo: Ối anh Phẹt ơi là anh Phẹt ơi. Tôi thương cụ Rùa quá.

Phọt_Phẹt: Cụ ấy là bố ông à mà rên như Bác mất thế?

Táo: Cụ ấy là quốc thú, cả nước xót thương. Nhẽ nào tôi lại không?

Phọt_Phẹt: Thôi ông im đi. Việc của ông là lo sao cho bếp núc luôn đỏ lửa nhưng không được để cháy nhà cửa. Còn cụ Rùa có thăng thiên thì cũng chỉ một dòng trong tấu sớ là xong. Nghe nhở?

Táo: Anh bảo sao tôi nghe vậy. Năm nay anh cho tôi lên chầu Giời bằng gì?

Phọt_Phẹt: Năm nay cho ông đi bằng con Rô - Phi đơn tính. Tốc độ, phong cách chứ không cảnh vẻ, ưỡn ẹo như con chép đầm Vươn năm ngoái đâu. Yên tâm chửa?

Táo: Đội ơn anh. Năm nay anh có tấu gì lên không để tôi bẩm hộ?

Phọt_Phẹt: Không. Mà chỉ xin ông ở luôn trên thiên đình cho tôi nhờ.

Táo: Sao lại có thể thế được?

Phọt_Phẹt: Vì năm nay tôi cũng có chung số kiếp như ông rồi. Khác cái ông là Táo Quân, còn tôi là Táo... Phọt Phẹt.

Táo: Anh người trần mắt thịt mà thánh lắm. Tôi bội phục và kinh hãi vô cùng. Nhưng tôi còn bội phục và kinh hãi bác cả nhà anh hơn khi đoạt được ngôi Tổng bí. Thật là hồng phúc cho cái nước Nam này.

Phọt_Phẹt: Ông cứ tấu với Ngọc Hoàng cái nhẽ đó cho tường tận nhưng phải quán triệt là bác cả tôi đoạt ngôi Tổng bí không vì tham quyền cố vị, mà chỉ là giúp đoàn kết nội bộ thôi. Vì đại cục cả.

Táo: Ai mà chả có lý do để biện minh cho mục đích. Bác cả anh giáo điều thế thì đoàn kết nội bộ bằng miền tin à?

Phọt_Phẹt: Bằng bùa nghị quyết và chế độ công an trị. Mà ông thôi đi, việc của ông là tấu hót với Thiên đình chứ không phải ở đó mà luận việc Triều chính. Thọc mạch tuần đinh nó lại gô cổ đi đấy, chớ có dại.

Táo: Anh dạy phải. Nhưng tôi quan ngại cho cái tiền đồ của cái nước Nam này, rằng không biết là đi về đâu?

Phọt_Phẹt: Ông không phải lo. Cùng tắc biến thôi. Con nào trước khi chết mà chả giãy.

Táo: Anh đúng là đồ phản động. Nhưng con Tư bản giãy mãi mà có chết đâu?

Phọt_Phẹt: Nhức đầu quá. Ông không còn chuyện gì khác hơn à?

Táo: Có đấy. Nhưng là chuyện với tay Táo Tầu. Thằng chả gạ tôi không dâng biểu tấu về việc chủ quyền biển đảo.

Phọt_Phẹt: Ý ông sao?

Táo: Thì theo truyền thống và thông lệ, tôi lại cực lực phản đối thôi.

Phọt_Phẹt: Đúng bài rồi đấy. Chứ chớ có hùng hổ mà chành chọe kẻo nó vả cho tòe loa. Cứ cực lực phản đối là thằng Táo Tầu nó chán và nản ngay thôi.

Táo: Thế hóa ra là đánh giặc bằng mồm à? Có nhẽ đâu thế?

Phọt_Phẹt: Thế theo ông thì đánh bằng gì khi trong tay chỉ có hỏa mai và thuyền thúng?

Táo: Chả phải nước Nam có đại pháp sư Lương Ngọc Huỳnh đại tài trong việc hô phong hoán vũ đó sao? Người xoay chuyển được cả càn khôn thì sợ đếch gì bọn giặc cỏ. Mời ngài ấy ra biển đảo làm bão nhấn chìm tàu to súng lớn là xong chứ gì.

Phọt_Phẹt: Ông hài hước hơn tôi nghĩ đấy. Nhưng nhẽ đó là giải pháp tối ưu trong tình hình hiện nay. Hay để tôi gọi đại pháp sư làm phép để đưa ông lên Thiên đình cho nhanh? Đỡ phải cưỡi Rô - Phi đơn tính cho nhọc xác.

Táo: Đội ơn anh lắm.

Phọt_Phẹt: À lố, đại pháp sư Lương Ngọc Huỳnh phải không ạ? Vâng, tôi Phọt_Phẹt đây. Ngài có thể làm phép cho Táo nhà tôi lên chầu Thiên đình chóng vánh hanh thông được không?

Đại pháp sư: Đang bận buôn đào bán quất kiếm cái tết nhá. Gọi lại sau. Bíp bíp bíp...

Táo: Hỏng việc rồi phỏng?

Phọt_Phẹt: Về cơ bản. Thôi, để tôi đi bắt con Rô - Phi đơn tính về cho ông. Nhanh không có thằng bếp nó cho vào nồi thì hỏng hẳn.

Táo: Anh bắt ở đâu?

Phọt_Phẹt: Trong cái bể cá ở Phọt_Phẹt tửu điếm chứ ở đâu.

Táo: Mở quán nhậu à?

Phọt_Phẹt: Phải. Chứ định để mạng nhện chăng ở đít thêm bốn nghìn năm nữa à?

Táo: Thế để tôi ra đó trông bếp cho nhá. Chứ bếp nhà lạnh lắm.

Phọt_Phẹt: Thôi, có tôi trông rồi. Ông nên nhớ năm nay tôi cũng chính thức làm Táo đấy. Táo Phọt Phẹt.

Táo: Tiên nhân. Người đâu mà lại có cái nết tranh ăn với thánh thế. 

Phọt_Phẹt: Hế hế. Thôi tôi đi nhế.






TẾT LỪA KỶ XVII

$
0
0


Tác giả: Đỗ Quang Chính, sj.

Tết Nguyên đán là những ngày vui vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa soạn mọi cái cho long trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung dung trong những ngày đầu Xuân [1]. Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm.

Cuối năm, các chợ Tết hết sức nhộn nhịp, vì mọi người giàu sang, nghèo hèn đều đi mua sắm. Quan cũng như dân đều lo may quần áo mới, dọn dẹp nhà cửa cho khang trang, sửa sang võng cáng, tàn lọng, đắp lại mồ mả, cột nhà tường vách treo đầy câu đối, tranh vẽ, vua chúa cũng cho quét dọn lăng tẩm…[2]

Theo Bento Thiện viết năm 1659: “đến gần ngài bết bua chúa ban lịch cho thiên hạ xem ngài” [3], trong đó những ngày nghỉ Tết được ấn định rõ ràng. Thường bắt đầu nghỉ từ ngày 25, 26 tháng chạp, và có thể kéo dài tới ngày 10 hay 15 tháng giêng. Những ngày đó, nếu có chiến tranh, cũng tạm ngưng để ăn Tết. Từ ngày 25 tháng chạp, ấn dấu của vua chúa, quan quyền đều được lau chùi sạch sẽ, cất vào hộp, không dùng tới; khí giới quân đội cũng lau lọt sáng nhoáng để một nơi.

Chúng ta thử coi, năm 1659 thầy giảng Bento Thiện đã viết về Tết Nguyên đán thế nào: “Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy vua, đoạn lạy chúa, mới lạy ông bà ông vãi, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy vua chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì vua chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ. Trời, hiệu Thiên Thượng Đế Hoàng địa kì. Vua chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Đến mùng bảy mùng tám mới hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ ăn mừơi ngày. Lại xem ngày nào tốt, mới mở ấy ra cho thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội đài, ngoại hiến, phủ huyện, quan đăng nha môn, mới có kiện cáo”. Chính Bento Thiện lại viết chữ quốc ngữ đoạn trên như sau: “Thóy nước Annam, đầu Năm mùỏ một tháng giang gọi là ngài tết. Thien hạ đi lại bua, đoạn lại chúa mớy lại oủ bà oủ bải cha mẹ củ kẻ cả bề tiên, quan quièn thì lại bua chúa, thứ dân thì lại bụt tlưác, ăn tết ba ngài mà một ngài tlưác mà xem ngài mùỏ hay mùỏ ba, ngài nào tốt, thì bua chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ blờy hiẹu thien thưạng đế hoàng địa kì. Bua chúa thì lạy mà xin cho thien hạ được mùa củ dân an, đến mùỏ bải mùỏ tám mớy hết củ làm cỗ cho thien hạ ăn mươỳ ngài, lại xem ngài nào tốt, mơý mở ấn ra cho thien hạ đi chầu củ làm vịec quan, củ hỏi kịen mọy vịec, lại làm như tlưác mớy khai cuác, thien hạ bào chầu bua,từ ấy mớy có phien đi chầu, nộy đài ngoặy hién phủ huịen quan đảng (đăng?) nha môn, mớy có kịen cáo”[4]

Mấy ngày cuối năm, một số người già cả không dám ở nhà mình, nhưng phải đi trú trong đền chùa, được coi là chốn nương thân an toàn nhất. Vì họ tin rằng, dịp này có một thứ “quỷ” tên là Thưang (Thương) hay Voutuan (Vũ tuần) [5] chuyên đi bóp cổ sát hại những người già nua, nam cũng như nữ. Do đó nhiều người giả phải lẩn tránh trong đền, chùa cả ngày đêm không dám bước ra ngoài. Mãi đến lúc giao thừa họ mới dám về nhà, vì nghĩ “quỷ” ác ấy đã đi khỏi. Bởi đấy dân chúng gọi ba ngày cuối năm là ba ngày chết. Cuối năm nhiều người còn dùng vôi vẽ trước cổng ngõ, những hình vuông, tròn, hay tam giác, nhất là hình con mèo, trong số các hình, thì hình tam giác và con mèo làm cho ma quỷ sợ nhất. [6]

Tối ba mươi Tết mọi nhà đều dựng cây Nêu trước cửa. Đó là một “cột” thường làm bằng tre, cao hơn nóc nhà một chút (nên biết, ở thủ đô Thăng Long thế kỷ XVII, chỉ có nhà trệt, kể cả đền đài vua chúa). Gần ngọn cây Nêu người ta cột một cái giỏ hay chiếc hộp thông nhiều lỗ, bên trong đựng vàng mã. Vì theo Alexandre de Rhodes, dân chúng tin rằng, dẫu ông bà cha mẹ đã chết, nhưng các ngài cũng cần tiêu xài, và nhất là để trả những món nợ chưa xong khi còn sống. Theo phong tục Việt Nam thời đó, cứ cuối năm mãn chạp, liệu sao tính sổ sách cho xong: ai còn nợ, cố gắng trả cho sạch; nếu có tiền cho vay cũng phải đòi lại hết. Không ai muốn để giây dưa sang năm mới. Mọi thứ nợ cũ phải thanh toán hoàn toàn, trừ trường hợp bất khả kháng. Bởi lẽ, còn nợ sợ rằng, nếu đến ngày ba mươi Tết mà chưa trả, lỡ ra chính ngày mồng Một chủ nợ đến nhà đòi, thì thật là xui xeo suốt cả năm. [7]

Theo tài liệu viết tay bằng chữ Quốc ngữ của Thầy giảng Bentô Thiện năm 16559, mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên, thì dân chúng lại dựng cây Nêu vào sáng ngày mồng Một; điểm này có lẽ ông Thiện ghi không đúng. Còn về ý nghĩa cây Nêu, ông Thiện lại trình bày khác. Theo ông, thì tục truyền rằng Đức Phật và quỷ tranh giành đất nhau. Đức Phật nói cho quỷ hay, hễ ngài trải áo cà sa tới đâu thì đất đó thuộc về ngài, còn lại là phần quỷ. Vậy Đức Phật trải áo ngài ra khắp mặt đất, làm cho quỷ không có đất ở, đành phải xuống biển. Nhưng cứ hết năm cũ, ma quỷ lại tranh đất với Đức Phật. Bởi đấy, mọi người phải dựng cây Nêu từ sáng sớm ngày mồng Một, để quỷ biết rằng đó là đất của Đức Phật đã trải áo cà sa tới; còn ai không dựng cây Nêu là đất của quỷ. [8]

Đến nửa đêm giao thừa, trong vương phủ (phủ chúa Trịnh) ba súng đại bác nổ vang báo hiệu bước sang năm mới. Theo Marini, người Ý, sống ở Đàng Ngoài từ 1647-1658, thì chính lúc giao thừa mọi người đều hội họp trong nhà và bó buộc phải mở cửa hầu đón tiếp tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Giường chiếu cũng đã dọn sạch sẽ, để tổ tiên nghỉ ngơi sau nhiều ngày đàng mệt nhọc mới về tới nhà con cháu. Ngoài ra cũng đặt ngoài hiên nhà một chậu nước sạch, một đôi giép hay guốc, và có khi hai cây mía nữa. Làm thế để hồn tổ tiên trước khi vào nhà cũng rửa chân, đi guốc cho sạch, trước khi lên giường; còn hai cây mía được coi như hai chiếc gậy giúp tổ tiên chống bước vào nhà. Mọi người sau giờ giao thừa, đều tưởng tượng là tổ tiên đã vào nhà cách vô hình [9]. Lúc đó gia trưởng nói mấy lời chúc mừng tổ tiên. Trên bàn thờ tổ, khói hương nghi ngút. Gia trưởng cùng mọi người trong nhà làm lễ cùng vái, tạ ơn tổ tiên, mời tổ tiên cùng chung vui với họ, và xin phù hộ cho con cháu năm mới được bằng an, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Liền đó trong gia đình mừng tuổi nhau: con cái lạy cha mẹ, tôi tớ lạy chủ nhà, rồi cha mẹ ban quà mừng tuổi cho con cháu, tôi tớ.

Trong ba ngày tết, nhất là ngà mùng Một, người ta đi chúc tuổi nhau; vào nhà nào cũng được mời ăn, nếu từ chối là bất lịch sự. Ngày mồng Một Tết, khi vừa ra đường mà trước tiên lại gặp phải người đàn bà, thì họ liền về nhà, chờ hai, ba giờ sau mới dám ra đường; trái lại họ sẽ gặp xui. Nhưng nếu bước chân ra đường, trước tiên lại gặp được một người đàn ông, thì thật hên. [10]

Đi Tết ai, thường cũng tết thêm mấy bánh pháo to nhỏ tuỳ theo cấp bậc, địa vị; vừa xướng Tết xong, người ta liền đốt pháo cho ran nhà, cho tà ma bỏ chạy, để hạnh phúc tràn tới. Người dưới phải đem đồ, hoặc cho người đại diện đi tết người trên. Con cháu phải tết ông bà, cha mẹ, chú bác; trò phải tết thầy… Các quan cấp dưới cũng phải gửi đồ tết quan trên. Vì vậy nhà các đại quan tràn ngập đồ tết. Thường thường các vị đó lại đem tặng bạn bè, hoặc cho quân lính, kẻ hầu hạ, để mọi người được hưởng lộc. Tất cả các quan lại không buộc dâng đồ Tết vua chúa.

