Hai tháng trước, dư luận ồn ào chuyện quán phở Xin Chào ở Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh.
Trong vụ việc này, bài học với các quan chức ngành Công an và kiểm sát đã được chỉ ra và những cá nhân gây oan sai cũng đã phải lãnh nhận hậu quả về trách nhiệm. Nhưng vẫn còn một vài câu hỏi chưa được giải đáp.
Khi quán phở Xin Chào bị Công an huyện Bình Chánh kiểm tra hành chính và lập biên bản về hoạt động kinh doanh, ông chủ quán chỉ đưa ra được giấy hẹn, rằng 5 ngày nữa sẽ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông này không đợi thêm 5 ngày nữa, rồi hẵng đưa quán vào hoạt động kinh doanh?
Cũng ở địa bàn trên, cùng với vụ quán phở, là vụ “cái lều vịt” bị Quản lý đô thị thị trấn Tân Túc kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính vì hành vi “xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị mà không có giấy phép”. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông chủ của rất nhiều lô đất nảy thực hiện “động tác” xin phép xây dựng theo đúng quy định về quản lý đô thị?
Sẽ chẳng có chuyện để báo chí và dư luận tốn giấy mực đến thế nếu như ngay từ đầu, các ông “nạn nhân” này có tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ăn theo cái “lều vịt”, mới đây có vụ “xin phép xây dựng chuồng gà” ở tận Cao Bằng cũng ồn ào không kém. “Nạn nhân” lần này là một ông nhà văn, nhà báo, kiêm nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử…khá tiếng tăm. Đó là ông Hoàng Dương Quý, bút danh Hoàng Quảng Uyên, thành danh với cuốn tiểu thuyết lịch sử Mặt trời Pác Bó. Ngoài việc là các nhà như đã nói, ông Quý còn là chủ công ty mang chính cái tên của cuốn tiểu thuyết kia, đây là một công ty chuyên kinh doanh về du lịch – văn hóa và thương mại.
Một câu hỏi có vẻ “dở hơi” được đặt ra là tại sao một ông đủ thứ nhà như thế lại không lo việc mần chữ mần nghĩa hay kinh doanh mà lại đi tố cáo với báo Tuổi Trẻ về việc không được cấp phép xây dựng cái chuồng gà? Thì ông muốn giảm chi tiêu, tăng thu nhập, muốn kinh doanh chăn nuôi, thậm chí chỉ là nuôi gà để tiêu khiển thì đã sao? Đó là quyền của ông ấy kia mà.
Sự thực không hề đơn giản như vậy, hãy xem “quy mô” cái chuồng gà mà ông Uyên xin phép xây dựng”. Nó có “chiều dài 0,8 m, rộng 0,25 m, tổng diện tích sàn 2m2, cao 0,5m, mái lợp bằng lá cọ”. Với kích thước như thế, nhất là với chiều rộng “chuồng gà” chỉ có hơn một gang tay (25cm), hẳn là ông Uyên không thể và cũng không hề có ý định “nuôi gà”. Hiển nhiên, chả cần phải là người thông minh lắm mới biết ông nhà văn này có ý đồ khác.
Quả vậy, chuyện làm “chuồng gà” hoàn toàn là tác phẩm siêu tưởng của ông nhà văn Mặt giời Hoàng Quảng Uyên. Nó không hề và không thể tồn tại trong thực tế. Chính vì thế mà báo Tuổi Trẻ mới phải vội vàng bịa đặt ra hình ảnh cái chuồng gà của ông Uyên, để rồi đám lều báo và bọn lật sư kền kền khác đua nhau vào cuộc ném đá cấp tập chính quyền địa phương.
“Chuồng gà” của ông Uyên do báo Tuổi Trẻ bịa ra
Nhưng giấu đầu hở đuôi, vì cũng trên chính bài viết của báo Tuổi trẻ: “ông Uyên cho biết ngày 13-4, ông xây một hàng gạch cao 25cm, dài 45m để giữ đất khỏi đổ ở thửa đất mà ông có giấy chứng nhận quyền sở hữu”.
Vậy thì đó mới là cái mà ông nhà văn thực sự muốn “xin giấy phép xây dựng”:
Đơn xin phép xây dựng khác được ký cùng ngày 5-5-2016, không phải là "chuồng gà" mà là hàng gạch dài 45m.
Ông Uyên cũng cho biết, ông đã xây cái hàng gạch này trước khi xin phép nên bị UBND Phường lập biên bản kiểm tra vi phạm xây dựng ngày 15-4-2016. Khi đó, ông đã xây (không phép) được 43,5m, thì bị đình chỉ thi công. Ông bèn “xin phép” xây dựng nốt trên phạm vi 1,5m còn lại, dưới danh nghĩa “chuồng gà”.
