Nếu khát, thì bạn hãy uống dăm vài ngụm nước chứ đừng dại gì mà đi ôm cả một dòng sông.
Quốc gia có số phận, quốc dân có tập tính. Sướng - khổ cũng từ đó mà ra. Với An-nam ta, hình hài như giun dế và đồng bào thời bé mọn cùng vô vàn những lề thói xấu xa thì cái tương lai xem ra phôi pha lắm.
Chúng ta lạc hậu, đó hầu như là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi. Nhưng cái cách chúng ta thoát khỏi sự lạc hậu thì lại lạc con mẹ nó đường. Ấy mới là điều con tiều tâm tư nhất.
Và tham nhũng chưa hẳn là vấn nạn của quốc gia mà lãng phí mới là điều nhức nhối. Thứ chúng ta lãng phí nhất không phải là tiền bạc, tài nguyên hay nhân lực mà là cơ hội phát triển đất nước. Thôi thì lỡ bước thì đành sang ngang, chứ biết nàm thao?
Hả giời...???
Đông ơi kéo đến mà chi
Người nơi xa ấy khép mi có buồn.
Chẳng có mùa nào lại tệ hại như mùa đông xứ Bắc. Nó làm cho người già vật vã với xương khớp và trẻ con thời mũi dãi sụt sùi. Và càng tang thương với những phận má hồng đơn chiếc hay đào liễu cô liêu.
Thủa mới vào đời tôi bôn ba phương Nam nắng ấm. Lập thân thì ít mà tránh đông thì nhiều. Ấy vậy mà cứ đến gần tết lại thèm cái rét đến tê người. Nông nỗi ấy xem ra thần tình và mỉa mai lắm.
Thủa ấu nhi đói kém nên đông cũng gầy như cành xoan trước ngõ. Cơm áo không đủ no ấm nên lúc nào cũng có một đống nhấm to như mả tổ ở giữa nhà. Bà nội là người giữ lửa và khều than để tối còn quạt hồng đút gầm giường cho ấm mông lũ cháu. Chả có câu chuyện cổ tích nào được kể trong suốt cả mùa đông bởi răng và môi bà còn bận lao vào nhau quyết tử.
Tôi nay vào độ trung niên, tiết đông hàn lại càng thêm ái ngại. Giá mà cái tuổi nó đuổi cái đông đi thì có phải hay hớm lắm không, chứ cơn cớ chi lại xua đi xuân thì lún phún?
Nghe đâu dự báo năm nay đông giá hơn những đông qua, sẽ có tuyết rơi nơi miền biên viễn. Kể ra cứ trắng trời thế lại nên thơ chứ mãi hắt hiu một màu xám bạc thời u uẩn lắm. Đéo mẹ cái mùa đông nhiệt đới dỗi hơi bố đời.
Mẹ tiên sư bố mùa đông
Tàn nhanh để dái mọc lông hãm lờ.
Khớ khớ...!!!
Chả giấu gì các anh chị, ông bà bô tôi đều giáo viên, hiu hắt cũng đà năm bảy mùa rồi. Bà bô dạy cấp 1, ông bô cấp 2 và đều thiên tài ở chỗ làm hàng xáo nhiệt tình hơn sự nghiệp. Thời thổ tả quần chúng đói như ngan ấp và giáo viên cả tuần không có cứt để ỉa là chiện rứt bình thường. Không chạy chợ kiếm ăn thời dạ dày nó tự động triệt tiêu đi thì nguy khốn lắm.
Mỗi năm đến ngày hiến chương, học trò thăm nom đông như trảy hội. Bà bô ngoài việc hầu mấy món ăn vặt rẻ tiền thì luôn phải để mắt canh vườn ổi đương đà xanh chín. Lũ học trò vo ve như nhặng là thế, ấy nhưng cứ hở ra là biến thành bầy khỉ đu cành vin quả kháo rất tận tâm. Ông bô nội cái việc quét nhà dọn rác thời cũng rạc hết cả thanh tú lẫn lù khù.