Đồ tết của người dưới đối với người trên hầu hết là thực phẩm: gạo, heo, gà, vịt, cau, đường, trái cây, bánh, mứt… Nếu là quân lính, sẽ họp nhau cùng tết viên quan chỉ huy trực tiếp. Họ mang đồ Tết đến nhà quan bằng một nghi thức trang trọng: đi đầu là cai đội (chỉ huy từ 2 đến 6 thuyền, mỗi thuyền từ 30 đến 60 lính) rồi đến lính bưng một quả (hộp) gạo), và khênh con heo mới giết đặt trên bàn, để trước mặt quan. Viên quan ngồi giữa nhà thật oai nghiêm. Quân lính lạy quan sát đất ba lần. Quan nhận đồ Tết, rồi bảo người hầu đem cất đi; sau đó ban quà mừng tuổi cho lính tương xứng với đồ Tết. Còn quà mừng tuổi của vua chúa cho các quan là một bộ phẩm phục, đặt trong quả (hộp) áo sơn son vẽ rồng, cùng một mẫu. Vua chúa sai người bưng quả áo đến nhà viên quan, đi theo có lính che lọng quà mừng tuổi. Việc che lọng trên không có ý tránh mưa nắng, nhưng chỉ là tỏ sự cung kính món quà vua chúa ban.

Ba ngày cuối năm, bốn mươi đại quan thuộc triều đình và vương phủ, đi nhận lời tuyên thệ trung tín của các quan văn võ, và có khi cả gia đình họ nữa. Đó là lời thề trung thành với vua chúa; nếu nhận thấy điều gì có thể nguy hại cho vua chúa hoặc cho quốc gia, họ phải đi tố cáo. Đấy là lễ tuyên thệ tại thủ đô Thăng Long. Còn tại các Xứ, thì quan Trấn thủ, Đốc trấn và Lưu thủ [11] đại diện cho vua chúa, nhận lời thề các quan trực thuộc. Trong dịp này bất kể ai tố cáo ra một cuộc mưu phản, thế nào cũng được thưởng. Phần thưởng không những tuỳ theo tính cách quan trọng vụ âm mưu, mà còn theo chức tước người tố cáo. Nếu kẻ tố cáo là một viên quan, thì họ chỉ được hưởng tuỳ theo ý muốn vua chúa, vì nhiệm vụ của họ là phải giữ trật tự an ninh quốc gia; nếu là người dân thì được thuởng cho một phẩm hàm hoặc được thăng quan chức; hơn nữa khi tố cáo được vụ phản loạn lớn, chúa Trịnh còn ban thêm cho họ tới 500 lượng vàng hoặc 5.000 lượng bạc. Tuy nhiên dân chúng không chuộc tiền thưởng bằng được thăng quan. [12]

Ngày ba mươi Tết, Tây định vương Trịnh Tạc cùng quan quân theo hầu, ra khỏi vương phủ để đi tắm ở sông hoặc tại một chiếc nhà gần đó, hầu thanh tẩy cuộc sống dĩ vãng, đón nhận đời sống mới trong năm tới. [13]

Sáng ngày mồng một Tết, cũng như ngày một và rằm mỗi tháng chúa Trịnh cùng các quan đến chầu vua Lê; dĩ nhiên ngày mồng Một Tết buổi chầu được tổ chức long trọng hơn cả [14]. Nhưng khi Trịnh Tạc thế vị cha lên cầm quyền (1657), ông lấn đoạt quyền hành vua Lê nhiều hơn, ông cũng không đi chầu vua vào các ngày mồng một và rằm mỗi tháng. Hơn nữa, dường như từ năm 1658 trở đi, Trịnh Tạc cũng không đích thân đi tết vua, mà chỉ đón vua đi tế Nam giao. Tuy nhiên, ông cử một quan đại diện đến tết vua và chầu vua mỗi tháng hai lần.

Sau khi tết vua, các quan trở lại tết chúa. Theo Tissanier và Tavernier thì khung cảnh tết chúa long trọng hơn tết vua nhiều. Khi các quan đi chầu hoặc tết vua chúa, phải mặc áo tím, đội mũ lục lăng và phải lạy sát đất 4 lần [15]. Riêng nữ giới chỉ buộc lạy một lần theo kiểu lạy của họ (ngồi mà lạy). Dịp này cũng như các dịp khác ai muốn dộng [16] xin ân huệ gì, thì đội của lễ lên đầu, hoặc bưng cao ngang trán, tiến gần tới chúa để nói. Nếu chúa nhận lời, ngài sẽ bảo người hầu cất của lễ đi; bằng không, thì chúa cũng không nhận của lễ.

Đúng mồng ba Tết chúa Trịnh mới tiếp người ngoại quốc đến dâng tuổi. Dịp tết Canh Tý, Vĩnh thọ năm thứ 3 (1660), phái đoàn Trung Hoa chúc tuổi chúa Trịnh Tạc trước hết theo nghi lễ Trung Hoa, rồi lại lạy chúa theo nghi lễ Việt Nam, phái đoàn Hòa Lan chỉ chào chúc chúa theo nghi thức Hòa Lan…. Còn hai linh mục dòng Tên Onuphre Borgès (Thuỵ Sĩ) và Joseph Tissanier (Pháp) lại lạy hoàn toàn theo kiểu Việt Nam. Tissanier thuật rằng, ngày đó trước vương phủ đông nghẹt người không dễ gì chen chân được. Cũng may hai ông vào được tới một sân lớn để lạy chúa. Các ông cũng mặc áo thụng tím, đội mũ lục lăng, lạy chúa Trịnh Tạc bốn lạy sát đất trước mặt 4.000 người. Khi Tây định vương Trịnh Tạc thấy hai linh mục, ông làm hiệu cho hai vị lạy vương thái hậu (mẹ chúa) đang ngồi cạnh ông. Tức thì Borgès và Tissanier cũng lạy vương thái hậu bốn lần. [17]

Chính ba ngày Tết, nhiều người đều kiêng giữ không quét nhà, có nơi kiêng cả nấu ăn [18]. Tết là dịp nghỉ ngơi, xem ca hát tuồng kịch, đánh bài bạc; cũng vì thế mà nhiều người sạt nghiệp vì Tết.

Nhìn lại một số khía cạnh lịch sử tết nguyên đán thế kỷ XVII, chúng ta thấy ngay được những gì đã biến mất, những gì còn lại ngày nay. Thật ra, tinh thần Tết nguyên đán xưa và nay cũng không khác nhau, nó là dịp long trọng nhất để cấp dưới tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với cấp trên: vua đại diện toàn dân “đi đền giao, gọi là nhà thờ Trời, hiệu Thiên Thượng Đế Hoàng địa kỳ”, các quan lại tết vua chúa, con cháu tết cha mẹ ông bà, gia đình xum họp lúc giao thừa đón tổ tiên, trò tết thầy v.v… Mối liên hệ chiều ngang trong dịp này bị xẹp xuống, để làm nổi mối liên hệ chiều dọc trong xã hội gia đình, quốc gia, và cả cái “xã hội” nhân thần, hay nói rộng hơn là sự giao hòa giữa người với Trời Đất, tức tam tài Thiên Địa Nhân.

Về hình thức, Tết vẫn là những ngày lễ nghỉ lâu dài, long trọng và vui vẻ nhất trong năm; vì thời đó, ngoài dịp đầu Xuân, thường thường chỉ có lệ nghỉ ngày một và rằm mỗi tháng chứ không nghỉ ngày Chúa nhật như hiện nay. Chúng tôi xin tạm ngừng ở đây mà không muốn đi sâu vào vấn đề ý nghĩa các phong tục rườm rà Tết nguyên đán, hoặc những nguyên nhân xã hội đã thay đổi nhiều hình thức và cơ cấu Tết nguyên đán ngày nay so với giữa thế kỷ XVII.

Chú thích:
[1] “Ceux qui ne trouvent dans leur maison, ni argent, ni habits, en vont chercher ailleurs par des larcins cachez, ou par la force de leurs armes” (J.Tissanier, Relation du voyage… depuis la France jusqu’au Royaume de Tunquin, Paris 1663, tr.265-266).
[2] J.P de Marini, Relation nouvelle et eurieuse des Royaumes de Tunquin et de Lao, Paris 1666, tr.245-246.
[3] Archivum Romanum S.I, JS, 81 .f.257v
[4] Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Sài gòn 1972, tr.119-120, 145 – Archivum Romanum S.I, JS, 81 .f.257r
[5] Alexandre de Rhodes, Relazione del Tunchino, Roma 1650, tr.108-109.
[6] J.B.Tavernier, Suite des voyages de Mr.Tavenier, chevalier, baron d’Aubonne, IV Paris 1680, tr.94.
[7] Alexandre de Rhodes, Relazione del Tunchino, Roma 1650, tr.109-110.
[8] Đỗ Quang Chính, sđd, tr.121, 146.
[9] Marini, Relation nouvelle, sđd, tr.251-252.
[10] J.B.Tavernier, Suite des voyages de Mr.Tavenier, chevalier, baron d’Aubonne, IV Paris 1680, tr.95
[11] Cai trị Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, An Quảng do quan Trấn thủ; cai trị Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An do quan Đốc trấn; cai trị Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hưng Hóa do quan Lưu thủ.
[12] J.B.Tavernier, sđd, tr.65.
[13] “… đến ngài ba mươy thì đức chúa đi giội gọy là bỏ mọy sự cũ đi mà chịu mọy sự mớy” (coi Đỗ Quang Chính, sđd, tr.121, 146) – “Le dernier jour de l’an, le Roy (chúa Trịnh Tạc) sort de son Palais auecque son armée, pour s’aller lauer à la riuiere, ou dans quelque maison voisine” (J.Tissanier sđd, tr.266).
[14] A.F.Cardim, Relation… Paris, 1646 tr.59.
[15] J.Tissanier, sđd, tr.260 – J.B.Tavernier, sđd, tr.64.
[16] Dộng là tiếng để nói với chúa Trịnh; cũng như khi nói với vua thì dùng tiếng tâu (tâu vua, dộng chúa); nói với đại quan dùng tiếng bẩm; với quan nhỏ, tiếng trình; với vai trên, thưa. Như vậy trong thuật ngữ xưng hô đẳng cấp xã hội, tiếng dộng ở cấp thứ hai.
[17] J.Tissanier, sđd, tr.270-272.
[18] Marini, Relation nouvelle, sđd, tr.253

LÝ SƠN KÝ SỰ - CHƯƠNG #2

$
0
0


Trước khi đọc thiên LÝ SƠN KÝ SỰ, các tình yêu vui lòng soạn tin nhắn theo cú pháp: HS gửi 1407. Mỗi một tin nhắn là 20.000 VND. Đây là cách chúng ta góp một viên đá xây dựng tượng đài NGHĨA SĨ HOÀNG SA do Tổng liên đoàn Lao động Việt nam phát động.

Tổ chức, cá nhân ùng hộ trực tiếp xin vui lòng liên hệ quỹ " TẤM LÒNG VÀNG " báo Lao Động, 51 Hàng Bồ - Hà Nội hoặc chuyển khoản về Quỹ xã hội từ thiện " TẤM LÒNG VÀNG" , STK 10201.00000.13374 tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Trân trọng biết ơn.


***

Chúng tôi vẫy taxi về văn phòng đại diện báo Lao Động ở số 86 Lê Duẩn. Trên xe tôi ngỏ ý muốn đi thăm mộ ông Nguyễn Bá Thanh nhưng gã tài xế chả biết đùa hay thật, nói rằng phải mua vé mới được vào. Bố láo! Nhưng quả là một gáo nước lạnh dội vào cái nỗi ham hố của tôi.

Kéo nhau đi ăn trưa ở một tiệm cơm ngon nức tiếng Đà thành theo hướng đạo của chị Mượt mặt quỷ. Chị tỏ ra khá thông thạo xứ này. Hỏi ra mới biết, dạo cơ hàn chị phải đi cày chữ nghĩa trong này mất nửa năm. Theo quan điểm của chị thì Đà thành là một nơi buồn bã chứ chả đáng sống như người ta vẫn hay kêu gào, hoặc giả có đáng ra thì chỉ thích hợp với người già. Tôi cũng hay thậm thụt ra vào với thành phố này năm đôi ba bận nên cũng hoàn toàn đồng ý và chia sẻ với chị. Hay ho đến mấy thời hay ho nhưng có cái nắng, có cái gió mà đéo có " cái đó" là vứt đi hết. Thế nên tôi càng thông cảm với tiểu tinh Xuân Anh, đầu lãnh Đà thành, khi ngài phát biểu trong một hội nghị, rằng phải xúc tiến thành lập nghiệp đoàn cave để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Theo tư duy đần độn của tôi thì cái nước Nam ta chả cần công nghiệp hóa hay hiện đại hóa con mẹ gì hết, mà chỉ cẩn trở thành Nhà bếp và Nhà thổ của thế giới thôi thì con đường đi đến XHCN xem ra là gần lắm.



Đầu giờ chiều, xe đón chúng tôi trực chỉ thành phố Quảng Ngãi. Chương trình là gian díu với nơi này một đêm. Căng da bụng chùng da mắt và cũng đã thấm mệt nên mỗi người một ghế ngửa mặt há mồm nức nở ngáy thi đua. Trong cơn mộng mị tôi vẫn còn nghe được đại ký giả Hoàng Hối Hận mê sảng gào thét tên vợ yêu. Nhưng sự ấy lại nhầm khi sau này tôi hỏi dò chị Mượt mặt quỷ thì được biết người ấy là bồ. Tai nạn kiểu đại loại như này thời nhiều anh mắc lắm, cá biệt có những anh chả mê sảng gì cũng kêu lên rất thất thanh lúc giao hoan với vợ hoặc với những ất ơ. Giải thích cho hiện tượng này thì giáo khoa về tâm sinh lý ê chề lắm nhưng riêng các cụ nhà ta phải nói là thiên tài khi đúc rút ra rằng: ma bắt hồn không bằng thần lồn...bắt vía. Tôi chả bị hay được thần nào bắt nhưng hễ ra đường gặp những bóng hồng kiêu sa thời về nhà cũng ú ớ nhiều phen nóng bỏng. Ấy là cái sự mơ màng đực cái kinh niên thôi, tiếc là dội về hơi muộn trong cái khí độ trung niên lìu tìu nên lắm lúc cũng tiếc rẻ và hơi hơi xấu hổ. Hố hố:))

Thôi, mai tiếp nhé.

GỌI LÀ CÓ TÍ...TỬ THI:))

$
0
0


Tôi đã tiễn đi cái xuân thì
Thời tết có còn nghĩa lý chi
Hóa vàng, tắt nến coi như đoạn
Với những môi hường, những khép mi.



Đầu năm đi chữa chứng liệt dương
Dược tiên ngọc cẩu bán bên đường
Mua dăm ba lạng xem thời vận
Sắc với tình yêu lẫn môi hường.

Uống vào thấy rõ sự cương cường
Đúng là cái số được hưởng dương
Phấn khởi đè ngay con vện cái
Phất luôn đôi nháy tỏ can trường.

Ú ớ u ơ vện khẽ rên
Mọi ngày bố nó yếu như sên
Sao nay hùng dũng như ngựa vía
Ơn giời năm mới thật là hên.

***

Đêm đêm nó cứ bắt đền
Xịp chưa kịp tụt đã rên ầm ầm
Dâm...!!!



Đào đã úa rồi, người cũng phai
Tình tang ứ hự tựa hoa lài
Cắm bãi cứt trâu to ú ụ
Tù mù ta đánh quả thái lai.



Xuân còn nhưng tết đã héo hon
Có kẻ trông mong mỏi mỏi mòn
Sắt son đôi tí thâm nhàu nhĩ
Bạc bẽo hai vai nặng những hòn.


...

Mong cho cái sự vuông tròn
Càn khôn méo mó, nhà đòn nghiêng nghiêng:))



Tết về vãi hết cả baba
Rượu cay trà chát nát canh ngà
Đéo mẹ xuân thì toan mất nết
Tỉnh ra lại ngượng với...ngan già:))



Nếp nhà lam chiều nhuộm
Ngõ vắng bóng người thương
Buồn vương ngọn cau già
Sẩu buông ai môi xa???