Ông Uyên cũng cho biết, ông đã xây cái hàng gạch này trước khi xin phép nên bị UBND Phường lập biên bản kiểm tra vi phạm xây dựng ngày 15-4-2016. Khi đó, ông đã xây (không phép) được 43,5m, thì bị đình chỉ thi công. Ông bèn “xin phép” xây dựng nốt trên phạm vi 1,5m còn lại, dưới danh nghĩa “chuồng gà”.
Nó đây: hàng gạch cao 25cm, dài 43,5m vi phạm chỉ giới xây dựng, nhưng ông Uyên muốn hợp thức hóa bằng “giấy phép xây dựng”.
Thiết nghĩ, “hàng gạch” cũng chỉ là điều ông Uyên muốn hợp thức hóa trong giai đoạn trước mắt mà thôi, chứ đằng sau cái hàng gạch thì sẽ còn là những mục tiêu lớn hơn, mà nhà “kinh doanh” Hoàng Quảng Uyên sẽ chẳng thể bỏ qua. Nhất là khi vào tháng 4-2015, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng thuận với kiến nghị của tỉnh Cao Bằng về việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường này thành đường cao tốc nối Cao Bằng với Lạng Sơn.
Thiết nghĩ, “hàng gạch” cũng chỉ là điều ông Uyên muốn hợp thức hóa trong giai đoạn trước mắt mà thôi, chứ đằng sau cái hàng gạch thì sẽ còn là những mục tiêu lớn hơn, mà nhà “kinh doanh” Hoàng Quảng Uyên sẽ chẳng thể bỏ qua. Nhất là khi vào tháng 4-2015, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng thuận với kiến nghị của tỉnh Cao Bằng về việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường này thành đường cao tốc nối Cao Bằng với Lạng Sơn.
Vậy tại sao hàng gạch (và cả cái gọi là “chuồng gà”) của ông Uyên không được cấp phép xây dựng? Có vài lý do như sau:
Thứ nhất, vị trí xây hàng gạch (hay “chuồng gà”) nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ của quốc lộ 4A hiện nay. Trong khi đó, như đã nói tuyến đường này đang chờ được mở rộng để thành đường cao tốc.
Thứ hai, muốn xây được cái hàng gạch tưởng đơn giản đó, ông Uyên phải tiến hành “cải tạo” hiện trạng, bằng cách “tôn nền”. Để “tôn nền”, ông phải đổ cả ngàn m3đất lấn ra suối, nhờ thế mà trong sổ đỏ thửa đất 16c này, ông Uyên được quyền sử dụng 235,6m2 nhưng diện tích “hiện trạng” của ông tăng lên đến ngót nghét 500m2, hơn gấp đôi.
Để có thể xây dựng cái gọi là "chuồng gà", ông Uyên phải san lấp lấn suối.
Việc ông Uyên xây kè và đổ đất lấn suối hiển nhiên là lấn chiếm trái phép đất công cộng, làm giảm đáng kể lưu lượng của con suối phục vụ thoát nước cho quốc lộ 4A và cả khu dân cư, tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường, đồng thời còn gây mất an toàn cho chính các công trình của ông. Với mái dốc có chênh cao đến 10m mà chỉ đổ nền bằng vật liệu rời (có góc nội ma sát nhỏ) như trong ảnh là cực kỳ nguy hiểm về mặt nền móng. Thực tế là sau cơn mưa vào tối 21-5-2015 “công trình san lấp” của ông Uyên đã bị sạt lở nặng trên chiều dài 40m, làm ảnh hưởng đến dòng chảy của con suối và phường cũng đã yêu cầu cả Cảnh sát môi trường đến làm việc.
Ngược thời gian, đằng sau câu chuyện “chuồng gà” siêu tưởng thì đã có cả một hiện thực cay đắng mà ông Uyên nhiều lần tỏ ra “cay cú” với chính quyền.
Vì: vào năm 2014, căn nhà treo biển Công ty Mặt Trời Pác Bó của ông bị phường lập biên bản bắt dừng thi công và yêu cầu tháo dỡ công trình do xây dựng không có giấy phép (Biên bản số 296/BB – VPHC ngày 31-10-2014). Ông Uyên từng đăng một cái ảnh ông đang “lạy” cán bộ quản lý trật tự đô thị và “tố” vụ này trên trang Trannhuong.com. Cho rằng “bị oan trái, bị dồn đến chân tường”, ông Uyên thưa kiện ông Chủ tịch UBND TP Cao Bằng nhưng kết quả là ông… thua kiện.