Tôi chả mấy thích ngày này bởi xẩu xít chả có nhưng lại thừa mứa những màu mè. Vào năm lớp 9 tí nữa còn chết cho cái hiến chương bất hủ bú zù này nữa. Ấy là bọn tôi đã đóng mỗi đứa 10 nghìn để mua quà đi thăm thày cô rồi nhưng hỡi ôi đến phiên sinh hoạt lớp cô chủ nhiệm lại còn đè ra lột thêm mỗi đứa 10 nghìn. Các anh chị nhớ cho, vào thời điểm đó, 20 nghìn là ra gì lắm chứ đéo như cái mớ bô-li-me vãi tè ngày nay đâu. Tôi ấm ức mà phun ra nhời vàng ngọc, rằng hiến chương nhà giáo nhẽ phải đổi thành ngày xóa đói giảm nghèo. Eo ôi mỗi thế thôi mà cô chủ nhiệm ném phấn vào mặt và phất cho cái biên bản luận tội đanh thép như cáo trạng của phán quan. Cô bắt cả lớp ký vào và rêu rao lên tận ban giám hiệu.
Ông hiệu phó là chỗ quen biết với ông bà bô tôi trong cái bộ dạng lôi thôi như chuột hạch phán nhõn một câu " nên nhớ bố mẹ anh cũng là nhà giáo nhé ". Đèo mẹ, thế thì còn nước non cái con tiều gì nữa.
Tôi bị kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, tước mọi danh hiệu thi đua cùng với dăm chục đồng học bổng mỗi tháng. Và người ta ra giá với tôi khi thòng một cái lọng to tổ bố, rằng nếu lếu láo thêm sẽ cấm thi vượt cấp vào hè năm sau. Từ một học sinh trí tuệ - hào hoa và dâm đãng tôi bỗng chốc biến thành một thằng mắc hội chứng trì độn thứ phát thâm căn.
Ơn giời là năm đó ăn được cái giải học sinh giỏi khí to. Tôi từ tội đồ biến thành ông bành tổ. Hương khói cứ gọi là bát ngát đến tận khi lên cấp 3.
Và cứ đến ngày 20/11 là lặn một hơi lên bàn thờ nấp sau đít gà mà chiêm bái chuối...!!!
Hết hệ cơm nát tôi vào lớp một. Trường làng đuôi vắt ra mé bến, đầu gối lên cồn tinh những mồ mả tha ma. Hành trang hôm đi khai giảng chỉ là tấm bảng gỗ sơn đen có dùi một lỗ ở góc để buộc miếng giẻ lau bằng vải xô ố màu.. Nắng hanh hao, gió nôn nao như mời chào những mầm non thối tai chai đít.
Tôi bé tí nên được xếp ngồi bàn đầu. Cô giáo là người làng nhưng lấy chồng mạn xóm núi. Cô tên Huê, lụ khụ như cóc cụ, giương cặp pha bát ngát lông lá tèm nhèm nhìn lũ học trò đầy tinh quái rồi bắt úp tay lên bàn để kiểm tra vệ sinh. Cô lăm lăm cây thước đại, gầm gừ hệt một viên cai ngục thực dân. Tiếng xuýt xoa, tiếng kêu rên thất thanh mỗi khi cây thước đại vung lên. Tôi nhẽ sạch sẽ bẩm sinh nên cô tha cho nhưng lại gửi một lời nhắn nhủ đầy ai oán, " mẹ kiếp, cứ liệu cái thần hồn ".
Chúng tôi bị đánh đều như gà gáy sáng. Từ lỗi nhỏ như lỗ tiết niệu con vi trùng cho đến to vật vã như mồm ông chủ nhiệm hợp tác xã. Thời thổ tả, việc đánh đập học trò hầu như là thống khoái của các thày cô. Địt mẹ bọn 7x vào xác nhận tôi phát.
Tôi sợ đến trường và nằng nặc bắt mẹ xin chuyển lớp. Cô giáo mới là người làng bên, trẻ nhưng khăm ngầm. Cô có cái lối véo tai cực kỳ bá đạo, là bập ngón trỏ và ngón cái vào dái tai rồi xoắn cho học trò nhấc mông lên mới thôi. Hỡi ôi...!!!
Tôi bỏ học mà đi tha thẩn những trò khăng đáo bi diều. Mãi tới khi người ta báo về nhà thì bố mẹ tôi mới biết. Sau trận đòn no nê là ê chề những tháng ngày khốn nạn với sự nghiệp vỡ lòng. Ấy rồi nhờ hồng phúc tổ tiên kết hợp với sự ưu việt của mái trường XHCN mà tôi cũng được xóa mù thành công.
Đến nay, ngoài việc đọc thông viết thạo thì cũng chế cháo được chữ nghĩa kiếm lạng thịt rọi cho con và gói băng vệ sinh cho vợ. Thật hãm lờ.
Tất cả là nhờ ở cô giáo Thảo...!!!