Cho tôi thở một tí thơ
Đặng mồm bớt thối đêm mơ dáng Kiều.

***

Mai là lễ thánh tình yêu
Em hoang mang cả một chiều bún riêu
Còn tôi nện bước liêu xiêu
Vắt va vắt vẻo con tiều xác xơ
Thế rồi tụt xịp làm thơ
Ống bơ làm nhạc, ơ hờ làm khuông
Dán lên mành chỉ treo chuông
Nghêu ngao tôi hát giọt suông não nề
Đời là một cõi ê chề
Tình là một cõi lòng mề ung thư
Kỷ niệm như thể khí hư
Chia ly lại cứ tưởng như đang gần

***

Giờ em ở cuối sông Ngân
Tôi đầu Ô Thước rửa chân cho người.




Rồi mai hết bận về lồn
Tôi đi xơi món mộc tồn mừng xuân.


SỐC &ĐỘC # 106

$
0
0


Hãy điếc có văn hóa:))



Tao đang thèm món mộc tồn
Đéo mẹ con chó liệu hồn, nghe chưa???



Miễn phí một tí tri ân
Cũng là cái nhẽ đồng lần nợ nhau.



Đại hội vừa mới diễn ra
Bọn tang lễ đã đưa ma...vào hòm.



Dược tiên ngọc cẩu hàng đầu
Uống vào thì đến lồn trâu cũng thèm.



Seo - phi một phát nhá hàng
Lộ ra một cái LỘN LÀNG con con.



Tắm truồng là việc tự nhiên
Chụp ảnh là việc của tiên LỘN CÒ.



Đã mang cái kiếp ngắm gà
Khỏa thân thời phải như là Ngọc Trinh:))



Báo chí cách mạng nước ta
Đầu xuân đã láo như là ...tiên sư
Phọt ra tinh những khí hư
Cung nghinh đưa tiễn lão Trư...ra đồng:))




Hoan hô đồng chí Đinh La
Thăng chức một phát liền bà khổ ngay.



Xét cho mọi thứ rộng ra
Báo chí cách mạng cũng là...thuốc sâu.



Doanh thu của công ty TNHH MTV chùa Bái Đính:))



Nhớn người nên nghịch rất khôn
Thần tài cũng phải hết hồn, tổ sư.



Giống chó mà biết thị dâm
Giống người phải biết đái dầm...là khai.



La Thăng nói với Văn Hùng
Bác Hồ đích thị của chung, anh nhờ???



Chỉ là cái kẹp thôi mà
Bướm khôn phải biết thằng cha con Tiều.

***

Nguồn: Nhặt trên NET.

CHỮA TRĨ

$
0
0


Tôi có anh bạn, đầu to đít to nhưng cái cần to thì...lại nhỏ. Anh là giai phố cổ, chất nghệ đầy mình, kiếm ăn bằng nghề đục đẽo vẽ vời, hàn lâm gọi là kiến trúc sư. Tôi vốn nhà quê, lại ghét phố cổ bởi một lý do lãng nhách là mỗi bận lên trển đánh đu thì tuyền bị lạc đường. Dạo gần đây, nhờ những mối lương duyên mà tôi ghé phố cổ thường hơn đâm ra cái sự tậm tịt cũng đỡ đi tý chút. Nhưng về cái phong hóa và phong vị thì tôi mù tịt nên mỗi bận nhẩn nha là hú anh làm hướng đạo. Anh chỉ dẫn tận tình lắm, từ cách ăn làm sao cho tinh cho đến cách ỉa làm sao cho hoạt bát và bác học. Anh lôi tôi hết nem nướng Tạm Thương lại ra chả cá Hàng Thùng, hôm nào bảnh chọe rủng rẻng xu hào thì lại ngồi chót vót mãi tận Metropole chiêu vang đỏ và nghe những bản tình ca trắng hay ngất ngây ở những phòng trà đặc quánh âm hưởng nhạc Jazz. Mọi nhẽ thần tình lắm.

Đận gần đây anh khoe là mới thiết kế cho ông bạn cái logo sàn nhảy. Tôi có hơi bất ngờ bởi giữa cái việc đục đẽo cần nhiều sức mạnh với cái việc tinh tế nhiều chiều sâu kia chả có mấy biện chứng lẫn liên quan. Và để thuyết phục tôi, anh hứa sẽ dẫn đến vào dịp khai trương để tận mục sở thị cái tác phẩm mà anh cho rằng có một không hai và cực kỳ kinh thiên động địa. Tôi rắp tâm xé lịch đếm ngày và... chờ đợi.

Ấy rồi cũng quên tiệt, chỉ nhớ ra khi đang ngồi ở một bar buồn thiu và bọn tôi trông như hai hạt cơm nguội. Đêm vắng ruồi nên chẳng có thứ gì để nghịch đâm ra cái sự buồn càng thêm vêu vao. Tôi chép miệng than phong vị phố cổ đêm nay nhạt và nói lời chia tay nhưng anh gạt phắt đi, bảo chờ đúng giờ tý canh ba ( 23h - 1h sáng) là nhấc đít đi sàn. Gớm chết chết, hóa ra là như thế. Đừng có tưởng đào mả xây nhà mới phải coi ngày giờ, phép ấy thường và bần nông lắm, chứ tinh hoa phố cổ lên sàn đi chơi xem giờ mới là phép thượng thừa lịch lãm cao siêu. Ngay cả đến bọn đít đen đầu đỏ khi dạo hồ khoe chíp, sịp hay vẹo còn phải bấm độn nữa là. Anh giảng thêm cho tôi, rằng giờ ấy mới là giờ " hoàng đạo" của cái gọi là công nghệ đi sàn hehe. Còn mọi nhẽ sớm hay muộn hơn đều rắm rít cả.

Anh dắt tôi lên đúng cái sàn nhảy mà anh thiết kế logo và cũng đồng thời được lấy làm tên hiệu. Nó nằm ngay phố nhớn, đặt theo tên của một đại tướng quân Lý triều đã từng xốc lính đả bại giặc Nam Tống rồi tiện đường Bắc phạt thêm ít châu quận thị uy. Ngài công danh lẫy lừng, võ thời hiển hách chiến tích, văn thời vần vũ thơ thần. Mọi nhẽ anh hùng cái thế lắm trừ cái nỗi khiếm khuyết bộ...đồ chơi. Sự nghiệp của ngài được bọn con cháu vong bản và đám sử gia mậu dịch luận bàn ghê gớm, thậm chí chúng còn đánh chửi nhau khi tranh cãi, rằng ngài râu hùm hàm én hay ẻo lả thư sinh, mặt nhẵn đít Bụt hay đỏ tía Vũ hầu. Cá nhân tôi cho rằng liền ông xứ ta chả tài cán mẹ gì trừ khi...bị hoạn, mà ngài là minh chứng hiện thân. Hậu sinh của ngài có đức tả quân Lê Văn Duyệt cũng giỏi kinh bang tế thế lắm. Chứ như những hạng bình thường, được mỗi cái nết choảng nhau và liu manh vặt là giỏi thôi.

Ấy đấy, lại lan con mẹ nó man rồi. Xin được quay lại với công nghệ đi sàn. Gớm chết chết, vào giờ " hoàng đạo" có khác, đông kinh hoàng. Anh ỷ thế to người nên chen đến đâu thiên hạ rẽ ra đến đấy. Nhìn anh gạt trái đỡ phải tôi cứ có cảm tưởng như Triệu Tử Long đang ở chốn sa tràng liều mình cứu ấu chúa vậy. Ấy thế mà mãi mới bơi đến được cái bàn mà bạn bè anh đã ngồi tụ bạ sẵn. Tôi tranh thủ kiểm tra lại đôi giày da mới tậu, mẹ kiếp, đang từ mõm nhái biến thành...mõm ngóe. Anh rỉ tai tôi " lần sau có đi, xin ông mang dép lê hoặc xỏ ngón cho con nhờ". Nói rồi anh gác chân chữ ngũ, ngoe ngoe một vật nửa dép nửa giày đen nhem nhẻm, trông thần thánh lắm.

Bọn trộn nhạc tấu những bản đinh tai nhức óc, trống phách cứ như phát tang đại cố vậy, hào sảng và bi tráng kinh hoàng. Tôi ngồi trên bục cao nhìn xuống lòng chảo sân khấu. Ôi chao ôi, người ta nhún nhẩy mà tôi cứ hình dung ra lũ bọ gậy hay gọng vó nơi mặt ao tù, đôi lúc lại nhung nhúc như dòi đang rỉa rói một thây ma hoặc là chó chết. Thật chả ra cái văn minh hay thể thống gì cả. Nản quá nên tôi ngỏ ý ra về nhưng cứ nhổm đít lên thì anh lại ấn xuống và dí vào tay ly rượu Tây sóng sánh. Tôi say lúc nào không hay.

Tỉnh dậy thấy mình đang nằm ở một chốn đệm ấm chăn êm. Còn anh đang hì hục lùa bát phở tái có hai trứng hồng hào. Anh gào lên, ông say đéo gì mà kỹ thế?. Tôi chả buồn trả lời, rúc toe - loét chịn mông bồn cầu làm cái việc ỉa đái kinh niên. Và bàng hoàng nhận ra đang từ trĩ ngoại bỗng chốc chuyển sang...trĩ nội. Thật là:


Ơn giời bóc được cái trinh
Đít tôi trĩ ngoại thần tình... trĩ trong:))

TỬU LUẬN - BẢN FULL KHÔNG CHE.

$
0
0


Nước Nam ta là một quốc gia vô địch về uống rượu. Kinh hoàng đến nỗi tôi cứ nghĩ ngoài việc đánh giặc giữ làng ra thì chỉ có rượu. Tôi cũng là một thành viên ưu tú và tích cực trong công cuộc uống rượu của nước nhà. Nhưng mấy năm nay, trên đà suy thoái của sức khỏe và hầu bao nên sự nghiệp cũng có phần kém đi long trọng. Nhưng có hề gì, sự nghiệp lẫy lừng nào mà chả có khúc quanh co.

Tử vi nhà người ta có cung này cung kia, thăng trầm tùy vận hạn. Tôi mọi cung đều tệ, phát mỗi đường uống ăn nên khẩu lộc theo đó mà rực rỡ. Xưa ai hú cũng đi, bỏ cả việc để lên đường. Uống từ rượu cỏ cho đến Camus X.O hảo hạng mà tịnh chả băn khoăn về đẳng cấp hay độ thơm ngon. Cứ có tí cay tạo say và sau đó là la đà sa ngã. Cũng tầm lìu tìu thôi, tỉ như đá tí mát - xa, tẹo kara không có okê. Cùng lắm cũng chỉ ấp ôm chút bèo dạt mây trôi. đôi khi là máu me và cũng có thể là be bét.

Bây giờ đỡ nhiều rồi. Hú vẫn nghe nhưng bao giờ cũng chốt lại là với ai. Đại khái là rượu có tí lựa chọn. Là chọn người đối ẩm hoặc quần ẩm ( lưu ý: quần ẩm không có nghĩa là quần… chưa khô). Nói thế để thấy rượu bây giờ chỉ là thứ xúc tác đưa cay cho đầu mày rạng rỡ nói những chuyện hàn lâm và cũng có thể là giời ơi. Nó không còn là thứ cốt yếu để đến với nhau nữa, mà sự nồng nàn của bạn hữu tình đời mới là cái lý mơi mơi.

Uống rượu cũng như lấy vợ và làm tình. Đầu tiên phải thích rồi làm bạn với nó. Rồi nhớ, rồi yêu và kết hôn sống chung thân cùng nó. Rồi cũng phải khởi động vuốt ve mơn trớn. Rồi cũng phải dồn dập nồng nàn. Và cuối cùng là cực khoái xuất ra. Tất nhiên với rượu thì ở đằng mồm, ấy là cái sự…nôn, chứ ở đằng đâu đó thì hỏng lắm. Có người càng già rượu càng hay. Có người rực rỡ quãng trung niên ngắn hạn. Còn những loại ngựa non hay trống choai mười tám đôi mươi thì chán hẳn. Bởi chúng không uống rượu, mà rượu uống chúng.

Bây giờ mở mắt ra là rượu. Sang thì bát phở đôi trứng đề dăm ly lấy khí. Hèn thì cũng mét lòng hay rổ cóc ổi xoài me. Họ uống theo triết lý rượu sáng - trà trưa - tối… kính thưa. Kinh hãi nhất có lẽ là đội ngũ viên chức nước nhà, vô tội vạ đến mức quốc gia phải sức thông tri ban bố cấm kị. Mà nào có ăn thua. Hay như bần nông quê tôi, uống rượu để tiễn biệt những ngày dài vô nghĩa. Họ gom thành hội để uống. Chả dụ như hội trung niên xa vợ ( vì có vợ đi osin Đài Loan hay Mã lai ), hội gà tập gáy ( mới nhớn ) hay hội cận địa viễn thiên ( sắp chết ). Chán đi thì giao lưu, thi thố đo rượu ầm ĩ cả một miền nhếch nhác quê hương.

Bạn tôi tinh những hạng thần tửu. Nghĩa là uống rượu thành thần, tuy cũng có vài anh đôi khi… thành cẩu. Nghĩa là uống rượu như chó ấy, sủa nhiều và cuối cùng là cắn càn. Cứ sau một cơn say là ân hận, xót xa rồi mai lại lặp lại. Tôi có đi hỏi vài nhà tửu học về hiện tượng trên thì được giải thích là các nếp nhăn trong não không tương thích với thể tích và số lượng lọ chai. Ái chà chà, hóa ra uống rượu có liên quan nhiều đến não cơ đấy. Giời ạ.

Là một dân tộc lấy rượu làm niềm vui và lẽ sống nhưng giáo khoa thư về rượu lại không nhiều, chủ yếu là qua đường truyền miệng và rỉ tai. Khác hẳn với Tây dương, riệu có dòng có giống và lịch sử hẳn hoi. Rượu nước Nam ta để nhận ra bản sắc là bất khả bởi chả theo giống theo dòng nào mà thiên về cái sự thủ công man mọi hay bắt chước đặt theo mấy cái tên Tây phương đọc gãy cả răng hàm. Vài anh tỏ vẻ tinh hoa cứ bảo rượu cuốc lủi hay lá chuối là bổ béo. Chả phải đâu, bởi với phương thức nấu và pha phách đó thì độc tố an - đê - hít vẫn còn đến 80%.. Uống nhiều theo kiểu trường kỳ kháng chiến thì nhất định thành công ở…ngoài đồng. Uống vừa để say thì rất mệt và nặng đầu, chưa kể người ngợm hay mồm mép thối rưng rức như bể phốt. Có hạ thổ đi vài tháng hay ít năm thì còn tí hồn vía để ru đời. Khác với cái tang rượu Tây chính cống, đã say là sâu lắng dịu dàng, người cứ như đu trên tiên cảnh và đặc biệt mồm mép lại thơm tho. Tôi hay uống thức này nên thửa riêng cái bình thép mỏng kiểu cách của các tay chơi cao bồi để chắt rượu vào diệu mà đi mèo mỡ. Cứ lâm trận là dốc nửa bình lấy sức và tiện thể xúc miệng luôn. Nhưng từ đận gặp một giai nhân mồm hôi tôi cũng ít dùng bởi vệ sinh trong ái tình nó không nằm nghiêng sang một phía.