Tiếp theo, đầu năm 2015, ông Uyên cũng đã bị lập biên bản đình chỉ việc thi công lấp đất xây kè lấn suối và tháng 5-2015, sự cố sạt lở 40m chiều dài công trình “san lấp” nhà ông Uyên cũng đã được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cao Bằng và Báo Cao Bằng phản ánh. Tuy nhiên, “bất chấp pháp luật, bất chấp dư luận, ông Uyên chẳng những không thực hiện khắc phục sự cố mà còn tiếp tục đổ thêm đất ra phía ngoài kè, trên lòng suối Củn”.
Tháng 3-2016, ông Uyên lại xây thêm 1 nhà không xin phép tại thửa đất 16e, công trình hiện bị lún, nứt nền nhà. Tháng 5-2016 ông xây “hàng gạch” lấn chiếm lộ giới như đã nói ở trên.
Một lần nữa, lại bị lập biên bản đình chỉ thi công. Phen này ông nhà văn quyết trở thành nhà ăn vạ, để ăn thua đủ với chính quyền.
Ông nghĩ ra trò đòi xin cấp giấy phép xây dựng cho cái “chuồng gà” siêu tưởng và siêu nhỏ của ông, với 0,8m bề dài và 0,25m bề rộng. Ông lại còn gửi “hồ sơ’ đến những đồng lõa trong trò ăn vạ chính quyền với ông, đó là bọn tuy ngu nhưng rất nguy hiểm: đám lều báo và lật sư kền kền. Dĩ nhiên, các cơ quan công quyền và quản lý trật tự đô thị Cao Bằng vẫn phải lịch thiệp trả lời ông, như với mọi công dân khác, dù biết ông đang diễn trò ăn vạ. Đó là sự tỉnh táo cần thiết của họ, vì nếu không trả lời, thậm chí chỉ chậm trả lời thôi thì cái loại nhà văn kiêm nhà báo như ông và đám kền kền lại sẽ “sáng tạo” ngay ra những lời vu vạ khác.
Chứ còn, nếu thực sự ông nhà văn Mặt trời Pác Bó muốn mở trại chăn nuôi gà tại lô đất nói trên, tôi xin mách nước như sau.
Ông không cần phải thuê xe ben đổ đất lấn suối vừa tốn kém vừa nguy hiểm, vừa bị dân chửi lại vừa bị chính quyền "gây khó". Đương nhiên không đổ đất thì cũng chẳng cần phải xây hàng gạch dài tới 45 m để “chắn đất” như ông nói. Thay vì lấn đường và lấp suối “để làm nền chuồng gà” ông hãy đóng các cọc tre hoặc gỗ trên bờ suối hiện trạng để tạo thành hệ cột, rồi trên cái nền khung sườn đó ông hãy dùng tranh tre nứa lá, muốn dựng tòa ngang dãy dọc gì đó cho lũ gà của ông thì dựng. Chỉ cần ông xử lý tốt sản phẩm phụ là cái khoản cứt gà, tôi xin cá rằng chẳng có ma nào thèm hạch hỏi ông khoản “giấy phép xây dựng”.
Khi đó, điều tuyệt vời nhất là ông, Hoàng Quảng Uyên sẽ không nổi danh là nhà ăn vạ. Ông vẫn “bảo tồn” được cái danh “nhà văn”.
Nhưng mà tôi biết, giờ đây với ông Hoàng Quảng Uyên, việc được gọi là nhà văn hay bị gọi là nhà ăn vạ cóc có nhiều ý nghĩa. Cái duy nhất hiện nay ông con Mặt giời này quan tâm là việc: Khi nào nhà nước triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường trước nhà ông thành đường cao tốc? Và khi đó, tài sản nhà, đất của ông sẽ được bồi hoàn bao nhiêu?
Tôi đồ rằng, nếu không toại nguyện về tiền bạc thì ông Hoàng Quảng Uyên sẽ nhanh chóng gia nhập đội ngũ “dân oan” của bà Cấn Thị Thêu.
Tức là sẽ trở thành một… nhà ăn vạ chuyên nghiệp. Chứ văn ông ai đọc???
Và đây là " quy mô" chuồng gà 2m2 của ông Uyên được nêu rõ trong đơn xin phép xây dựng. Liệu với kích thước này có thể nuôi gà???
P/s: Bài của anh Lý, tôi dẫn về từ đây http://locliec.blogspot.com/2016/06/nha-van-hay-nha-va.html