Nhà tôi rượu có nòi. Nghe bố tôi kể thì khởi từ đời ông cố nội. Nhưng khác với người ta là uống rượu thời phương phi béo tốt và sống dai thì đằng này toàn “ chia tay hoàng hôn” lúc vửa qua đốt 6 chục với cái bộ dạng xác ve trọng bệnh. Đến đời bọn tôi nhẽ thoát ly đi cả và ăn cơm thiên hạ nhiều nên cái sự rượu chè cũng bơn bớt đi tí chút. Có mỗi tôi nặng đô nhất nhưng lại được cái béo tốt hồng hào tuy đôi lúc ấm ách lá gan hay phàn nàn tý Gút. Tôi cứ hay lo toan cái sự rượu ngày một vợi đi, điều đó đồng nghĩa với việc giảm dần sức kéo. Vợ tôi thì mừng lắm, bởi với thị uống ít đi là sức khỏe kiện toàn và quan trọng là hầu bao đảm bảo. Nhưng thị đâu biết, uống diệu nó như làm tình. Không còn yêu, mê, say nữa là chỉ dấu cho sự phấn đấu lên… bàn thờ. Lúc đấy lại chả nức nở ra tưới rượu lên mộ phần mà kêu gào những niềm xưa cũ hanh hao.

Nhưng từ cái hôm uống mừng tân niên vừa rồi thì tôi nghĩ lại. Giữa bao nhiêu bạn hiền và xuân thì phơi phới nên tôi uống dốc lòng lắm. Say nhưng vẫn đi xe máy về nhà, có điều là cứ đi, đi mãi mà chẳng thấy nhà đâu. Đạp chân chống lảo đảo tụt khỏi xe giữa bốn bề ruộng đồng mênh mông bát ngát hỏi một cô nàng đang đi cấy mạ non xem đường hướng thì được giả nhời là đang ở…Vĩnh Phúc. Giời ạ, lạc tý nữa thì có phải là đến…Vĩnh Hằng rồi không.

Trong khi hôm đó, tôi uống rượu…ở nhà. Khà khà.


NGƯỜI TÌNH - BẢN FULL PHÈ PHÈ, KHÔNG CHE.

$
0
0

Là người tình của tôi, chứ không phải cái L'Amant của chị văn sĩ gì Pháp quốc nhưng tôi thích giật tít thế cho nó tăng tính văn học và sự thể chéo ngoe. Chuyện cũng lâu rồi, gần 20 năm chứ không ít.

Hồi đó tôi là trò nghèo của cái trường dạy con người ta việc cãi vã. Còn nàng, một tiểu thư danh giá trong gia đình có một đứa em gái xinh ngoan với bà mẹ béo ú chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng và ông bố dượng già mát tính. Quê nàng ở một vùng trung du trù phú, nơi có rừng cọ đồi chè và những điệu xoan lơi lả. Nàng cũng là trò nhưng không nghèo như tôi ở cái trường gì nhì nhằng hệ hai năm tít mạn Phúc Yên, xa Hà thành nơi tôi trọ học hơn 50 cây số. Chúng tôi quen nhau ú ớ lắm. Là qua cái việc tôi chỉ cho nàng cách vẽ bản đồ nước Nam trong bài địa lý khi ngồi trong một lớp học ôn. Nàng thì chính danh, tôi phận nghèo nên học chui dăm buổi. Đó là mùa hè năm 1994, Hà thành đỏ quạch sắc màu sĩ tử.

Nàng trượt đại học, tất nhiên. Gái xinh mà lại đòi thông minh thời hơi rách việc. Tôi nghèo thôi nhưng thông thái lại thượng thừa nên thích cái xinh của nàng ra mặt. Nhưng cũng chỉ dám trao gửi vài dòng địa chỉ cùng với hẹn bồi sẽ tìm nhau sau kỳ thi, bất luận đỗ - trượt thế nào. Và nàng là người đi tìm tôi trước, chẳng hiểu qua kênh thông tin nào hay chỉ là sự nhạy cảm của tâm hồn. Hôm đó tôi đang mài mông với bài chính trị khô khan thì nàng thập thò cửa lớp. Tôi mừng lắm nhưng nàng thì khóc suốt. Kết quả là đi tong mất 30 nghìn đồng bạc cho hai suất cơm trưa và cả một chiều dài bờ hồ nước mía. Đổi lại tôi được cầm tay và thi thoảng được nàng bẹo má.

Chúng tôi hẹn hò một tháng thăm nhau một lần theo cái lối " bữa thì em đến, bữa anh sang". Nhưng nàng là chuyên gia phá đám khi tuần nào cũng đáp tàu xuống trước. Tôi thích lắm nhưng cũng bạc hết cả mặt lo cho nàng cái ăn và những chiều công viên bánh trái. Đó hầu như là một hạnh phúc đắng cay bởi tôi chả điều kiện gì. Mồng tơi so với tôi còn tướt xác.

Tôi mỗi bận lên thăm nàng là một cực hình gian truân khổ ải. Tôi phải vay tiền bạn lo tàu xe và chi phí cho một hai ngày lưu trú. Lắm lúc tôi còn phải đi cắm thẻ sinh viên, áo NATO, thậm chí cả hòm tôn đựng sách. Nhưng có hề gì, tình yêu có giá hơn bất kỳ mọi thứ vật chất tầm thường.

Nói thế thôi chứ dường như nàng hiểu hoàn cảnh của tôi nên mỗi lần lên chơi đều được bao cơm nước. Ý tứ hơn nàng còn mua cho cả thuốc lá thơm, nguyên bao chứ không du kích lèo tèo năm bảy điếu. Ngủ thì nàng gửi sang khu KTX nam, nơi bạn nàng cố thủ. Mỗi khi xuôi tàu về nàng lại dẫn ra ga, tay chìa tấm vé bé xinh tí hỉn. Tôi động lòng lắm.

Chúng tôi chửa bao giờ nói lời yêu. Chỉ là những cái nắm tay và nụ hôn phớt vội kẻo nhỡ tàu. Nỗi nhớ được dồn vào trang thư đều đặn mỗi tuần. Nàng viết thư chán lắm, chả gì hay. Phần tái bút bao giờ cũng có ba dấu (x) làm tôi phát vãi khi phải đi hỏi các cao thủ tình trường về ý nghĩa mông lung. Chúng bảo thế là hôn ba phát. Tôi bắt chước nhưng tăng liều lượng lên gấp đôi khi gởi trả cho nàng. Tất nhiên thư tôi viết thì hay cực kỳ rồi, đại để là" hôm nay ngồi giảng đường mà nhớ nhung khôn xiết, muốn hóa thành chim bay đến thăm em", nhưng thực tình là tôi đang ngồi nhà gãi ghẻ hoặc ngáp chảy dãi chờ cơm.

Mùa xuân năm 1995 nàng rủ tôi về thăm quê. Nhân tiện ăn luôn cái giỗ ông bành tổ nước Nam. Tôi lo lắng lắm, tất nhiên là chuyện tiền. Không khéo toi cơm cả tháng chứ chả đùa. Nhưng như tôi đã triết lý, tình yêu nó có giá lắm, hơn mọi cái vật chất tầm thường. Tôi biện thư cho mẹ với những lời lẽ vửa hùng hồn, vửa dọa dẫm về một cái thực tại cũng như tương lai học hành khổ ải, cốt là để moi tiền đi thôi. Mẹ tôi hoảng hồn đánh giá cao hoài bão nhớn nhao và đề cao sự dọa nạt bố tướng. Đời bà chưa ai lừa được, trừ tôi. Tất nhiên là mỗi một lần đấy thôi vì những lần sau bà đều quẳng thư vào sọt rác và gửi cho tôi lời nhắn " mày về mà giết tao đi". Hi hi...

Nhà nàng đúng như tôi hình dung, điều kiện lắm. Có bộ dàn nghe nhạc mấy thớt ngất nghểu trên bích - phê ba buồng, mới cả cái tivi màu màn hình lồi to vật vã. Nhưng oách nhất là con xe Dream màu mận chín mới kính coong, một giấc mơ thời thượng lúc bấy. Mẹ nàng béo tốt lối con buôn nhưng ân cần mọi nhẽ. Cha dượng nàng trông bác học với mái đầu bạc như Bạch Mao Tiên Cô. Và em nàng, đang học 12 xinh như Kiều phải gió.

Nhưng cái tôi choáng nhất là lần đầu được cưỡi cái “giấc mơ” kia. Là ý tôi nói con xe Dream láng cóong. Mỗi tội là phải ngồi sau đít nàng bởi thú thật tôi chưa hề biết đi xe máy. Nghèo nó có nhiều cái éo le. Nhưng tôi cũng chả mấy xấu hổ bởi mông nàng xinh và đa tình lắm, chưa kể vòng eo thon tay tôi đặt hờ và mái tóc xanh non quất mặt tôi rát rạt. Nàng chở tôi lên đồi ăn giỗ ông bành tổ bởi những thứ bánh trái nàng mua. Lần đầu tiên trong đời tôi được xơi cái bánh mỳ thơm tho xắt vuông từng miếng bết ba - tê mỏng và miếng thịt nguội đỏ hồng hào. Ôi chao...

Những ngày sau mới là thiên đường. Cứ sáng sáng tôi có bát phở tái hoặc đĩa bánh cuốn giò tai ngào ngạt. Xong là tôi nghe đài và chơi cờ tướng với dượng nàng. Cô em gái đi học sớm. Và nàng cũng bận bịu chút việc đong đưa cửa hàng với mẹ, gần trưa mới về cơm nước cho cả nhà. Nhưng bữa tối mới là vui nhất, tôi được uống bia lon, thứ đồ hộp sặc mùi giãy chết mà cách đấy chưa xa tôi còn phải đi xin về mài cho bung nắp thửa làm đồ uống nước. Mẹ nàng khen tôi giỏi giang chí khí. Dượng nàng khen tôi cờ giỏi nói hay. Em nàng bẽn lẽn liếc trộm tôi tình ý rồi bảo tối dạy em học bài. Nàng phập phồng cánh mũi, tự hào. Tôi thì khoái tỉ lắm, bụng luôn ao ước, giá như...

Tối tôi dạy em nàng học bài. Cái vô phúc là em ý cũng bắt tôi chỉ cách vẽ bản đồ nước Nam môn địa lý. Em chưa mấy thạo nên tôi phải cầm tay đưa những đường lồi lõm hay chấm vài cái khoanh tròn nơi biên đảo xa xôi. Tôi đứng đàng sau em, ngực áp đầu mà tận tình chỉ dạy. Tay em hơi run và ngực phập phồng trong làn áo mỏng. Căn buồng lắm lúc cũng hư vô. Và y rằng tối đó tôi " vẽ bản đồ", cả địa cầu loang lỗ hiện hồn trong cái quần chun nát bấy. Sướng lắm, cơ mà xấu hổ!

Rồi thế quái nào tôi lăn ra ốm. Cứ chiều đến là sốt run cầm cập như kiểu người ta sốt rét. Căn buồng nhỏ tôi nằm ngồn ngộn những chăn nhưng vẫn làm răng va vào nhau cành cạch. Mẹ nàng lo lắng gọi cả bác sĩ đến tận nhà. Dượng nàng buồn bã vì không ai đánh cờ với cả nghe đài. Nàng và em nàng cả ngày cứ quanh quẩn bên tôi. Mỗi bận tôi run lên là nàng lao vào ôm mãnh liệt. Nàng muốn truyền hơi ấm cho tôi. Em nàng cũng mạnh bạo đắp khăn ấm và xoa dầu thái dương, bóp trong niềm hân hoan nhức nhối.

Tôi cắt cơn sau ba ngày vật vã. Ngày trở về đèn sách cũng quá đi một hai hôm. Nhưng thấy tôi hẵng iếu nên mẹ nàng bảo nghỉ ngơi thêm dăm bữa. Thôi thì có hề chi, tôi cũng chán cái sự học lắm rồi, đói khổ và nhọc nhằn bỏ mẹ.

Chả hiểu do sức giai hay sự ăn uống báo thù mà tôi chén tợn lắm. Ngày ba bữa, tối lại còn lót dạ khúc sắn đêm. Miền quê nàng đồ ăn ngon, mọi nhẽ. Nhưng quan trọng hơn là sự ấm áp tình người. Phải nói nhà có điều kiện sống sướng thật và cái tình cũng quý báu hơn. Tôi chửa thấy cảnh nhà nghèo nào như thế cả. Nghèo là khổ và cái tình đôi khỉ chỉ là miếng ăn thôi.

Mai là tôi và nàng xuôi tàu đêm chuyến cuối. Mẹ nàng đóng cửa hàng sớm hơn thường nhật. Dượng nàng cũng bỏ ngang buổi họp tổ hưu. Em nàng cũng thôi đi học nhóm. Còn nàng xách làn đi chợ đơn thân lo cho bữa biệt li. Tôi chả làm gì, cứ thọc tay túi quần hết ngoài hiên lại dạo phố, mặt ngơ ngơ như nhà thơ xổng mất ý tứ trời cho.

Bữa chiều có thêm dăm người lạ. Mẹ nàng bảo là chỗ bá bác chú dì. Hình như bà có ý giới thiệu tôi là bạn giai nàng và những mong sự gắn kết bền lâu. Tôi ngượng ngùng lắm khi họ coi tôi trọng thể, nói những lời chân tình, chí thiết và bề trên. Nàng như con sáo nhỏ, líu lo những điều vô nghĩa hay ho. Em nàng lại trộm nhìn tôi như thường lệ. Lòng tôi rộ lên bao niềm trắc trở dù dạ dày lèn chặt những thức ăn.

Tàn canh, mẹ nàng đi gói ghém bao nhiêu là quà bánh. Các bề trên ngồi xa lông xỉa răng choách choách hóng tivi. Nàng ngoan hiền bê đồ đi dọn rửa. Em nàng kéo tôi vào buồng, lôi ra tập vở mỏng. Chết chết, lại bắt tôi dạy vẽ bản đồ chăng? Tôi đây vẽ địa cầu chỉ trong một phút giây thôi đấy. Nhưng không, em ý bắt tôi đọc địa chỉ rồi nắn nót ghi vào. Chưa hết, lại còn mạnh dạn lật tay tôi, dúi vào miếng giấy học trò ong bướm, dặn cấm được giở cho chị em xem. Tôi xao xuyến lắm.

Giã biệt, mẹ nàng ý tứ nhét áo ngực tôi ba trăm bạc. Các bạn nhớ cho, nó tương đương một tháng tôi học hành cơm gạo, thêm hơn trăm nữa thì được chỉ vàng 24k. Tôi giãy lên không nhận nhưng bụng lại hồi hộp sợ bàn tay bóng bẩy kia thu về. Nhưng may quá và đó cũng là cái hạnh phúc của tôi. Có món này tôi giải quyết được bao nhiêu là sự vụ. Thì cũng toàn là những thứ nợ nần chồng chất của hẹn hò lứa đôi thôi. Mắt bà rớm lệ bảo tôi, là bà coi như con, rảnh rang cứ bắt tàu mà lên hạnh ngộ. Tôi cũng rơi vài giòng lã chã, ít thôi nhưng được cái thật thà.

Chúng tôi xuôi trong miền miên man khó tả. Nàng tựa vai tôi thổn thức cả đêm dài. Đến ga Phúc Yên nàng còn không định xuống mà đòi theo tôi xuôi thẳng hướng Hà thành. Tôi dỗ mãi nàng mới nghe ra, là ta tháng nào chả gặp. Phần tôi sau những ngày vui vẻ và no say cũng sợ không qua mấy cái học trình thì cũng…toi cơm.

Chỉ còn lại mình tôi. Găm chặt món lộ phí tính chợp mắt một tí nhưng lại nhớ ra mảnh giấy nhỏ của em nàng. Tôi bồi hồi lần giở, chỉ mỗi câu " em rất nhớ anh, chàng bạch mã đời em mê mải". Nét chữ học trò nghiêng nghiêng, đôi chỗ có nét đứt và bị nhòa. Có mấy chữ đấy thôi mà tôi biết em nàng là đài trang lắm lắm. Nàng cũng đài trang nhưng chữ nghĩa thư từ giống như cách người ta làm biên bản nên nếu được xếp hạng tôi chỉ coi nàng dạng đờ - mi trang đài thôi. Tiếng Tây đâu như là đờ - mi rô - man - tích, nghĩa là đài trang một nửa. Giống như cái đờ - mi trinh tiết của cô Tuyết trong thiên Số đỏ của ông thợ văn ho hen đoản mệnh.

Một tuần sau tôi nhận luôn một lúc hai thư, một của nàng và một của em nàng. Gớm chết chết, cảm cái tình và cái đài trang nên tôi giở thư em nàng đọc trước. Đọc xong tôi chán hẳn thư nàng. Giời ơi, nhẽ đâu tình tôi lại là định mệnh?

Trong cơn hưng phấn của tháng ngày nhiều kỷ niệm và chút xao lòng của nhẽ tinh khôi, tôi biên giả luôn hai lá. Khỏi phải nói thì các bạn chắc cũng ngẫm được nội dung. Một cái xuyến xao đẫm lệ, một cái kiểu văn tế gãi ghẻ thường kỳ. Tôi gửi đi và mông lung chờ đợi.

Tuần sau tôi lại nhận được một lúc hai thư. Lạ cái là cả hai chỉ nhõn một dòng "đồ khốn nạn". Tôi chịu không hiểu nổi sao lại ra cơ sự như thế. Mãi gần đây, khi lớn lao và yên bề mọi nhẽ, trong một dịp gặp gỡ tình cờ, nàng nói rằng tôi đã gửi nhầm thư. Là cái sự râu cô chị cắm nhầm cằm cô em thôi.

Ngang trái đó nàng giấu gần hai mươi năm và được nói ra trong một sự tình cờ khó đỡ.

Ối người tình! L'Amant của đời tôi.

LÝ SƠN KÝ SỰ - CHƯƠNG # 3

$
0
0


Trước khi đọc thiên LÝ SƠN KÝ SỰ, các tình yêu vui lòng soạn tin nhắn theo cú pháp: HS gửi 1407. Mỗi một tin nhắn là 20.000 VND. Đây là cách chúng ta góp một viên đá xây dựng tượng đài NGHĨA SĨ HOÀNG SA do Tổng liên đoàn Lao động Việt nam phát động.

Tổ chức, cá nhân ùng hộ trực tiếp xin vui lòng liên hệ quỹ " TẤM LÒNG VÀNG " báo Lao Động, 51 Hàng Bồ - Hà Nội hoặc chuyển khoản về Quỹ xã hội từ thiện " TẤM LÒNG VÀNG" , STK 10201.00000.13374 tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Trân trọng biết ơn.



***

Chúng tôi được bố trí ở một khách sạn to nhất nhì thành phố. Tôi chung buồng với Nguyên lão bạch thủ bởi bọn già thường lắm chuyện trong khi độ hóng của tôi lại khá cao. Nhưng khi ngài ngang nhiên tụt xịp trước mặt tôi để đi tắm thì trạng thái hóng chuyện ngay lập tức chuyển sang...hóng lờ. Là lờ tịt đi thôi, chứ chả phải là cái "ấy" của đàn bà. Bọn già thường hay có thói phô dâm tẩm lắm, đó hầu như là một trái ngang mang hình hài của vệt nắng cuối chiều.

Chương trình là sẽ ăn tối cùng nhau ở nơi sang trọng nhưng ngài lại thích ngồi mé sông Trà mà la đà thơ phú. Ngài gọi cho ai đó, nhẽ là người của văn chương. Tôi đu theo ngài như bổn phận.

Sông Trà mùa khô nên giống như con suối nhỏ. Cả một vệt bờ sông vắt ngang thành phố chi chít những quán nhậu bình dân. Chúng tôi hạ mông mà không hề lựa chọn. Bạn ngài có những hai, một ông giáo dạy văn ở trường chuyên Lê Khiết và một ông bác sĩ chuyên nghành " mắt dọc" của bệnh viện đa khoa. Họ là bạn bè chí cốt của nhau, ngoài cái nhẽ thích văn chương thi phú thì cũng là những tay chuyên ham hố những...bẹn bà. 

Rượu vào lời ra, tôi được Nguyên lão bạch thủ long trọng giới thiệu là tay chơi blog có xú danh Phọt Phẹt. Chửa dứt lời thì ông giáo viên dạy văn đã rú lên, vửa kinh ngạc, vửa thảm thiết, rằng đích thị là Phọt Phẹt đây sao, tôi đọc của anh từ hồi nảo hồi nào. Ôi chao ôi, thật là tự hào quá thể. Nhẽ nào một ông giáo dạy văn xứ Quảng lại đi mê những ngôn lời bù bựa của một thằng Bắc kỳ mất nết như tôi?



Nguyên lão bạch thủ có vẻ la đà. Và theo lệ, ngài bắt đầu đọc thơ, tinh những bài không có trong giáo khoa thư nhưng lại nhiều trên bàn nhậu của dân văn nghệ. Nhiều bài cười phun thực phẩm nhưng nhiều bài cũng chao chát thót hậu môn. Riêng thơ chế nhại về đồng hương của ngài thì vừa phun vừa thót, nghe xong nhọc xác đến kinh hoàng. Thật chẳng có gì xứng đáng hơn cái nhẽ " nghèo vì bạn - khốn nạn vì đồng hương" mà ai đó đã vô tâm kết luận. Mẹ tiên sư cái bọn Nghệ nhân nhá, khà khà...Ối bác Hù ui, bác Hù ui...

Rượu được nửa canh thì đồng hành cũng lục tục ra hội tụ. Phu nhân Đào ký giả nghe thơ mà mắt chữ A mồm chữ O trong khi "lò so" phu quân thành chữ Z. Chị Mượt mặt quỷ được tiếng là đoan trang cũng phải ré lên như xé vải. Riêng Hoàng Hối Hận lại tỏ ra rất bác học trong việc thẩm thơ bằng cái hành vi cạy gỉ mũi bỏ mồm nhai như Tây ăn chả quế. Cả một bờ sông Trà thấm đẫm thơ và những mơ hồ nồng nặc a-mô-ni-ắc của dân nhậu đêm đái bậy lộ thiên. Huy hoàng và liêu trai lắm.

Ấy rồi đương vui thì ông giáo dạy văn tuyên bố thối lui. Thật chả ra cái ất giáp mô tê chi cả, nhưng vì ông là chủ nhân của bữa rượu nên chúng tôi cũng chẳng dám phàn nàn mà ngoan ngoãn đi theo đến một nơi khác. Đó là một quán trà được thiết kế theo lối cung đình rất yên tĩnh, bán tinh những trà Tầu và cũng có thể là Đài Loan. Ông giáo bảo vào đây thơ sẽ thanh cao, chứ chốn tào lao kia thời hỏng lắm. Nhưng tôi biết là ông ngại, bởi cái thứ thơ chết tiệt kia có thể bóp chết sự nghiệp gõ đầu trẻ của ông hoặc cũng có thể ông giữ cho lũ kia thêm tí thể diện và phẩm hạnh của cái gọi là nhà văn nhà báo. Chứ phọt phẹt như tôi thì quan ngại đéo gì. Ông quả không hổ danh với cái câu " Quảng Nam hay cãi - Quảng Ngãi hay lo". 

Lại thơ, nhưng là thơ của ông giáo, hay đáo để. Ông cướp diễn đàn đọc hẳn 10 bài làm cho Nguyên lão bạch thủ mặt dài như bơm. Của đáng tội, vẫn là cái tạng thơ thể chết tiệt kia nhưng là gan ruột của ông. Giọng Quảng trầm hùng và cương nghị càng làm cho cái vẻ chết tiệt thêm...bất diệt.



Tôi vửa nốc diệu vửa nghe thơ và lờ đờ vỗ tay theo xu hướng. Tôi chả mấy ham thơ, mà chỉ ham cứ cơm no là có "bò"để cưỡi thôi. Và cái tôi ghét nhất trên đời này cũng chính là bọn nhà thơ. Tinh những hạng ẻo lả nhưng lại nết na theo lối buông tuồng, trần truồng nhưng cứ nghĩ là đang xiêm y váy xống. Thật chả ra cái thể thống chó gì.

Hoặc cũng có thể là tôi đang ghen tị với chúng bởi bọn này cướp khỏi tay người rất nhiều mỹ nữ lẫn giai nhân. Đấy, đâu như đám bạn tôi mửa được dăm ba câu ngớ ngẩn đăng Phây-búc mà gái theo hàng đàn. Hoặc như các cụ thơ tổ hiu, xế chiều mà cũng đèo bòng được lắm hoàng hôn đỏm dáng. Chứ như bọn tay chuyên, tôi nghĩ chúng chén gái như người ta ăn vã một món quà vặt quen mồm thôi. Tôi thì chả có duyên dáng mẹ gì nên " quay tay" miệt mài để quên đi những ngày dài buồn bã. Đúng là cái số CHẦU LÔN.

Tàn thơ cũng là lúc hoa mười giờ sắp nở. Đêm dài tổ lắm mộng nên tôi rủ Nguyên lão bạch thủ đi ăn đêm. Tưởng già mà từ chối, ai ngờ ngài có họ với nhà Cò và cầm tinh con Vạc. Gọi một nồi thịt hầm theo lối Tàu phù ăn kèm bánh mì, chúng tôi ngồi nốc nốt chai diệu thừa chờ trời sáng.

Dìu nhau về khách sạn khi đèn đường ngọn xanh ngọn đỏ, ngọn có ngọn không. Ngài chẳng kịp tụt xịp mà lao nhà về sinh nôn mửa như gái chửa. Nhẽ ngài bị phải gió? Già rồi nên nhiều sự cũng rất ôi. Là tôi bố láo thế chứ thực tình mình cũng chả ra gì. Hết lượt ngài thì đến lượt tôi. Nhưng không phải say diệu hay trúng gió. Tôi nôn ra dãi nhớt lòng thòng những sắc màu đỏ lam chàm tím mà theo y thư hiện đại thì đó là triệu chứng ngộ độc thơ. Giời ạ.

5 giờ sáng, xe đón trực chỉ cảng Sa Kỳ. Đào ký giả cùng phu nhân vẫn trong trạng thái vợ chồng mặn nồng nên ôm nhau ngủ như chết. Hoàng Hối Hận vẫn ú ớ cơn mơ réo tên người tình. Mượt mặt quỷ dùng màn hình Iphone 6 làm gương, chị tỉ mẩn làm đẹp bằng cách lấy bông ngoáy tai chấm vào từng nốt rỗ, chốc chốc lại chu mỏ méo mặt nặm một vài con trứng cá mọc không đúng quy hoạch lẫn quy trình. Tôi bị ngộ độc thơ nên cứ lải nhải mãi cái bài:

Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Sáng ra nó lại dí thơ vào lồn
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hoàng hôn nó lại dí lồn...vào thơ.






ĐI YÊN VỀ TỬ - BẢN PHUN PHÈ PHÈ, KHÔNG CHE.

$
0
0


Thằng Bôm Bốp bạn thân rủ đi chùa. Thú thật, lễ lạt chùa chiền xứ ta là tôi sợ lắm. Vẫn biết, bản thân những thứ đó chả tội tình, cái khốn nạn là sự bần cùng khốn kiếp của lũ ngợm. Bây giờ, chả kinh doanh gì lãi bằng lễ lạt và tâm linh, chửa kể các ” âm binh” chuyên nghề mê tín.

Tôi chối phắt. Nó nài mãi. Tình bạn là sự cao quý nhưng dứt khoát không bao giờ chiều những thứ mà mình không thích. Để bền vững, nó phải tôn trọng tôi. Sự khác biệt được tôn trọng là cơ sở tốt cho những tình bạn tử tế. Mà chả riêng tình bạn, cả tình iêu và tình đời.

Nó bảo có tí gái, ông chơi cùng, tôi lễ chùa. Ôi giời, nó đánh vào điểm iếu chết người của tôi. Gật ngay và gặng hỏi, xinh không và đi chùa nào?. Nó bảo, đầu năm gặp gái xấu là rất xúi, còn chùa thì Yên Tử. Thì đi!

Bôm Bốp đón tôi tại gia, rất sớm. Lên xe chả thấy mống gái nào. Mày lừa tao? Nó gật, lễ đầu năm mong kiếm miếng ăn, kiêng gái. Giời ạ, định quay vào nhưng nhìn cái bản mặt nó ngẫn như ngỗng ị nên đâm ra ái ngại. Lại leo lên xe. Bôm Bốp kể, năm ngoái cũng đi Yên Tử, mò tít chùa Đồng, chạm được tí tinh khí linh thiêng nên thánh cho lộc, kiếm được mớ to. Và năm nay đi giả lễ và tranh thủ xin thêm. Tham. Thánh đếch đâu mà lắm lộc thế?.

Tạt quán phở Cồ đường nhớn, đông vỡ mật. Toan đi nhưng Bôm Bốp bảo, hanh thông không cốt ở sự nhanh, mà là ở sự đợi chờ và mong đến lượt. Đành chờ mười lăm phút và... đến lượt. Ôi chao ôi, đứa đứng cửa vệ sinh xì xụp, thằng xổm vỉa hè hít hà. Hết đôi trăm. Năm mới mà, cái gì chả đắt đỏ, kể cả thánh phật linh thiêng.

Chạy một mạch, 9h đã ở Yên Tử. Cảm nhận ban đầu là khá đông và quy củ. Bôm Bốp bảo leo bộ. Tôi dựng hết cả lông gáy, sao không đi cáp treo?. Nó bảo, đến với chính quả cần sự thử thách lẫn gian nan. Giời ạ, ngu vửa thôi cha, không nói lại cứ được đà. Chính quả nằm ở sự thành tâm và sám hối. Trèo gần ngàn mấy mét núi non để với được chính quả thì tôi xin kiếu. Thánh phật nhẽ đâu lại đang tâm hành hạ chúng sinh?. Quyết định cuối cùng là đi cáp. Mất 250k cho mỗi thằng, khứ hồi.

Rồng rắn mãi thì đến chùa giữa ( Hoa Viên hay Hoa Hiên?). Chúng sinh bâu đen đỏ, khấn vái như bổ củi, xong mang đồ lễ tổ chức đánh chén tại trận. Khiếp, lộc thánh có khác, ăn lấy được, phồng mang trợn mắt kiểu hổ mang nuốt gà già. Tôi để í một giai, đóng nguyên cây vét đen chắp tay thành tâm khấn vọng. Một gái đội mâm lễ to, xôi oản tiền vàng ứ hự chen ngang. Giai đang lầm rầm, quay ngoắt, trợn mắt chửi, mẹ con chó. Tôi bụm miệng để tránh phát ra tiếng cười khả ố. Phát vãi với cúng mới chả bái.

Bôm Bốp chen thiên hạ rẽ đất, khấn từ ngoài vào trong, tiền công đức, giọt dầu đủ cả. Gớm chết chết, thành tâm quá. Tôi thì lăm lăm máy ảnh, lảo đảo như cô đồng soi bóng giai nhân. Nhưng thất bại, chả chụp choạch được gì. Gái lễ chùa xấu tệ. Gái xấu nhẽ nghèo cả tiền bạc lẫn tiền duyên?. Lên chùa chắc để cầu duyên và tiền?. Gái đẹp họ cầu cái khác.

Lại đu cáp lên chùa Đồng. Đói. Chúng tôi nghé trạm nghỉ. Chén đã. Uống hết 5 lon bia Hà nội, chục trứng gà luộc, 6 xúc xích mini nướng, đôi bát mì tôm. Nhổm đít, hai anh cho xin năm trăm ba. Người ta tính 5 bia 250k, 10 trứng 100k, 6 xúc xích mini 60k, 2 mì tôm 120k. Dạ dày khí no nhưng “lò so” xót xa lắm. Bảo con chủ, chém bọn anh vửa thôi. Nó khổ sở, tiền đóng sở hụi, tiền thuê cửu vạn khuân vác đồ lên, tiền công xá phục vụ...,chúng em chả được bao. Chúng anh đi xin lộc thánh, chúng em xin tí rơi vãi dọc đường. Đời như cỗ xa luân ( luân xa?), lòng va lòng vòng.

Đường lên chùa Đồng là một chặng leo dài và vất vả. Tôi bảo Bôm Bốp, mày lên chủa, tao ngồi chờ. Nó chửi, rằng đời tôi chả làm gì nên hồn cả. Tôi cần gì sự nên hồn ở đời. Tôi chỉ cần ngày có miếng ăn, đêm có rượu uống và lâu lâu giao hữu với một vài em gái xinh xinh.

Ngồi mãi cũng chán trong cái khoảng không chật hẹp nhốn nháo. Tôi lững thững xuống núi. Phất cho Bôm Bốp cái tin nhắn là chờ dưới bãi xe. Ăn no, thân nặng nên khốn khổ. Lần mò từng bậc mà run rẩy. Thật chả cái ngu nào như cái ngu nào. Mà cái sự sửa ngu nó chậm chạp lắm, như những bước chân tôi nặng nhọc.

Cứ thế tôi lẫm lũi, mắt dán từng bậc đá mà dọ dẫm. Nhỡ ra mà tượt chân là đi bằng đít ngay. Vô phúc lại còn được vinh dự đi bằng “tàu sáu ván”. Mọi tinh thần, trí lực tôi dồn cho những bước chân, chả hơi đâu mà để í thiên hạ đang xầm xập hối hả. Nhưng mũi tôi thì thính lắm, vì ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ thượng hạng lẩn khuất mang tai. Tôi đoán, nước hoa thượng hạng thế này thì ảnh hình hẳn phải là tử tế. Nghĩ thế, nhưng cũng không ngoái lại. Tôi còn bận sửa cái ngu, cái sai lầm.

Vai tôi tự dưng nằng nặng, kèm theo đó một giọng oanh vàng, mỏng như tiếng kinh cầu đang phát ra từ những chiếc loa giăng mắc, anh cho em bám nhờ, em không thể đi nổi. Tôi dừng chân, ngoái lại. Chúa ơi, một giai nhân ngọt ngào phẩm hạnh.

Nàng bám vai tôi, lũn cũn. Những hố sâu tôi luôn chìa tay. Nàng bảo đi lễ một mình, cầu an. Tôi đoán mọi nhẽ nàng đủ đầy, viên mãn, thiếu mỗi sự bình an nên mới đi cầu chăng?. Đến trạm cáp treo, tôi hỏi nàng vé. Nàng bảo leo bộ, từ tinh mơ. Chết thật. Anh mua vé em xuống nhé?. Không, nàng nhất quyết. Và anh có thể đi đường anh và em đi đường em.

Tôi không ngu mà dại dột làm theo cách nàng nói. Bởi tôi nghĩ, rời tôi ra, nàng có thể nhờ vai người khác. Nàng xinh thế cơ mà. Vả lại tôi cũng đã quen mùi nước hoa và giọng nói nhẹ nhàng kinh cầu lẩn khuất. Tôi sẽ dìu nàng xuống với trần ai, kể cả leo ngược lên sự linh thiêng tít mõm núi mà thằng Bôm Bốp đang khấn vái. Tôi với nàng cứ thế, lần tay bám vai nhau mà đi. Và thật lạ lùng, bao mỏi mệt như tan ra cùng sương khói. Tôi thấy mình khỏe như ông Gióng, hào hiệp như Lục Vân Tiên, chân tình như chàng Kim trong Kiều cụ Nguyễn và cũng lãng mạn như các thi sĩ gàn dở lúc lên cơn.

Xuống đến chân núi gần 3h chiều. Thằng Bôm Bốp gọi bảo đang ở bãi xe. Tôi mặc kệ, cùng nàng ngồi nghỉ ngơi nơi quán nước. Nàng cảm ơn tôi. Tôi không thích ơn huệ. Nàng lườm, thế thích gì? Khỉ gió, không nhẽ lại bảo thích một cú giao hoan?

Thôi, chia tay từ đây nhé. Bạn thân đang réo rắt đợi chờ. Nàng cảm ơn tôi một lần nữa rồi xin số điện thoại. Tôi ngại gì mà không cho. Nàng hẹn sẽ gọi cho tôi, như gọi tên một kỉ miện.

Chi 5k leo xe điện ra ngoài bãi. Giời ơi, tôi dại khờ hay vô tâm khi không kịp hỏi tên và nơi nàng trú ngụ. Nhưng lại tự trấn an, nàng có số điện thoại và hứa sẽ gọi rồi mà. Lúc ấy, có hỏi tên hay xin số nhà cũng chưa muộn. Ra đến bãi xe tôi cứ ngẩn ngơ, mặc cho thằng Bôm Bốp réo gọi nhanh chân còn “ chuột rút”. Tôi vẫn cố trông mong một bóng hình qua. Ôi, một mẩu vụn kỉ miện ngọt ngào nhưng xao xuyến quá.

Xe chầm chập chen giữa dòng người đông đúc. Tôi tụt kính kiếm tìm chút nhân ảnh mong manh. Có tiếng còi inh ỏi xin đường. Liếc ngang, là chiếc bán tải năm tạ, bên hông cửa có bảng hiệu và chữ công an màu vàng. Định mồm chửi sự vô lối cậy quyền, nhưng môi tôi xoắn chặt như quẩy nóng. Trên thùng xe, giai nhân của tôi bị còng tay ngồi đó. Hai bóng áo vàng hai bên. Thiên hạ xì xào, con này chuyên móc túi.

Phù, đi thì Yên mà về thì tí… Tử.






CHUYỆN XIN XĂM.

$
0
0


Bài của đồng chí Lê Vĩnh Huy mặt CHẦU LÔN kính mến:))

***

“Xăm” vốn tiếng Hán là “Thiêm” (籤), nhưng lại thường được phiên âm thành “Sám” (như Xăm Tả quân của Lăng Ông Bà Chiểu được gọi là “Tướng quân linh sám”), có lẽ từ chỗ đọc trại âm tiếng Tàu của nó là “qiān”.

“Xăm” hay “Thiêm”, là những thẻ tre dùng để bói toán, rất tiện dụng để đáp ứng nhu cầu “tiên tri” họa phước hên xui khi ai đó cảm thấy bối rối trước một vấn đề cụ thể. Đây là một dạng “vấn bốc”, dùng bói toán để mượn năng lực siêu nhiên giải đáp cho những nghi vấn của mình. Nhờ đó, trò xin xăm được phổ biến khắp các chùa chiền, đạo quán cõi Á Đông.

XUẤT XỨ

Tất nhiên, các dạng “khoa học huyền bí” (ngôn ngữ Việt Nam hiện đại gọi là “văn hóa tâm linh”) của Á Đông đều khởi nguồn từ Trung Hoa.

Từ xa xưa, người Tàu đã dùng cách gieo quẻ âm dương (xin keo) để hỏi ý thần linh mỗi khi phải lựa chọn quyết định trước những vấn đề quan trọng.

Từ hơn 2.500 năm trước công nguyên, Hiên Viên (Hoàng đế) đã gieo quẻ âm dương khi ra trận đánh nhau với thủ lĩnh Xi Vưu (và ở Việt Nam, vào đầu năm 2016, tức mới tuần trước thôi, thằng cha Năm Tuấn quán cà phê chợ xã chỗ tôi cũng dùng cách tung hai chiếc dép tổ ong để có quyết định theo kèo nào trước một trận bóng Cúp C1). Nhưng gieo quẻ âm dương chỉ cho câu trả lời tối giản “Yes or No”, trong khi người ta thường có khuynh hướng muốn được đối thoại nhiều hơn với thần linh để có thông tin tối đa, nên đã sáng chế ra các thẻ xăm.

QUÁ TRÌNH

Ban đầu, lời thánh phán được ghi trực tiếp trên 49 thẻ xăm cả thảy, đó là những câu văn ngắn cực kỳ cô đọng do các vu sư đời Đường đặt ra.

Qua các đời sau, theo sự phát triển của Đạo giáo, dần dần hình thành các loại xăm khác nhau, từ 49 thẻ thành 64 thẻ theo Dịch quái, rồi thành 100 thẻ để dự đoán thế sự. Đời sống ngày càng phát triển, những câu hỏi do con người đặt ra mong cầu thần linh giải đáp ngày thêm đa dạng, chỉ một câu văn ngắn trên thẻ không hiển thị đủ mặc khải của thần linh, nên xuất hiện thêm “thơ xăm” (thiêm thi). Trên thẻ xăm do đó chỉ còn ghi những ký hiệu hoặc đánh số để phân biệt, người xin quẻ theo đó lãnh “thơ xăm” để đọc. Thơ xăm thường là một bài tứ tuyệt ngũ ngôn hoặc thất ngôn, lời lẽ mông lung bao la, lại phải có thêm lời “giải xăm” (thiêm giải). Nhưng chỗ gọi “lời giải” này thường lại dẫn điển tích cổ xưa, phải người có căn bản Nho học mới lãnh hội được ít nhiều huyền cơ trong đó, vậy là nghề bàn xăm ra đời, thường do các thầy đồ đảm trách.

Nội dung thẻ xăm nhờ các thầy bàn này ngày thêm phong phú đa dạng, có thể giải đáp hầu hết những thắc mắc về công danh tài lộc, hôn nhân gia đạo, mùa màng thất bát, thậm chí cả buôn bán đi xa, giới tính thai nhi, tìm lại của rơi... Nghi thức xin xăm cũng theo đó ngày một trang trọng, được bổ sung thêm lối gieo quẻ âm dương (xin keo) xác nhận lá xăm để tăng phần trang trọng, tạo thêm sự tin tưởng vào hiệu nghiệm linh ứng của quẻ xăm.

Đến khoảng đời Nguyên, cuối thế kỷ XIII trở về sau, ống đựng thẻ xăm và hai miếng gỗ hình bán nguyệt dùng xin keo nghiễm nhiên đã có chỗ trên hương án chánh điện của các danh lam cổ tự, và gian ngoài đền miếu thường có chỗ riêng cho thầy bàn xăm cũng như kệ hộc đựng những tờ xăm. Mỗi chùa đều có bản khắc để có thể tự in xăm ra những tờ giấy mỏng.

NGHI THỨC

Người xin sau khi thắp nhang đèn trước tượng thần phải làm lễ ba quỳ chín lạy, bày tỏ mục đích mình muốn tham vấn thần ý. Sau đó hai tay nâng ống xăm quá đầu để xóc cho đến khi có một thẻ văng ra (nếu ra quá một thẻ thì không tính, phải xóc lại). Khi thẻ xăm đã ra, lại phải gieo âm dương (xin keo) để được thần linh xác nhận thẻ đó. Hạn trong ba lần gieo âm dương, nếu không được thần ý “xác nhận” tức là thiên cơ bất khả lậu, phải trả thẻ, qua tháng sau mới được xin lại.

PHỔ BIẾN

Những thẻ xăm của Trung Hoa được lan truyền sang Nhật, Hàn, Miến, Việt, và biến thể ra nhiều lối khác nhau tùy phong hóa thủy thổ mỗi nơi. Như ở Nhật, ống xăm chỉ chừa lỗ nhỏ vừa đủ một thẻ rơi ra, khi đọc xong quẻ, tờ xăm xấu sẽ được đặt lại trên giá, ngụ ý ký thác, nhờ thần Phật giúp mình sửa đổi vận khí. Gần đây, Nhật lại có máy xin xăm, chỉ cần nhét đồng xu vào, tờ xăm sẽ rơi ra.

LƯU TRUYỀN VĂN HÓA

Những bài thơ xăm tuy tùy mỗi đền chùa có khác nhau (như xăm Chùa Ông, xăm Chùa Bà, xăm Quan Âm, xăm Thiên Hậu...), nhưng đều do những bậc văn tài, sở học uyên thâm quảng bác chế tác. 100 thẻ xăm không chỉ ẩn tàng nguyên lý Dịch học(*) mà còn chứa đựng nhiều điển tích văn học, lịch sử, địa lý, v.v...

Người Trung Hoa thuở xưa vì thời cuộc hoặc sinh kế mà phải lưu lạc tứ tán muôn phương, họ hầu như chỉ có đôi tay trắng và một nhiệt huyết sinh tồn. Theo bước chân những người Tàu trôi dạt, đền chùa, hội quán được dựng lên, làm nơi đoàn kết tụ họp và gìn giữ văn hóa nghìn đời; những lá xăm trong chùa Tàu chính là một phần của kho tàng văn hóa đó. Người ngoài đọc xăm thường thấy rối rắm lung tung, nhưng với Ba Tàu, họ thể nghiệm được nhiều huyền cơ giúp thân tâm an lạc, điềm đạm.

Tôi bắt nhớ hoài hình ảnh bà nội tôi trong một lần xin xăm ở Chùa Ông bên Cù Lao Phố. Khi đó, nhà chỉ còn nội và tôi, có hai ông chú sống chung thì đều bị bắt cải tạo. Một hôm, vào đầu mùa mưa, nội đón xích lô để hai bà cháu đi xin xăm: của cải đồ dùng trong nhà, tivi, máy hát đĩa, rồi cả bộ ván gõ, tủ thờ cũng lần lượt theo nhau ra chợ trời. Bà nội gần như kiệt sức vì gánh mưu sinh và nỗi thương nhớ hai chú, bà muốn xin xăm để biết bao giờ mấy chú được tha về.

Tiếng chuông mõ khoan thai điểm nhịp hòa theo tiếng lóc xóc của ống xăm, nội tôi an nhiên thư thả lắc đều đều. Chừng xin được thì lại là lá xăm “Hạ hạ” xấu nhất, cho biết tương lai còn mờ mịt lắm, hai chú chưa biết chừng nào mới về được. Tôi những tưởng nội sẽ gục xuống vì thất vọng, nhưng bà lại điềm tĩnh mỉm cười trấn an tôi: “Không sao, vậy cũng được!” Với bà, xin xăm không chỉ để cầu lời dự đoán tiên tri, mà chính là một dịp được giao tiếp với thần linh, qua đó được tiếp sức để đi tới, vô cầu vô oán.

TẬP TỤC CẦN GÌN GIỮ?

“Cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông phát động đã gần như xóa sạch văn hóa ngàn đời của Trung Hoa. Chùa chiền, đạo quán ở đại lục bị đập phá tan tành, tượng thần bị kéo sập cho rụng đầu gãy tay, kinh sách bị thiêu hủy hầu như tuyệt diệt thất truyền, những lá xăm linh thiêng cũng thành đối tượng cần đấu tranh tiêu diệt. 10 năm “Văn cách” là một trường ác mộng, mãi đến chừng Đông tắt thở, người dân đại lục mới được thở phào nhẹ nhõm biết mình còn sống.

Phải qua đến thập niên 90 thế kỷ trước, sau cuộc chiến tranh Trung-Việt, Trung Nam Hải mới cho phục hồi tái thiết nền văn hóa cổ truyền. Nhưng huyết mạch đã đứt đoạn, nguyên khí văn minh học thuật đã thành tàn lụi, cái được dựng lại chỉ là bản sao mờ nhạt nhiều khiếm khuyết. Những bản khắc in xăm còn lại đều chẳng vẹn toàn, các xăm đa phần thất lạc, được chép lại theo trí nhớ; đã vậy, chúng được in lại theo lối giản thể do Trung cộng bày ra, chữ nghĩa đều bị biến dạng, một trong những phương pháp quan trọng để giải xăm là cách chiết tự đã không còn thể vận dụng để giải đoán các xăm mới này; và chủ yếu là thơ xăm bị kiểm duyệt cải sửa thêm thắt cắt xén để khỏi có tư tưởng đi ngược với chủ trương của đảng.

Ở đại lục đã vậy, ở xứ ta thì “văn hóa xin xăm” lại càng tệ lậu bội phần. Chùa miếu chính là những công trình được “xã hội hóa” thành công nhất của chế độ, đó không còn là chỗ thanh lọc, di dưỡng tâm hồn, mà biến thành nơi khai thác lợi nhuận. Việc xin xăm cúng bái nhang đèn trong chùa đều được đấu thầu; hòm công đức được phát minh, đặt chễm chệ nơi chánh điện như đấm vào mặt khách thập phương, và thường xuyên có nguy cơ bị kẻ gian moi móc xén bớt công quả; những lá xăm nhỏ bằng bàn tay, lời lẽ ngây ngô xàm xí, được bán với giá 5, 10 ngàn, kèm theo đó là những dịch vụ giải hạn trừ căn dành cho những người bị nhằm xăm xấu. Và đến gieo quẻ âm dương như thằng cha Năm Tuấn xã tôi, khi xin kèo bóng đá C1 cứ tung đôi dép nhựa hàng chục lần cho đến khi “thần ý” phán đoán kết quả khớp với dự đoán của y mới thôi. Thần thánh phải chìu theo sở thích và dục vọng của con người; và giới hữu trách cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa thì cứ lớn tiếng bảo rằng xin xăm là một tập tục cổ truyền của người Việt, cần phải giữ gìn!

GIẢI PHÁP

Ngoại trừ số ít chùa chiền trong Nam là còn giữ được nét đẹp của văn hóa xin xăm, như Lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn, Chùa Ông Cù lao Phố Biên Hòa... còn thì đều là những thứ bát nháo thần chẳng ra thần ma chẳng ra ma.

Thiết nghĩ, cần phải quét sạch những thứ xăm nhảm nhí ta bà trên khắp tổ quốc thương yêu của chúng ta. Bên cạnh đó, cần thiết lập loại xăm mới phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Các đền chùa ngày nay đều có đặt tượng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cạnh thiên binh thần tướng, vậy sao chúng ta không trứ tác ra loại xăm mới, kêu bằng “Lãnh tụ linh sám”, “Đại tướng thần sám”? Chất liệu để sáng tác những thơ xăm sẽ là những điển tích trích dẫn từ cuộc đời và sự nghiệp của hai vị Minh và Giáp, qua đó tư tưởng cách mạng cũng như trình độ lý luận của toàn đảng toàn quân toàn dân sẽ được nâng cao. Còn chờ gì nữa? Muốn có chùa chiền chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những lá xăm xã hội chủ nghĩa thôi, nam mô!

_______

(*) Có thuyết cho rằng con số 100 đó là do sự kết hợp của bát quái và lục hào mà ra:
(8 × 8) + (6 × 6) = 100


BÉ CÁI NHẦM.

$
0
0

Tôi quen nàng ất ơ nhưng lãng mạn và cơ duyên. Nàng gọi điện vào máy tôi, gọi đúng tên, chuyện cũng như...đúng rồi nhưng khúc cuối mới té ngửa ra là nhầm khi tôi thành thật khai báo là chẳng quen ai như nàng cả. Nàng không giận mà còn cười rinh rích rồi xin lỗi. Tôi thấy cũng vui vui, nỗi vui hồn nhiên và thật thà chứ không như lũ bạn lấy trò đó để cợt nhả và tiêu diệt tiền cước đối tượng. Tắt máy, tiện tay tôi lưu lại số nàng, đặt trong danh bạ là Bé Cái Nhầm, như một kỷ niệm con con. 

Một buổi chiều buồn, không nhớ chiều nao và buồn vì nỗi nào. Tôi ngồi đồng cà phê, góc kín gió, chân duỗi sang ghế khác, một tay vê thuốc hút, một tay thọc túi quần mân nốt sần ở háng mọc lúc sáng. Bâng khuâng. Tôi chả nghĩ ngợi quái gì mà mông lung, ưu tư quá thể. Con điện thoại hai sim một sóng vứt bàn cả chiều chả ai gọi, màn hình tối đen thi thoảng lại nhoáng sáng bởi những tin nhắn rác. Tôi không mân nốt sần ở háng mọc lúc sáng nữa bởi nó không còn nhu cầu, mân nữa sẽ đau. Tôi chuyển sang mân mê, xoay rê con điện thoại. Tôi lục danh bạ, tìm kẻ nhớ người quên, tiện thể xóa luôn dăm ba số nhạt nhòa thì hiện ngay tên Bé Cái Nhầm. Kỷ niệm con con trỗi dậy. Tôi co hai chân lại, ngồi ngay ngắn. Tôi nhắn tin “ chào em, lâu không thấy em...nhầm máy”. Cho bớt mông lung, buồn chân buồn tay thôi chứ tôi chả hy vọng hay thầm ước nước non mẹ gì cả. Tính tôi thế, mỗi khi buồn vì nỗi chả hiểu vì sao thì lại hay có những hành vi rất tâm thần tâm tẩm. Con điện thoại rung khe khẽ, tiếp bíp bíp đủ nghe, Bé Cái Nhầmt nhắn lại “ chào anh, nếu anh không nhắn thì em cũng sẽ nhắn lại vì em cũng lưu số anh. Một sự tình cờ thú vị, phải không???”. Tôi tỉnh cả người, phấn chấn hẳn. Tôi bắt đầu giở rói thói chim chuột hàn lâm, “ chiều cuối tuần buồn, anh đang ngồi cafe, em rảnh không mình gặp nhau?. Anh cho là chúng ta có duyên”. Nàng nhắn lại “ anh đang mơ ngủ à?, hôm nay là thứ 2. Em bận việc không đến được nhưng nhất định em sẽ…, cảm ơn anh vì lời mời”. Tôi thôi không nhắn gì thêm nữa, nhưng sự tò mò trỗi lên khốc liệt và hoang hoải.

Chả phải đợi những ngày buồn bã mới nhắn tin cho nàng mà ngày nào tôi cũng nhắn, bất kể sáng trưa chiều tối. Sáng dậy chuẩn bị đi làm tôi đem con điện thoại vào nhà vệ sinh, vừa “dội bom” bồn cầu, vừa nhắn tin tình tứ. Trưa tôi bỏ ăn, ngồi lì uống trà thiu mà mê mải. Chiều về cũng vậy, lúc đợi cơm vợ là lẻn lên sân thượng mà hăng say. Các bạn đừng hỏi tôi nhắn gì cho nàng, trăm thằng đàn ông chỉ khác nhau bởi cái mặt còn mọi thứ đều giống nhau tất, kể cả tin nhắn. Hãy tin tôi, hỡi các bạn gái dại khờ. Tin nhắn nào của tôi nàng cũng trả lời bặt thiệp, vui vẻ và biết cách tán dương. Chưa yêu nhưng tôi thấy nách mình sắp... mọc cánh. Phải nói là những người đàn bà như nàng tuy chưa biết mặt mũi ra sao nhưng đã đem lại cho tôi nhiều hứng khởi. Tôi chưa đến mức biến thành đứa trẻ nhưng bạn bè lại hay bắt gặp nhảy chân sáo líu lo.

Tôi phải gặp nàng, phải nhất quyết thôi, không lâu hơn được nữa. Trò chơi ú tim cần phải có ánh sáng chiếu rọi nếu không sẽ rất chán và còn nguy hiểm nữa. Cũng như các đôi tình nhân yêu đến chín nẫu ra mà không “ xẻ thịt” nhau thì mầm yêu sẽ thối rụng và trái sầu tất lên ngôi. Tôi nhắn tin cho nàng, hẹn gặp. Nàng nhắn cho tôi là không nhất thiết, cứ thế này vui hơn. Tôi không cố van nài, chỉ nhắn lại cho nàng địa chỉ, nhân dạng, thời gian, còn đến hay không là quyền ở nàng. Tính tôi thế, cần thì cần thật chứ nỉ non van vỉ là tôi nản lắm.

Tôi mặc quần Tây đen thẳng nếp, áo sơ mi trắng măng séc khuy vuông kiểu cách. Tôi lịch sự hơn mức bình thường, dù gì cũng buổi ban đầu tuy vẫn biết có thể nàng không đến. Tôi chọn một nhà hàng thanh cao ở tầng trệt khu chung cư đắt giá, tinh những đồ ăn hảo hạng. Tôi gọi một chai vang, đĩa salat và hai phần cá hồi sốt nước cam, thêm cả cây nến hồng cho lung linh ảo diệu. Tôi chờ nàng như nhà thơ chờ hứng những câu chữ trời cho.

Hơn nửa tiếng mà nàng không đến. Tôi cũng không thèm gọi điện hoặc nhắn tin. Đã bảo rồi, tính tôi thế, kiêu ngạo cho gái nó thèm, chứ lăng xăng quá lại khổ công hầu hạ, rất toi cơm. Tôi định bụng chờ thêm 15 phút nữa, coi như là ân hạn cho nàng, nếu không, tôi sẽ xơi hết chai vang, dĩa salat, hai phần cá hồi. Chả nhiều nhặn gì đâu, toàn những thứ hương hoa kiểu cách trong khi sức ăn uống tôi lại dư thừa. Và tôi quyết, nếu nàng không đến tôi sẽ xóa ngay tên Bé Cái Nhầm ra khỏi danh bạ. Tôi sẽ cắt phéng nàng, bỏ ngay trò ú tim trốn tìm tuy thú vị nhưng cũng nhiều…vô bổ.

Nàng không đến thật. Tôi về khật khưỡng trong men vang và thịt cá hồi. Vợ tôi ngạc nhiên việc khách khứa sao về sớm. Tôi cười," khách bận việc, không đến, xơi đồ thừa rồi về". Tôi vật ra giường, thiêm thiếp. Vợ tôi rúc mặt vào nách. Tôi thấy ươn ướt nơi cánh tay. Tôi to mồm “ sao khóc?”. Vợ tôi sụt sùi: “ đúng ra nửa chai vang và một phần cá hồi đêm nay là của em”.

Ôi thôi! Bé Cái Nhầm của đời tôi.


TRÒ BỊP XỨ LỪA - NUÔI NHÍM

$
0
0


Đã gọi là xứ lừa thì dĩ nhiên có thiên hình vạn trạng các trò bịp. Bịp gắn liền với lừa nên mới gọi là lừa bịp.

Khác với các trò bịp khác, kiểu kinh doanh đa cấp theo hình tháp ảo dùng chính nạn nhân này đi lừa nạn nhân khác. Vì thế họ vừa là nạn nhân nhưng lại cũng là đồng phạm.
Và như đã nói ở entry Lòng tham đa cấp http://locliec.blogspot.com/2016/03/long-tham-cap.html , thủ đoạn lừa đảo đa cấp hình tháp ảo chả có gì đáng gọi là “tinh vi”, vì nó đơn giản chỉ là việc đánh vào lòng tham của các nạn nhân là những kẻ đến sau.

Nhưng có một trong các trò bịp đa cấp lại được báo chí, truyền hình khen ngợi và cổ vũ nhiều người học tập mô hình, đó là trò Nuôi và bán nhím giống. 

Mình từng có ông bạn phổ thông, học đại học Thủy lợi, nhưng lại rất mê và cũng giỏi trong việc trồng cây gì nuôi con gì. Lại có một ông bạn phổ thông khác, học Bách khoa, có vài hecta đất bỏ không ở Đức Huệ – Long An.

Cách đây mấy năm (khoảng 2010-11), hai ông gặp nhau, ông Thủy lợi nhận làm thày dùi cho ông Bách Khoa trong việc trồng cây gì nuôi con gì.

Mấy anh em, trong đó có mình, được ông Thủy lợi dẫn lên Bình Dương, để “thực mục sở thị” trang trại nuôi nhím của một ông vốn là Tiến sĩ ngành chăn nuôi, ông này từng là hiệu phó của trường Nông-Lâm Thủ Đức, nay đã hưu.

Trồng cây gì nuôi con gì? Bài toán đến đây tưởng đã rõ, ông Nông lâm và ông Thủy lợi chứng minh bằng thực tế: nuôi nhím là có lợi nhất.

Này nhé, giá một cặp nhím giống 2-4 tháng tuổi bây giờ là 30 triệu đồng mà còn không đẻ kịp mà bán. Mua được, nuôi thêm từ 8 đến 10 tháng, thì cặp nhím đã có thể giao phối, và 3 tháng sau cho ra lứa nhím con đầu tiên. Mỗi năm nhím cái có thể đẻ 2 lần, cá biệt có con siêu mắn còn đẻ được 3 lứa, mỗi lần từ 1-3 nhím con. Với chủ trại giỏi giang việc giao phối (J), thì 1 đực thì có thể phục vụ cho 8 cái.

Về thức ăn, nuôi nhím còn dễ hơn nuôi lợn, nhím ăn tất các loại cơm rau lá củ đầu thừa đuôi thẹo mà nhà bếp thải ra, lại không cần nấu chín như với bọn lợn mà cứ thế bỏ thẳng vào chuồng.

Chuồng trại thì quá đơn giản, mỗi con nhím trưởng thành chỉ cần khoảng 1,6 m2, chuồng lợp mái lá hoặc mái tôn, vách xây lửng hoặc lưới B40, nhím OK tuốt, miễn chủ chịu khó quét dọn, hàng ngày rửa nền chuồng cho sạch sẽ, tránh cho em nó khỏi mắc bệnh ngoài da và bệnh đường ruột.

Nhím con nuôi chừng 2 tháng thì đã có thể lựa chọn giới tính để bán nhím giống, giá lại quay vòng 30 chai/cặp, nhiều người muốn mua nhím giống phải đặt cọc trước vài tháng.
Còn không bán giống, để nuôi thêm 10 -12 tháng nữa thì nhím con đạt trọng lượng khoảng 10-14 kg, giá nhím thịt bán cho nhà hàng là 400.000đ/kg.

Tóm lại, nhím đẻ ra nhím và tiền đẻ ra tiền. Tính bỏ rẻ, 30 chai lại sòn sòn sòn đô sòn đẻ ra nhiều 30 chai khác, chỉ trong vòng một năm. Cứ gọi là làm giàu siêu tốc.

Khách ngắm cơ ngơi, xem chuồng trại, xem nhím, khen nức khen nở, khen thở không ra. Nhưng chủ hỏi đến việc vậy hôm nay có đặt tiền cọc mua nhím giống không thì khách tạm... đánh trống lảng, rằng thì... lằng ngoằng....

Mình vốn bợm nhậu, tức cái chưa bao giờ được ăn thịt nhím, lại cũng chưa thấy (hay chưa biết) ở Sài Gòn có nhà hàng nào bán thịt nhím, bèn chen một câu, thế đã có nhà hàng nào mua nhím thịt chưa thầy? Và thoảng chút nghi ngại, không lẽ ra nhà hàng gọi đĩa thịt nhím, thằng đầu bếp phải đi xin phép ông Kiểm lâm mần thịt con nhím mười mấy ký lô?

Đến lượt ông chủ đánh trống lảng, lại cũng rằng thì... rất là lằng ngoằng....

Ra xe đi về, mình bảo, thôi rồi Lượm ơi, ông bán giống lại bán giống cho thằng bán giống, rồi thành ra cả làng bán giống đi bán giống cho người ta bán giống, chứ có đầu ra (cho thịt nhím) đếch đâu? Cả một dây chuyền mua bán, nhưng thực chất là toàn người bán, không có người mua, vì người mua cũng chỉ mua để mà bán, thì khác gì trò rắn cắn đuôi mình của đám bán hàng đa cấp.

Bèn nói khoác, rằng đầu phố mình có anh bán Phở, và cuối phố là anh kia bán Hủ tiếu. Cả hai anh đều than thở không hiểu tại sao mãi chả có người mua (là đầu ra). Hỏi chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Du Dương thì, sau một quá trình nghiên cứu rất dai dẳng và dần dà, anh ấy dõng dạc kết luận rằng: Tại ế. ĐM, quá chuẩn!

Cho nên, muốn không ế thì mỗi sáng anh Phở phải chăm chỉ sang ăn Hủ tiếu và ngược lại, anh Hủ tiếu cũng phải miệt mài ăn Phở hàng ngày, thế là cả hai đều có đầu ra. A ha, Win-Win là thế chứ mẹ gì?! Và lương thiện hơn hẳn trò bán nhím giống.



Phong trào cả làng bán giống... Cũng giống trò đa cấp, những kẻ đến sau sẽ là nạn nhân

Bây giờ, nhân vụ Liên kết Việt xảy ra lại thấy, cái thủ đoạn của các ông “nhím giống” này, mới đáng gọi là tinh vi hơn hẳn bọn đa cấp kia, Vì nó được phát động và cổ vũ bởi toàn những người có học, như ông Nông lâm tiến sĩ, ông Thủy lợi thạc sĩ bạn mình, và ít nhiều cả ông Lân Hùng Dũng giáo sư (Chương trình Khuyến nông trên VTV1) cùng đám báo chí. Nhưng cũng phải nói, đến giờ, khi phong trào nuôi nhím đã trở thành thảm họa, thì các ông ấy (và cả báo chí) vẫn chưa hề ngờ rằng, có một lúc nào đó họ đã vô tình biến người nông dân... thành những con lừa.

***

P/s: bài của anh Lý. Tôi dẫn về từ đây http://locliec.blogspot.com/

SỐC &ĐỘC # 107

$
0
0



Công nghệ hứng sóng:))



Thơ rác:))



Hậu 8 tháng 3:))



Bố ơi mình đi đâu thế? - phiên bản Vịt:))



Im đi tớ nói cho hay
Hạng đầu chó mặt lưỡi cày chúng ta.
Khác giống nhưng chung một nhà
Tớ khỉ đầu chó, bạn là...cẩu nhi.





Ra đường sợ nhất công nông
Trên phố sợ gái thả rông LỘN ĐÒ.



Tam anh hùng Giải Đế đánh Hà Thiên Lộn:))



Bầu thời chửa có, mướp đương hoa:))



Tây ba lô,Tây ba lô
Dọc ngang, sự nghiệp, cơ đồ...thế thôi.



Chị ngắm các chú phải ngồi
Hổng tâm không trúng thì thôi, LỘN GẰM.



Tát ao chó hóng vêu vao
Em đây hóng cái nghêu ngao LỘN CÒ.



Tất cả vì tương lai con em chúng ta:))



Viva Ơ mế ri ca
Cát trô nói với Bá mà, okey?



Hãy đái có xì - tai:))



Và xeo - phai có phong cách:))



Vãi hết cả Sâm:))

***

Nguồn: Nhặt trên NET.



THẨM ÂM HỘ.

$
0
0

Đcm lâu mới lên phố nhớn, nghễnh ngãng nên đỗ xe trên vỉa hè. Bọn thanh tra giao thông ào tới đòi xem giấy tờ để xé giấy phạt. Mình kẹp đăng kiểm 2 chim, đưa thành khẩn.

Một thằng giở sách đọc, theo quy định ở nghị định 34 sửa đổi sang nghị định 71, lỗi này 6 đến 8 chim, giữ bằng một tuần.

Mình bẽn lẽn, cho em thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Rồi móc thêm. Khốn nạn tuyền tờ 5 chim. Thôi đành...

Thằng kia giả mình 2 chim ban đầu, kẹp thêm 2 chim nữa vào đăng kiểm đưa lịch sự. Rồi phán, đúng phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm nhá.

Mình hài hết cả lòng. Hãy đớp văn minh và công chính thế cho dân nhờ.

Khớ khớ khớ...

***

Có anh bạn ở tạp chí biển đảo đi làm giáo khảo cuộc thi hoa hậu sông Kêmông. Anh bảo chất lượng thí sinh khá hơn mọi năm nhưng não lại teo đi so với cùng kỳ năm ngoái.

Mẹ nhà anh chứ, gái xinh chỉ cần lồn thông minh là ...đạt chuẩn.

***



Chị không còn trẻ nữa, sắp đến cái đốt 49 rồi. Chị lùn lắm nhưng cổ lại cao ba ngấn. Mẹ tiên nhân, tạo hóa cũng khéo vẽ vời.

Chị có đẹp không? Tùy mắt thôi. Nhất là mắt của những kẻ si tình hoặc bị thong manh bới những thói đa đoan ất ơ dấm dớ. Cá nhân tôi thấy chị xinh bình thường, những nét xấu cũng bình thường, trừ một thứ bất bình thường là giọng ca khá mả. Tạo hóa tuy lắm trái ngang nhưng cũng rất đỗi công bằng.

Những tình khúc của Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An hay Trịnh Công Sơn qua mồm chị đều trở nên rất lạ. Thoảng nghe thì phảng phất giọng của những vàng son danh giá một thời, kỹ ra lại thấy chẳng giống ai. Với cái trình thẩm âm tương đương với bò nghe sonate ( đọc là xô - nát) của tôi thì đó là một chất giọng hơi thiếu điêu luyện nhưng lại thừa những xúc cảm mà nếu đem ví von thì chẳng khác gì cái khí chất đang vào độ hồi xuân của chị. Từ quyết liệt bỗng quay sang nũng nịu, đang rạo rực bỗng phẳng lặng gương hồ và hẵng tô hô thì bỗng giở nên kín đáo. Là tôi cứ bố láo mà phán bừa như thế bởi cũng chỉ là người thẩm ÂM HỘ thôi mà:))

Tôi quen chị cũng buồn cười và cắc cớ. Ấy là xong một bữa diệu thịt phủ phê thì bạn tôi rủ rê đi hát ở một tiệm khuất nẻo cuối phố ăn đêm. Hai thằng đàn ông chui vào chỗ kín kể ra cũng nhiều khuất tất lẫn nghi ngờ bởi thiên hạ bây giờ người ta nhìn nhau không bằng " cửa sổ tâm hồn" nữa mà bằng độ lạnh tanh mang hình viên đạn hoặc cú vọ săn mồi. Tôi không hào hứng mấy. May là bạn tôi thầm hiểu ra tâm ý nên rỉ tai rằng sẽ có gái đến hát cùng. Tôi hỏi lại rằng hàng họ hay tình nhân? Bạn tôi bảo thuộc thành phần " không có chó nên bắt mèo ra...ăn cứt". Tôi hơi chán nhưng cũng tự trấn an " sẽ không ỉa ra nhưng vãi dắm rồi về" bởi tôi thương những "con mèo" phải xơi những khẩu phần độc hại và không mong đợi.

Chị đến. Tôi tá hỏa tam tinh, mắt đang hình cầu bỗng lồi ra như trôn ốc. Tôi nói nhỏ với bạn, rằng "đi hát bảo mẹ đến làm gì?" Bạn tôi cười rú như sói tru trăng, rằng " người yêu tao, mẹ cái mả bố mày". Tôi lặng người đi trong thảng thốt.

Ấy rồi chị vồ mích hát những bốn - năm bài. Tôi mắt chữ A, mồm chữ O còn lò xo thì... chữ Z. Tôi lại hỏi bạn tôi " ca sĩ à?". Bạn tôi cười hí hí " sĩ đéo gì nhưng có tí...lên cơn".

Một hôm diệu thịt với thằng Bôm Bốp, nó chê tôi dạo này thê thảm về mặt " chất tanh". Tôi bảo tôi già rồi và " cá tươi" ngày một khó đánh bắt dù đơm đó giăng ra trùng trùng. Đấy là chống chế thế chứ tôi hiểu có giăng lưới giời ra mà không rắc vào tí thính thơm thính thối thì cũng toi cơm. Cá mú giờ chúng khôn lắm. Giăng mắc kiểu đó họa chăng chỉ bẫy được mấy con bọ gậy kim la hoặc vài ông gọng vó hắc lào.

Tôi nhớ ngay đến chị như một giải pháp tháo ngòi nổ bởi vài khuôn mặt lạnh như đít bom đang chềnh ềnh trên bàn diệu. Tôi không muốn nhắc tới cái ý tứ khả ố mà ông bạn tôi từng rêu rao, rằng " không có chó nên bắt mèo ra...ăn cứt". Ngữ bù bựa như tôi đôi lúc lên cơn cũng thống thiết ra trò.

Chị đến. Và giời ạ, khi tôi văn hoa giới thiệu rằng là người hát những bản tình ca hồn vía nhất nhì xứ An-nam thì những cái bản mặt đít bom kia giãn nở ra tý chút. Một vài đứa phủi đít đứng dậy ra về cũng lập bập trở lại ôm lấy vai ghế mà nghểu cổ bấc mặt hóng trông. Và chị hát. Tự nhiên lắm. Tôi để ý thấy một con ruồi đang bẽn lẽn đậu kín đáo bên mang con cá chép bỗng chốc tung tăng như chỗ không người. Bữa diệu thịt dài như râu... Các Mác.

Sau bữa đó tôi thân thiết với chị hơn và thằng Bôm Bốp không còn chê tôi nữa. Nhưng hằn sâu trong mắt nó vẫn có cái gì đó chửa được ưng lòng. Nó bảo tôi giá chị hát trên đài phát thanh nhẽ hay ho và hấp dẫn hơn trên sóng truyền hình. Tôi hiểu câu chuyện được tiếng mất hình, chửa kể thi thoảng còn rồ lên vì...lắm muỗi.

***

Tôi không dám kể thêm gì về chị nữa bởi tối qua chị ghé Tửu điếm tìm tôi. Những tưởng hỏi cái tội bêu riếu chị lên cõi mạng, nhưng không, chị thưa mỗi câu chuyện, như này:
- Lúc làm tình đạt cực khoái thì em như thế nào?
- Rên chứ còn như thế nào nữa.
- Eo ơi, thế mà chị lại hát cơ đấy.

Giời ạ:))

***

Mời chiêm bái chị ở đây https://www.facebook.com/le.v.ha.33. Còn tôi bán hàng ở đây nhá:


Văn phòng Luật sư Phọt Phẹt & Đồng Bọn chính thức cung cấp dịch vụ Luật sư & Tư vấn trên cõi Net. Mọi vướn đề vui lòng liên hệ:

* Hót - lai: 090 425 8918
* Hót - meo: lyhongtuan@gmail.com.
* Hót - gơ: hãy chờ một tí, hí hí:))




LÝ SƠN KÝ SỰ - CHƯƠNG #4

$
0
0


Trước khi đọc thiên LÝ SƠN KÝ SỰ, các tình yêu vui lòng soạn tin nhắn theo cú pháp: HS gửi 1407. Mỗi một tin nhắn là 20.000 VND. Đây là cách chúng ta góp một viên đá xây dựng tượng đài NGHĨA SĨ HOÀNG SA do Tổng liên đoàn Lao động Việt nam phát động.

Tổ chức, cá nhân ùng hộ trực tiếp xin vui lòng liên hệ quỹ " TẤM LÒNG VÀNG " báo Lao Động, 51 Hàng Bồ - Hà Nội hoặc chuyển khoản về Quỹ xã hội từ thiện " TẤM LÒNG VÀNG" , STK 10201.00000.13374 tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Vô cùng biết ơn.


***

Cảng Sa Kỳ đón chúng tôi khi bình minh đã dạng chân trong cái oi nồng lẫn mặn mòi đặc trưng miền biển cả. Háo hức lắm nhưng vì khí mệt nên kẻ thì ngáp ngắn, đứa thời dắm dài, lật đật xuống xe với tâm thần bai bải. Ôi chao ơi, cơ man nào là người. Không hẳn là Lý Sơn có sự trọng mà là cái nhẽ đông đúc của đương thì. Cái sự ấy thời mừng vui lắm. Chứ ai lại suốt một dọc dài biển cả mà hiu hắt như những mé sông buồn trông những con đò? Bọn tôi lần mò tìm đường ra đảo.

Con tàu khách hai thân Vĩnh An hú một hồi còi dài rồi ì ạch lùi đít quay đầu hướng ra biển cả với tốc độ khá rùa bò bởi với chỉ 15 lý tức hơn 24km mà ầm ĩ mất hơn một tiếng đồng hồ. Ấy thế mà được gọi là cao tốc đấy, chứ với những loại thấp tốc là thuyền gỗ gắn động cơ thì phải mất hai giờ rưỡi đến ba giờ. Gặp những hôm biển động thì cả thấp lẫn cao cứ quay mòng mòng, thời gian là... vô định. 

Bọn tôi tìm ghế ngồi có đánh số trên vé nhưng hỡi ôi bất khả. Lý do đơn giản là ở xứ ta chả ai chịu ngồi vào đúng chỗ của mình cả, chốn công cộng đông đúc lại càng không. Phải cái thời buổi nghế thì ít mà đít thì nhiều nên bộ ngũ trong phút chốc tan ra như xà phòng bong bóng tìm chỗ chịn mông. Tôi hạ bàn tọa bên một giai nhân mang hình hài bản địa, nghĩa là đen đúa mặn mòi và oi nồng những mùi vị rất không thể hồn nhiên diễn tả. Tôi cần chỗ ngồi chứ không cần chỗ cho những bồi hồi xao xuyến hay luyến ái linh tinh.

Mệt mỏi nhưng không sao chợp mắt bởi cái sự dập dồn sóng nước nao nao lẫn với mùi dầu cao động cơ hôi mù khét lẹt. Ấy chửa kể đến những ho khan khạc nhổ và nôn mửa của những hạng người ốm yếu kinh niên khiến bạn có thể phát điên bất kỳ khi nào. Tôi thì điên mẹ nó bẩm sinh rồi nên ngồi nhăn nhó như chó ốm, chốc chốc lại ngáp dài cho ra cái vẻ ưu tư. 

Hải trình rồi cũng đến hồi kết thúc, bọn tôi ngoi lên bờ. Lý Sơn đây rồi. Với tôi và Nguyên lão bạch thủ là lần đầu tiên, phần còn lại có thằng đã đi đến ba bốn bận. Có chút mới lạ nên cũng háo hức ra trò nhưng tôi nhất quyết rằng chẳng gì ghê gớm lắm. Tôi không mấy ham địa dư mà chỉ ham thẹo đất thừa bé xíu nơi ngã ba làng Háng của các cô nàng.

Chúng tôi về khách sạn ngay sát chân cầu cảng, quẳng vội hành lý thì theo chân Đào ký giả đi thăm thú Lý Sơn bằng xe máy thuê 100k cho cả ngày. Tôi định bụng không đi nhưng một mình biết làm gì giữa bốn bề mênh mông sóng nước? 

Từ từ hóng nha, đù má:))


Viewing all 444 articles
Browse latest View live